Những câu hỏi liên quan
ND
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 15:25

Tham khảo:

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 13:22

Tham khảo:

*Nét chính về kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)

- Kháng chiến chống quân Xiêm:

+ Hoàn cảnh: sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội đó, cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

+ Diễn biến chính: Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang). Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.


+ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

- Kháng chiến chống quân Thanh:

+ Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

+ Diễn biến chính: Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn. Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long. Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu. Mùng 3 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Rạng sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).


+ Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

♦ Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm và Mãn Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
20 tháng 7 2023 lúc 9:38

Tham khảo!!!

- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

 

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
22 tháng 8 2023 lúc 9:50

Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng,  rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
19 tháng 9 2023 lúc 16:28

loading...

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

Bình luận (0)
GD

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
14 tháng 8 2023 lúc 18:23

Tham khảo:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
28 tháng 7 2018 lúc 17:22

-Năm 981 quân Tống theo hai đường thủy và bộ sang xâm lược nước ta.

-Vua Lê trực tiếp chỉ huy quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để chống giặc. Nhiều trận ác liệt diễn tra trên song Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy bị đánh lui.

-Trên bộ, ta chặn đánh địch ở Chi Lăng, buộc địch rút lui.

-Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
16 tháng 1 2023 lúc 0:15

- Con thứ Đinh Toàn lên ngôi vua khi mới 6 tuổi, cử Lê Hoàn làm phụ chính sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám sát vào cuối năm 979 => Đây là cơ hội để nhà Tống thực hiện âm mưu xâm lược

- Mùa thu 980, được hầu hết triều thần đồng lòng, Lê Hoàn nhanh chóng, gấp rút lên ngôi vua

- Đầu năm 981, quân giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta

- Lê Đại Hành trực tiếp chỉ huy, chặn đánh địch ở một số địa điểm: Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, ... Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận sông Bạch Đằng, quân giặc tháo chạy về nước

- Sau chiến thắng, nước Tống đành phải xuống nước và chấp nhận Lê Hoàn sẽ là người cai trị nước ta (986)

Bình luận (0)
MP
19 tháng 9 2023 lúc 13:46

- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.

- Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến và chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,… Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút về nước.

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
4 tháng 12 2019 lúc 9:34

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:

- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt.

- Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hòa hiếu.

- Mất cảnh giác để Trọng Thủy vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

Bình luận (0)