Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
AT
7 tháng 11 2023 lúc 15:31

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DN
15 tháng 9 2016 lúc 21:17

Những thông tin như:

+ Các tháng có nhiệt độ hơn 18oC.

+ Mùa khô là mừa đặc trưng.

+ Mưa nhiều vào mùa mưa, ít vào mùa khô, lượng mưa trung bình năm giao động từ 1000mm đến 1500mm.

Hình ảnh:

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về khí hậu ở việt nam

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về rừng ở việt nam

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 8 2023 lúc 22:28

 Tham khảo: Thông tin về khoáng sản than đá ở Việt Nam

- Trữ lượng: Tổng trữ lượng, tài nguyên toàn ngành than tính đến thời điểm 31/12/2020 là 47.623 triệu tấn than (bảng 1), trong đó:

+ Bể than Đông Bắc: 5.168 triệu tấn;

+ Bể than sông Hồng: 41.910 triệu tấn;

+ Các mỏ than Nội địa: 202 triệu tấn;

+ Các mỏ than địa phương: 15 triệu tấn;

+ Các mỏ than bùn: 328 triệu tấn;

Do các bể than phân bố tại khu vực thềm lục địa Việt Nam chưa được điều tra, đánh giá nên tài nguyên than của các bể than trên chưa được dự báo.
loading...
 

- Đặc điểm phân bố: Than Việt Nam phân bố ở cả ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam; có ở trong đất liền và vùng thềm lục địa Việt Nam:

+ Than phần đất liền Việt Nam: phân bố trên 06 bể than chính là: Đông Bắc, An Châu, Lạng Sơn, sông Hồng, Nông Sơn, sông Cửu Long. Ngoài các bể than chính trên, còn có một số khu vực chứa than nhỏ, nằm phân tán như: sông Đà (Mường Lựm, Suối Bàng, Đồi Hoa...), Nghệ Tĩnh (Đồng Đỏ, Hương Khê), sông Chảy (Hồng Quang)..., trong đó trữ lượng, tài nguyên than tập trung tại bể Đông Bắc và bể Sông Hồng.

+ Than phần thềm lục địa Việt Nam phân bố tại 08 bể: ngoài khơi sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu, trong đó có 04 bể than có triển vọng là sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu. Các bể than mới được nghiên cứu dựa trên các tài liệu địa chấn trong công tác tìm kiếm dầu khí.

(Nguồn: Bộ Công thương, Báo cáo thuyết minh: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
PN
16 tháng 9 2016 lúc 21:51

 Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến có hoạt động của các hoàn lưu gió mùa, bao gồm các loại gió chính là: Gió mùa mùa đông ( gió mùa đông bắc từ cao áp xibia thổi về có 2 loại Kí hiệu là NPC là NPC lục địa thổi qua vùng lục địa, có đặc tính khô, lạnh hoạt động vào nửa đầu mùa đông và NPC biển, loại gió này thổi biển do sự dịch chuyển của cao áp Xibia sang phía đông mang đặc tính lạnh ẩm, sau đó mới đi vào đất liền, gây nên hiện tượng mưa phùn vào nửa cuối mùa đông. Đây không phải là nguyên nhân chính yếu làm nên khí hậu Việt Nam như một số bạn trả lời, vì nó chỉ ảnh hưởng ở Miền Bắc Việt Nam đến đèo Hải Vân thôi ), Gió mùa mùa hạ gồm gió mùa tây nam, bắt nguồn từ cao áp Ấn Độ Dương qua vịnh BenGan, đến Việt Nam gặp dãy núi trường Sơn gây ra hiện tượng gió Lào đặc trưng (Ấn Độ), Gió mùa đông nam bắt nguồn từ cao áp Thái Bình Dương ở vùng xích đạo nó mang tinh chất ẩm nên gây mưa lớn. Ngoài ra còn có một hoàn lưu hoạt động quanh năm là gió Tín phong (còn gọi là gió mậu dịch), sự hoạt động mạnh yếu của nó tuỳ vào vào thời điểm các hoàn lưu gió mùa trên có thịnh hành hay không. 
- Nguyên nhân thứ 2 là Do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (15), lại có chiều ngang lãnh thổ hẹp và giáp với vùng biển rộng lớn, nên khí hậu được điều hoà của biển. 
- Nguyên nhân nữa là do địa hình, lảnh thổ với 3/4 là đồi núi nó tạo nên một sự phân hoá khí hậu theo quy luật địa đới (Theo vĩ độ) và quy luật Phi địa đới (theo đai cao). Nhiều dãy núi tạo nên những ranh giới khí hậu điển hình như Đèo Ngang, Dãy Bạch mã (đèo Hải Vân), dãy Trường Sơn (tạo nên gió Lào) 
đó là nguyên nhân giải thích cho vì sao nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Bình luận (1)
LM
Xem chi tiết
LH
13 tháng 9 2016 lúc 19:56

Những thông tin như:

+ Các tháng có nhiệt độ hơn 18 độ C

+ Mùa khô là mua đặc trưng

+ Mưa nhiều vào mùa mưa, ít vào mùa khô, lương mưa trung bình năm giao động từ 1000 - 1500mm)

Bình luận (2)
ML
Xem chi tiết
GD

Ví dụ:

Ô-xtrây-li-a có nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. Nền văn hóa bản địa được bảo tồn bản sắc với các lễ hội lớn được diễn ra hàng năm như: lễ hội truyền thống Ô Va-lây, lễ hội thổ dân Lô-ra,…

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:

Đối với môi trường tự nhiên

- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.

Đối với đời sống của người dân

- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
15 tháng 3 2019 lúc 4:03

   - Tiềm năng dầu khí của vùng.

   - Sự phát triển của công nghiệp dầu khí.

   - Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

* Thông tin về các khu vực phát triển dầu khí chủ yếu ở Việt Nam

   - Bồn trũng Cửu Long: Hiện có 4 mỏ dầu khí đang hoạt động, đó là Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ và Rồng, Sư tử Đen - Sư tử Vàng cùng với hàng loạt các phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương, Bạch Ngọc, Lục Ngọc, Phương Đông, Ba Vì, Bà Đen,... hình thành khu vực sản xuất dầu và khí đồng hành chủ yếu của PETROVIETNAM hiện nay.

   - Thềm lục địa Tây Nam: Ngoài mỏ Bunga - Kekwa, Cái Nước đang hoạt động, các mỏ khác như Bunga - Orkid, Raya - Seroja nằm trong khu vực phát triển chung với Ma-lai-xi-a, các phát hiện dầu khí gần đây như Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước, U Minh, Khánh Mĩ (Lô 46/51), Kim Long (Lô B)... đang bước vào giai đoạn phát triển.

   - Bồn trũng Nạm Côn Sơn: Ngoài mỏ Đại Hùng, mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (Lô 06-1) đang khai thác, các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh (Lô 05.2, 3), Rồng Đôi (Lô 11.2), Cá Chò (Lô 11.1) đang trong giai đoạn chuẩn bị khai thác.

   - Bồn trũng sông Hồng: Ngoài mỏ khí Tiền Hải đang hoạt động, các mỏ khác như mỏ khí sông Trà Lí, các phát hiện đầu khí ở B-10 ở đồng bằng sông Hồng, Hồng Long, 70km ngoài khơi bờ biển Tiền Hải đang được thẩm lượng. PIDC đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi về việc tìm kiếm thăm dò tự lực nhóm cấu tạo Hải Long bao gồm 4 cấu tạo là Hồng Long, Bạch Long, Hoàng Long và Hắc Long để xác định trữ lượng, khai thác và vận chuyển vào bờ phục vụ phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng.

* Thông tin vê sử dụng dầu khí:

   - Chế biến dầu khí: làm khí hoá lỏng, phân bón.

   - Công nghiêp sản xuất điện từ khí hỗn hơp.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 19:28

- Tham khảo:

loading...

Bình luận (0)
AT
5 tháng 8 2023 lúc 19:29

* Sự phát triển của hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga được thể hiện như sau:

- Điều kiện phát triển:

Liên bang Nga có diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp và khí hậu khắc nghiệt, do đó hệ thống đường sắt được coi là phương tiện giao thông chủ lực để kết nối các khu vực, đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội.

- Hiện trạng phát triển:

Hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga là một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới, với tổng chiều dài hơn 85.000 km. Nó được điều hành bởi công ty đường sắt nhà nước - Russian Railways.

- Phân bố và vai trò:

+ Hệ thống đường sắt ở Liên bang Nga được phân bố rộng khắp trên toàn quốc, từ các thành phố lớn đến các vùng xa xôi và khó tiếp cận. 

+ Hệ thống đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực, chuyên chở hàng hóa và người đi lại trên đường dài. Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển năng lượng, đặc biệt là khí đốt và dầu mỏ từ các khu vực sản xuất đến các khu vực tiêu thụ trên toàn quốc.

Bình luận (0)