Chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống và giải thích lí do.
Quan sát tình huống 1 ở phần Khởi động và lựa chọn cách xử lí phù hợp.
Em chọn cách 2. Vì người lớn sẽ đến và dập lửa kịp thời. Nếu bạn Na chỉ sợ hãi nhìn lửa cháy sẽ có nguy cơ đám cháy lớn hơn, gây cháy nhà và nguy hiểm đến tính mạng.
Chia sẻ tình huống thực tế và cách em đã quản lí cảm xúc để ứng xử phù hợp trong tình huống đó.
Tham khảo
Cô giáo giao cho lớp xử lí một tình huống và làm việc theo nhóm. Chúng em có quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề. Mỗi lần thảo luận, chúng em đều có một góc nhìn và ý kiến riêng, và chúng em thường có những cuộc tranh luận nảy lửa. Ban đầu, em rất căng thẳng vì em thấy mình đang bị bạn chèn ép và cố tình không đồng ý với em. Tuy nhiên, sau đó em nhận ra rằng em cũng đang bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc. Em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với bạn mình.
Để quản lý cảm xúc của mình, em đã thực hiện một số hành động như sau:
- Em đảm bảo rằng em nghe kỹ ý kiến của bạn và không gián đoạn hoặc phá đám khi họ đang nói.
- Em đã biểu hiện sự tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của bạn bằng cách gật đầu và đưa ra lời khuyên khi cần thiết.
- Em đã tìm kiếm điểm chung giữa quan điểm của em và của bạn để chúng em có thể tiếp cận vấn đề một cách chung nhất.
- Cuối cùng, em đã đề xuất một giải pháp mới dựa trên quan điểm của cả hai bên.
Thực hành các cách phù hợp để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Tham khảo:
Có một số cách để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày, bao gồm: Tránh phản ứng ngay lập tức Sử dụng lời nói và ngôn ngữ cơ thể tích cực, như cười và thở dài, có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một môi trường tích cực.
Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây và giải thích lí do.
Tình huống: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
a) Im lặng. | |
b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu. | |
c) Giận dỗi cô giáo. | |
d) Phản ứng gay gắt đối với cô và không muốn đến lớp. |
Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
- Việc im lặng, giận dỗi, phản ứng gay gắt chỉ khiến cố phản cảm và nghĩ rằng em bị phê bình là chính xác. Nên gặp cô giáo riêng để giải thích rõ ràng để cô giáo nhìn nhận lại vấn đề và không hiểu lầm em.
Quan sát bức tranh, xây dựng tình huống và thảo luận cách xử lí tình huống phù hợp.
- Xây dựng tình huống: Lớp đang tổ chức tiết mục “chào mừng năm học mới” Trang có đưa ra quan điểm, ý kiến bạn bạn Nam không phù hợp ngay trước mặt cả lớp. Nam đã gọi riêng Trang ra nói chuyện và cho rằng Trang không tôn trọng mình khi làm như vậy với Nam trước mặt cả lớp, khiến bạn thấy xấu hổ.
Ta có thể xử lí tình huống bằng cách trả lời:
+ Tớ xin lỗi nếu tớ có làm bạn ngại, nhưng vì tớ rất tôn trọng cậu nên tớ phải góp ý thẳng thắn những điều cậu đưa ra không phù hợp. Cậu hãy thử mở lòng lắng nghe và suy nghĩ những điều tớ nói.
+ Giải thích lại một lần nữa cho Nam hiểu là mình không có ý đó.
Xử lí tình huống.
- Tình huống 1: Nhóm em sẽ diễn kịch vào tuần sau và cần thảo luận để phân công nhiệm vụ trong nhóm. Nhóm trưởng chọn hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để phân vai.
Em sẽ ứng xử như thế nào khi:
+ Em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình.
+ Em nhận được vai lại là điểm yếu của mình.
- Tình huống 2: Em sắp tham gia cuộc thi vẽ tranh của trường. Tuy nhiên, em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt.
Em sẽ làm gì khi chỉ còn ba ngày nữa là cuộc thi chính thức diễn ra?
Tình huống 1:
Nếu em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình, em nên cố gắng làm tốt vai diễn của mình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm. Em cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình để giúp nhóm hoàn thành tốt kịch bản.Nếu em nhận được vai là điểm yếu của mình, em không nên nản lòng và buồn chán. Thay vào đó, em nên cố gắng học hỏi và rèn luyện để cải thiện khả năng của mình. Em cũng có thể hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm.
Tình huống 2:
Nếu em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt, em có thể tham khảo các tài liệu về màu sắc và học hỏi từ các tác phẩm nghệ thuật khác. Em cũng có thể hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ từ giáo viên hoặc các bạn bè có kinh nghiệm trong việc vẽ tranh. Ngoài ra, em cần tập trung và luyện tập nhiều hơn để cải thiện khả năng của mình. Em không nên lo lắng quá nhiều và cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tự tin để có thể hoàn thành tốt bức tranh của mình trong cuộc thi.
Cho tình huống sau:
Tuấn và Hải ở cạnh nhà. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình Tuấn đã chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải.
Theo em, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó?
Hải có thể tự phòng thân,đi mách cho người lớn biết sự việc,đi báo cáo cho ban giám hiệu nhà trường,...
Cách đi báo cho ban giám hiệu nhà trường là cách phù hợp nhất.
Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây và giải thích lí do.
Tình huống :Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
a) Cãi lại và bỏ không làm. | |
b) Im lặng nhưng bỏ không làm. | |
c) Im lặng và làm qua loa cho xong việc. | |
d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn. |
Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.
- Việc trình bày giải thích rõ với lớp giúp mọi người hiểu được rằng công việc này không phù hợp với em và lúc đó yêu cầu đổi việc khác sẽ được mọi người thấu hiểu và chấp nhận.
Thực hành quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống sau
TH1: Em sẽ chia sẻ niềm vui này đến với bạn của em với một thái độ vừa đủ, không quá khích. Từ đó thì sẽ truyền được một năng lượng tích cực cho bạn để giúp bạn vượt qua được nỗi buồn này.
TH2: Em sẽ tìm cách đính chính lại những thông tin như vậy bởi vì nó rất ảnh hưởng xấu đến em
TH3: Em sẽ tìm cách nói cho giáo viên hiểu rằng, em đang bị oan ức