Dựa vào bản đồ phân bố dân cư Hoa Kỳ (hình 18.3), nhận xét về sự phân bố các đô thị ở Hoa Kỳ.
Dựa vào thông tin mục III và hình 18.3, hãy:
- Phân tích tác động của quy mô và sự gia tăng dân số tới phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
- Phân tích tác động của sự đa dạng về chủng tộc, nhập cư và phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội Hoa Kỳ.
Quy mô và sự gia tăng dân số:
- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.
- Tác động:
+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.
Dựa vào hình 25.2, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị của Trung Quốc.
Phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư và đô thị tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây
Một chút lý do về điều kiện tự nhiên:
Miền Đông:
Vị trí địa lí: Giáp biển,thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế
Địa hình: Chủ yếu núi thấp và đồng bằng màu mỡ như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam
Khí hậu: ôn đới và cận nhiệt
Sông ngòi: là hạ lưu của nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,..
Khoáng sản: Đa dạng, dễ khai thác
Miền Tây:
Vị trí địa lí: Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn
Địa hình: Nhiều dãy núi cao hùng vĩ như Himalaya,...
Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa lớn
Khí hậu: ôn đới lục địa, khắc nhiệt, ít mưa => tạo nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn
Sông ngòi: sông ít, hiếm,...
Khoáng sản: Đa dạng, khó khai thác
Tham khảo
- Nhận xét: Nhìn chung dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, không đồng đều, cụ thể:
+ Vùng phía Đông tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số trung bình 500 người/km2 (Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…), có nơi lên đến 1000 người/km2 (Bắc Kinh, Thiên Tân). Đây là vùng tập trung nhiều siêu đô thị từ 10 triệu người trở lên (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu), và hàng loạt các đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.
+ Vùng phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình chỉ ở mức dưới 50 người/km2, thấp hơn vùng phía đông từ 10-20 lần. Vùng này không có các đô thị lớn mà chỉ có vài đô thị nhỏ dưới 5 triệu người (La Xa, U-rum-si, Tây Ninh, Lan Châu).
Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích?
* Nhận xét
- Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)
- Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)
* Giải thích
- Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). (1 điểm)
- Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...). (0,75 điểm)
Dựa vào hình 18.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày:
- Tình hình phát triển ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
- Sự phân bố lãnh thổ của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
Tham khảo!
- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%, năm 2004 chiếm 19,7% GDP.
- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến
+ Công nghiệp điện lực
+ Công nghiệp khai khoáng
- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử
- Phân bố công nghiệp thay đổi
+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...
+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...
- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời
Dựa vào hình 25 (trang 98 - SGK) hoặc bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:
Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy?
Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học nhận xét về quy mô dân số đô thị và sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 16 và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Dựa vào hình 3.1 trang 11 SGK, nhận xét đặc điểm phân bố dân cư và quy mô đô thị ở tỉnh Đồng Nai
Dựa vào bảng 18.2 (SGK), nêu nhận xét về sự phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng trong nước.
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.
- Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.
- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.
Dựa vào hình 15, hãy kể tên và nhận xét sự phân bố của các đô thị từ 5 triệu dân trở lên ở Bắc Mỹ.
- Các đô thị từ 5 triệu dân trở lên ở Bắc Mỹ: Mi-a-mi, Đa-lát, Hiu-xtơn, Át-lan-ta, Oa-sinh-tơn, Phi-la-den-phi-a, Niu Y-oóc, Lốt An-giơ-lét, Si-ca-gô, Tô-rôn-tô.
- Các đô thị từ 5 triệu dân trở lên của Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ do sự phát triển của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao ở các khu vực này.