Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DN
3 tháng 7 2023 lúc 8:04

                     Trương Ngọc Linh                 

https://toploigiai.vn/viet-van-phan-tich-nhan-vat-vo-tong-trong-doan-trich-nguoi-dan-ong-co-doc-giua-rung-trich-tieu-thuyet-dat-rung-phuong-nam-cua-nha-van-doan-gioi

Cop thì ghi nguồn vào ạ?

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
TL
3 tháng 7 2023 lúc 10:45
 

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ, đậm tình Cửu Long.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. 

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
LD
Xem chi tiết
DL
14 tháng 1 2023 lúc 20:09

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Làng"

+ giới thiệu tác giả.

+ hoàn cảnh sáng tác.

Thân đoạn:

- Nội dung của văn bản: tình yêu làng của ông Hai.

- Tình huống truyện:

+ khi ông Hai nghe tin làng theo giặc.

+ khi ông Hai nghe tin làng không theo giặc.

=> bộc lộ sâu sắc/ làm rõ tình yêu làng của ông Hai.

- Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.

+ Trước khi nghe tin làng theo giặc:

-> nhớ làng: "nhớ những ngày cùng làm việc với anh em".

-> vui vẻ khi bọn Tây bị khổ dưới cái nắng gắt: "Nắng này thì bỏ mẹ chúng nó".

-> dõi theo tin tức làng kháng chiến: "thích đến phòng thông tin nghe lén, ghét những người đọc báo mà không đọc ra cho người khác nghe".

=> Ông rất yêu làng, yêu nước.

+ Khi nghe tin làng theo giặc:

-> sững sờ, đau khổ "cổ họng ông ngẹn lại,.."

-> ông lãng tránh: "ông đứng dậy đi về".

=> Cảm xúc tuyệt vọng, đau khổ.

+ Khi về nhà:

-> xấu hổ khi bản thân và gia đình là người của làng Việt gian.

-> cáu ghắt với chính vợ mình, lầm lì, ít nói.

-> ông lo lắng suy nghĩ nhiều đến mức trằn trọc không ngủ được.

=> Ông đặt hết tình yêu vào làng.

+ Khi ông nghe tin làng không theo giặc: Giặc đốt nhà, đốt làng của ông Hai.

-> Vật chất bị mất đi nhưng "ngọn lửa đó" đã gỡ rối tơ lòng ông Hai.

=> Ông hạnh phúc vô cùng.

Kết đoạn:

- Tổng kết.

Bình luận (0)
HC
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
H24
2 tháng 5 2022 lúc 14:58

tham khảoMỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông lão đánh cá là người hiền lành, nhân hậu. Ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Điều đó cho chúng ta thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Điều đáng nói ở đây là lòng tham của mụ vợ, mụ đã hết lần này tới lần kia mong ước. Ông lão đánh cá cũng chỉ vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng lòng tham của mụ vợ là không đáy. Điều đó đẩy ông lão vào hoàn cảnh đáng thương vô cùng. Hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Cuối cùng ông lão đánh cá được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng tâm hồn yên bình, thanh thản.

Bình luận (0)
GD
2 tháng 5 2022 lúc 14:58

Nhân vật ông lão đánh cá trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Ông là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất. Khi nghe lời van xin của cá vàng, ông đồng ý tha cho nó mà không cần đền đáp. Nhưng mụ vợ của lão không vậy, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp. Mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Nhưng vợ của ông lại là người có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Sự nhu nhược của ông đã góp phần khiến cho lòng tham của mụ vợ càng lớn hơn, để rồi cuối cùng, mọi thứ của cải đều tan biến. Qua nhân vật ông lão đánh cá, chúng ta đã học được nhiều bài học quý giá.

Bình luận (0)