Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: acetic acid, acrylic acid, acetaldehyde.
Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: ethanol, acetaldehyde, acetic acid và acrylic acid.
Tham khảo:
- Trích mẫu thử.
Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu giấy quỳ tím.
+ Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là acetic acid và acrylic acid (nhóm I);
+ Giấy quỳ tím không đổi màu → mẫu thử là ethanol và acetaldehyde (nhóm II). Phân biệt nhóm I: Dùng dung dịch bromine
+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acrylic acid.
CH2 = CH – COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH.
+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là acetic acid.
Phân biệt nhóm II: Dùng dung dịch bromine
+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → mẫu thử là acetaldehyde CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.
+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là ethanol.
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau: ethanol, glycerol, acetaldehyde và acetic acid.
Tham khảo
- Đánh số thứ tự cho từng dung dịch. Trích dung dịch làm mẫu thử đánh số thứ tự tương ứng.
- Nhúng mẩu quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử chứa acetic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
+ Ba mẫu thử chứa ethanol, glycerol, acetaldehyde không làm quỳ tím đổi màu.
- Tiếp tục trích mẫu thử của ba dung dịch không làm quỳ tím đổi màu.
- Cho vào mỗi mẫu thử vài giọt dung dịch copper(II) sulfate và 1 mL dung dịch sodium hydroxide, tạo kết tủa xanh lam Cu(OH)2.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
- Lắc nhẹ các mẫu thử:
+ Mẫu thử chứa glycerol làm tan kết tủa xanh lam thành dung dịch màu xanh lam.
+ Hai mẫu thử chứa ethanol và acetaldehyde không làm tan kết tủa.
- Tiếp tục đun nóng nhẹ hai mẫu thử chứa ethanol và acetaldehyde và Cu(OH)2:
+ Mẫu thử chứa acetaldehyde xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O + 3H2O
+ Mẫu thử không có hiện tượng là ethanol.
Giúp mik nhé
Bằng phương pháp hoá học, em hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch sau và viết PTHH minh hoạ
a) ethanol, giấm ăn, dầu ăn
b) ethanol, acetic acid, dầu dừa
C) ethanol, methane, carbonic
a, - Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: giấm ăn.
+ Quỳ không đổi màu: ethanol, dầu ăn. (1)
- Hòa tan mẫu thử nhóm (1) vào nước, lắc đều.
+ Tạo dung dịch đồng nhất: ethanol.
+ Dung dịch phân lớp: dầu ăn.
- Dán nhãn.
b, - Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: acetic acid.
+ Quỳ không đổi màu: athanol, dầu dừa. (1)
- Hòa tan mẫu thử nhóm (1) vào nước, lắc đều.
+ Tan tạo dd đồng nhất: ethanol.
+ Dd thu được phân lớp: dầu dừa.
- Dán nhãn/
c, - Trích mẫu thử.
- Dẫn từng mẫu thử qua Ca(OH)2.
+ Có tủa trắng: CO2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: ethanol, CH4. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với Na.
+ Có hiện tượng sủi bọt khí: ethanol.
PT: \(C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\dfrac{1}{2}H_2\)
+ Không hiện tượng: CH4.
- Dán nhãn.
Cho 50g dung dịch acetic acid CH3COOH tác dụng vùa đủ với 2,76 g Potassium carbonate K2CO3.
a. Tính nồng độ phần trăm dung dịch acetic acid đã dùng.
b. Nếu muốn thu được lượng acetic acid đã dùng ở trên thì càn len măn bao nhiều ml dung dịch ethanol 8 độ.
a, \(n_{K_2CO_3}=\dfrac{2,76}{138}=0,02\left(mol\right)\)
PT: \(2CH_3COOH+K_2CO_3\rightarrow2CH_3COOK+CO_2+H_2O\)
Theo PT: \(n_{CH_3COOH}=2n_{K_2CO_3}=0,04\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C\%_{CH_3COOH}=\dfrac{0,04.60}{50}.100\%=4,8\%\)
b, \(C_2H_5OH+O_2\underrightarrow{mengiam}CH_3COOH+H_2O\)
Theo PT: \(n_{C_2H_5OH}=n_{CH_3COOH}=0,04\left(mol\right)\Rightarrow m_{C_2H_5OH}=0,04.46=1,84\left(g\right)\)
\(\Rightarrow V_{C_2H_5OH}=\dfrac{1,84}{0,8}=2,3\left(ml\right)\)
\(\Rightarrow V_{C_2H_5OH\left(8^o\right)}=\dfrac{2,3}{8}.100=28,75\left(ml\right)\)
Có 2 lọ đựng chất lỏng rượu etylic (c2h5oh) và acetic acid (ch3cooh). trình bày phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt 2 chất lỏng đựng trong 2 bình trên.
Ta nhúm quỳ tím
-Quỳ chuyển đỏ là CH3COOH
-Quỳ ko chuyển màu là C2H5OH
Ta nhỏ NaOH có pha phenolpalein
-Mất màu khi nhỏ :CH3COOH
-ko hiện tượng C2H5OH
CH3COOH+NaOH->CH3COONa+H2O
Sử dụng Hình 8.3 để trình bày về các ứng dụng của acetic acid.
- Các ứng dụng của acetic acid:
+ Sản xuất sợi poly (vinyl acetate)
+ Sản xuất sơn
+ Chế biến thực phẩm
+ Sản xuất dược phẩm
Chuẩn bị: Dung dịch acetic acid 5%, giấy quỳ tím, đũa thủy tinh.
Tiến hành: Nhúng đầu đũa thuỷ tinh vào dung dịch acetic acid 5%, sau đó chấm vào giấy quỳ tím. Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ tím.
Yêu cầu: Quan sát và nhận xét sự thay đổi màu của giấy quỳ tím.
giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ vì đây là acid
Cho biết sự thay đổi số oxi hoá của C và Br trong phương trình hoá học ở Ví dụ 4. Từ đó xác định chất oxi hoá và chất khử.
Ví dụ 4.
\(CH_3CH=O+Br_2+H_2O→CH_3COOH+2HBr\)
acetaldehyde acetic acid
\({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\mathop {\rm{C}}\limits^{ + 1} {\rm{H = O + }}{\mathop {{\rm{Br}}}\limits^0 _{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}\mathop {\rm{C}}\limits^{ + 3} {\rm{OOH + 2H}}\mathop {{\rm{Br}}}\limits^{ - 1} \)
Trong phản ứng trên, số oxi hoá của C (trong nhóm chức –CHO) tăng từ +1 lên +3, CH3CHO là chất oxi hóa. Số oxi hóa của Br giảm từ 0 xuống -1 , Br2 là chất oxi hóa.
Trình bày 4 ứng dụng của axit H2SO4 axit HCL và acetic acid
Axit clohidric được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:
– Điều chế muối clorua
– Làm sạch, tẩy gỉ bề mặt kim loại trước khi sơn, mạ hay hàn…
– Dùng trong chế biến dược phẩm, thực phẩm…
– Dùng để sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ quan trọng.
Axit sunfuric có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất và trong công nghiệp:
– Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa tổng hợp.
– Dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, chất dẻo, tơ sợi
– Dùng trong chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim
– Sản xuất thuốc nổ, muối, axit
Ứng dụng của axit axetic: Axit axetic được dùng để điều chế phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng, dược phẩm, tơ nhân tạo, chất dẻo,…