Đọc thông tin trên và quan sát Hình 37.3, kể tên các bộ phận của mắt.
Đọc đoạn thông tin trên kết hợp với quan sát Hình 35.1, kể tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận.
Tham khảo!
- Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Trong đó, quan trọng nhất là thận.
- Các bộ phận chủ yếu của thận: bể thận, phần tủy và phần vỏ. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng nằm ở miền vỏ và miền tủy, mỗi đơn vị chức năng của thận lại được cấu tạo từ các ống thận và cầu thận
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Xác định vị trí của vùng Nam Bộ trên lược đồ.
- Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Nam Bộ.
Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam của tổ quốc, tiếp giáp với Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
Vùng Nam Bộ tiếp giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Kể tên và chỉ một số sông lớn ở vùng Nam Bộ trên lược đồ.
- Nêu đặc điểm của sông ngòi ở vùng Nam Bộ.
Tham khảo!
- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy kể tên và xác định trên lược đồ một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Nhà máy thủy điện Lai Châu.
+ Nhà máy thủy điện Sơn La.
+ Nhà máy thủy điện Thác Bà.
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
+ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy kể tên và xác định trên lược đồ một số sông lớn ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo:
a) Địa hình
- Bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25m đồng bằng có dạng hình tam giác và tiếp tục mở rộng về phía biển, Đồng bằng có dạng hình tam giác .
b) Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm trên 23 độC. Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1800mm
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các mùa xuân, hạ, thu, đông.
c) Sông ngòi
- Một số sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình,..
d) Đất và sinh vật
- Đất chính chủ yếu là đất phù xa màu mỡ, pử ven biển đất phèn, đất mặn ít màu mỡ hơn.
- Sinh vật tự nhiên của vùng rất phong phú, chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy kể tên và chỉ trên lược đồ một số cây trồng, vật nuôi chính ở vùng Nam Bộ.
Một số cây trồng chính:
Cao su
Cây ăn quả
Cà phê
Hồ tiêu
Mía
Lúa
Dừa
Một số vật nuôi chính:
Lợn
Gia cầm
Thủy sản
Bò
Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy xác định các bộ phận của châu Đại Dương.
Châu Đại Dương:gồm hệ thống,các quần đảo trải rộng trên Thái Bình Dương và lục địa Ô-xtrây-li-a.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
- Xác định vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
- Kể tên những vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo:
-Vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ: nằm phía Đông Bắc, nằm ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình.
- Những vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ: phía Bắc giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp với Duyên hải miền Trung
Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và kết hợp với Bản đồ hành chính Việt Nam, hãy:
- Cho biết lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của nước ta bao gồm những bộ phận nào.
- Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta.
Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
-Vùng đất: có diện tích 331 212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo; Biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia; Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang).
-Vùng biển: thuộc Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
-Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.
Một số đảo và quần đảo của nước ta: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cá Bà, Cái Bầu, Cô Tô,...
Tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Lãnh thổ Việt Nam thống nhất và toàn vẹn, bao gồm ba bộ phận: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất: bao gồm toàn bộ phần đất liền, đảo và quần đảo có tổng diện tích là khoảng 331344 km2 (theo Niên giám Thống kê năm 2021).
+ Đường biên giới trên đất liền có tổng chiều dài là 5000 km, tiếp giáp với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+ Đường bờ biển nước ta kéo dài 3260 km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
- Vùng biển:
+ Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông, có tổng diện tích là 1 triệu km2
+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo, quần đảo; trong đó có hai quần đảo lớn, xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời rộng lớn bao trùm lên trên lãnh thổ, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.
♦ Yêu cầu số 2: Kể tên một số đảo và quần đảo:
- Quần đảo: Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng); quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa); quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),…
- Đảo: đảo Phú Quý; đảo Cát Bà; đảo Lí Sơn; đảo Cồn Cỏ; đảo Bạch Long Vĩ,…