Những câu hỏi liên quan
TV
Xem chi tiết
H24
19 tháng 11 2021 lúc 9:01

A

Bình luận (0)
H24
19 tháng 11 2021 lúc 9:17

C

Bình luận (0)
MT
19 tháng 11 2021 lúc 18:01

A.Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập, sau khi giành độc lập bắt tay xây dựng phát triển đạt được nhiều thành tựu và đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
LS
29 tháng 2 2016 lúc 13:17

-Nhón 5 nước sáng lập ASEAN : Bao gồm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philíppin và Inđônêxia

+ Sau khi giành độc lập đều tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội):

            Mục tiêu : là nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.

            Nội dung : chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất..

           Thành tựu: đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế- xã hội, sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo…

Hạn chế : thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham những, quan liêu phát triển...

+ Từ những thập kỉ 60 – 70, chính phủ các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (hướng ngoại):

Mục tiêu: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá…

Nội dung: tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,phát triển quan hệ thương mại..

Kết quả : các nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng của 5 nước này khá cao,tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

             Năm 1997 – 1998, các nước ASEAN trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.

            Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 11:54

Tham khảo:

- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.

- Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

=> Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
2 tháng 8 2023 lúc 11:50

*Nhóm năm nước sáng lập ASEAN: Quá trình tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan) trải qua ba giai đoạn chính với những nội dung cụ thể, như sau:

- Giai đoạn 1: từ sau khi giành độc lập đến năm 1967

+ Tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm: đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

+ Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu, chi phí cao; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

- Giai đoạn 2: từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980

+ Chuyển sang chiến lược Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại.

+ Kết quả: kinh tế, xã hội biến đổi to lớn, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh.

- Giai đoạn 3: từ những năm 1990 đến nay

+ Chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng tác khu vực; tập khai nền kinh tế 4.0.

+ Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này khá cao. Xingapo trở thành một trong bốn "con rồng” kinh tế của châu Á.
+ Bước sang thế kỉ XXI, các nước này đang tích cực triển khai trong khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED).

*Nhóm các nước Đông Dương

- Campuchia:

+ Từ năm 1975 đến năm 1991, tình hình chính trị bất ổn, kinh tế khủng hoảng do chế độ Pôn Pốt gây ra.

+ Từ năm 1991 đến nay, Campuchia hồi sinh, kinh tế tăng trưởng; thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

- Lào:

+ Từ năm 1975 - 1986, xây dựng nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá và đạt được một số thành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Từ cuối năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện.

- Việt Nam:

+ Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

+ Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng.

*Các nước khác ở Đông Nam Á

- Bru-nây:

+ Là một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới nhờ có trữ lượng đáng kể về dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Brunây thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

- Mianma:

+ Sau khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội, kinh tế tăng trưởng chậm chạp.

+ Từ cuối năm 1988, chính phủ Mianma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn.

- Đông Ti-mo:

+ Tuyên bố độc lập vào ngày 28/11/1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi nước này. Tuy nhiên, nhân dân Đông Ti-mo đã phải trải qua một thời gian dài đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của các lực lượng Inđônêxia.

+ Ngày 20/5/2002, Đông Ti-mo đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.

Bình luận (0)
UL
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết
NG
12 tháng 11 2021 lúc 15:02

B. xây dựng và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Bình luận (0)
MH
12 tháng 11 2021 lúc 15:03

B

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 12:49

Tham khảo:

Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. - Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. - Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)

Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản - Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...). - Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
28 tháng 11 2018 lúc 18:02

Đáp án B

Bình luận (0)