Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
H24
7 tháng 11 2023 lúc 0:54

a) Hợp tác về kinh tế

- Mục đích:

+ Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư - xã hội để phát triển kinh tế;

+ Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.

- Một số hoạt động hợp tác:

+ Trong quá trình hợp tác nội khối, ASEAN đã thành lập một số tổ chức, như: Khu vực thương mại tự do (AFTA, ra đời năm 1992); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, được kí năm 2009); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC, ra đời năm 2015) và các khu kinh tế đặc biệt,…

+ Bên cạnh đó, các quốc gia trong ASRAN đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều nước và khu vực trên thế giới, thông qua: triển khai Liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, EU,….; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN - Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, Quỹ tài chính Xanh xúc tác ASEAN,...

b) Hợp tác về văn hóa, y tế

- Hợp tác về văn hóa thông qua xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN:

+ Mục tiêu: xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo về thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân; Thu hẹp khoảng cách phát triển và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. Hướng đến xây dựng một cộng đồng văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”.

+ Các hoạt động hợp tác tiêu biểu: Liên hoan nghệ thuật ASEAN; Dự án dịch các tác phẩm văn học ASEAN; Số hoá di sản ASEAN; Dự án sách ảnh ASEAN,...

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

+ Thể hiện qua các hoạt động trao: đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, trao đổi thông tin, cải cách thể chế, phát triển các quan hệ đối tác được Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (ASED) giám sát.

+ Hình thành Tổ chức Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).

+ Tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (SEAMEO),...

+ ASEAN còn đẩy mạnh hợp tác giáo dục đào tạo với các quốc gia ngoài ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Đông Á.

Hợp tác trong lĩnh vực y tế, thể thao:

+ Các quốc gia đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (năm 2020), Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19,...

+ Tổ chức các hoạt động thể thao của khu vực như: SEA Games, ASEAN Para Games,...

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
8 tháng 8 2023 lúc 19:33

Tham khảo:

- Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế: Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,... Một số biểu hiện cụ thể là:

+ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

+ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

+ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

- Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa: ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động.... Một số biểu hiện cụ thể là:

+ Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)

+ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)

+ Chương trình Tàu Thanh Niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSESYP)

+ Các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW)…

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:11

Tham khảo!

Diễn đàn được thành lập vào 11/ 1989. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1988. Ban thư kí thường trực APEC có trụ sở tại Xin-ga-po. 

APEC thành lập nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:18

Tham khảo!

- Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn: EU, ASEAN, APEC, NAFTA,…

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan…

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
NT
28 tháng 7 2023 lúc 16:20

Từ 1995 khi gia nhập Asean, Việt Nam đã tham gia hợp tác tất cả các lĩnh vực của ASEAN như: kinh tế , văn hóa,...

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN là: mở rộng khối thúc đẩy sự kết nạp các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối và quan hệ quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa,...

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:19

Tham khảo!

Các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh:

+ Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

+ Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.

+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hang, bảo hiểm,..

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:

+ Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

+ Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:19

Tham khảo!

♦ Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tạo nhiều cơ hội học tập và giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.

- Hệ quả tiêu cực:

+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

+ Đặt các quốc gia đứng trước những thách thức như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống,…

+ Gia tăng nguy cơ bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ và nguy cơ tụt hậu đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển không bền vững.

♦ Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới: Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước phải vượt qua.

- Cơ hội: làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, thị trường….

- Thách thức:

+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế với các nước như: xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp; hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập; nâng cao trình độ phát triển kinh tế….

+ Các vấn đề về xã hội và môi trường như: chênh lệch giàu nghèo, y tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:17

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 13:05

Tham khảo!

- Cộng hòa Nam Phi có sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Nam Phi được mệnh danh là “quốc gia cầu vồng. Sự đa dạng này là kết quả của sự hoà quyện giữa văn hóa châu Phi, châu Âu và châu Á.

- Ngoài ra, quốc gia này cũng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như khu di chỉ khảo cổ học Xtơ-phôn-tên, đảo Rô-bơn,... tạo điều kiện thu hút khách du lịch.

- Chất lượng cuộc sống ở Cộng hòa Nam Phi ngày càng cao, quốc gia này hay thuộc nhóm các nước có HDI ở mức cao trên thế giới (đạt 0,713 năm 2021).

- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như: vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói,...

Bình luận (0)