3. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
- Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa: có tài viết chữ, là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
- Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp: Huấn Cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ.
- Huấn Cao có cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng: Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của "thiên lương" chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao.
1) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu.
2) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.
3) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh.
nv Lang Lieu cham chi lm an.tot bung. that tha
nv Thanh Giong yeu nuoc,la con troi
nv Son Tinh dai dien cho suc manh y chi cua ND trong phong tranh lu lut,co suc manh de bao ve ND
1) Lang Liêu là một người hiền lành,tốt bụng và chăm chỉ .............( mik chỉ viết nấy đó thui nha).
2) Thánh Gióng là con của trời,đc trời giao nhiệm vụ xuống giúp dân đánh giặc cứu nước.
3) Sơn tinh là một người có sức mạnh phi thường,có thể bốc từng quả đồi ,dời từng nãy núi...và đánh bại đc cả Thủy Tinh để ngăn chặn lũ lụt.Điều đó chứng tỏ Sơn Tinh rất có tinh thần bảo vệ dân khỏi lũ lụt tàn phá của Thủy Tinh.
Mik làm chỉ có đc như vậy thôi nha,sai ở đâu mong các bạn thông cảm.Học tốt.+_+
viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp nhận vật Huấn cao trong bài Chữ người tử tù
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm "Chữ người tử tù" đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao.
Truyện kể về nhân vật Huấn Cao- một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.
Trước hết để xây dựng hình tượng Huấn Cao, tác giả lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát ngoài đời - môt con người mà ông hằng yêu mến kính trọng. Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài ,có đức, văn hay chữ đẹp, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền. Phải chăng, Nguyễn Tuân đã mượn Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa hòa quyện với cái đẹp của khí phách. Dưới ngòi bút tài hoa và bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng lên một nhân vật lí tưởng, vì vậy nhân vật này đẹp nhất trong thế giới nhân vật " vang bóng một thời". Khi nói về Huấn Cao , nhà văn không đi vào miêu tả lai lịch xuất thân mà bằng cách miêu tả gián tiếp để dựng lên chân dung nhân vật. Đây là một cách miêu tả "vẽ mây nảy trăng". Cái tài của Huấn Cao được xác nhận khi quản ngục vừa nhận được phiến trát nói về người tù sẽ đến đề lao của mình " Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?" Quản ngục biết rằng chữ của ông Huấn " đẹp lắm, vuông lắm", "Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời". Qua đó, ta cũng thấy được thái độ trân trọng của tác giả với những bậc tài hoa và nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
Bên cạnh tài viết chữ đẹp Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. Như vậy Huấn Cao trở thành mối đe dọa cho bất cứ trại giam nào có vinh hạnh được giam giữ ông. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình phong kiến mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội phong kiến ấy thì Huấn Cao hiện lên là một anh hùng sa cơ lỡ vận. Nhưng người anh hùng này không giống những người anh hùng sa cơ lỡ vận khác mà ta đã bắt gặp trong thơ của Nguyễn Du khi nói về người anh hùng Từ Hải: " Hùm thiêng gặp bước sa cơ cũng hèn " và lại càng không giống tâm trạng con hổ trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Với Huấn Cao những ngày cuối cùng trong cuộc đời ông lại ngời lên khí phách của một đấng trượng phu, của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện ngay trong tác phẩm khi ông được dẫn đến đề lao bằng hành động " chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái". Hành động đó thể hiện cái uy của ông đối với những người bạn tù trước sự phản ứng và tuân thủ của họ đồng thời thể hiện thái độ khinh bạc của mình đối với bọn lính áp giải bởi bọn chúng cũng chỉ là hạng người tiểu lại giữ tù mà thôi.
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo.
- Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.
- Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm.
- Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn.
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài thơ đã học ở sgk ngữ văn 6 tập 1 mà em thích.
Tham khảo
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Tham khảo
Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn.
tham KHảo
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.
Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:
+ Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ)
+ Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù)
+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục)
- Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:
+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả
+ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.
- Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương
Em tham khảo:
Bài 1:
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Bài 2:Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, cậu thì không được đẹp như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tình cảm nhân hậu, trong sáng của Kiều Phương.
Viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Tham khảo
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Tham khảo nha em:
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Tham khảo:
Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.Mặc dù lão phải sống khốn khổ , nghèo túng nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình. Lão yêu thương con rất mực. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Không chỉ vậy, tình yêu thương lão dành cho con được dâng trào đến cực điểm khi lão tử tự bằng bả chó. Qua đó , nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm .
Hộ :3
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
câu 1 ;Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao - Nghệ thuật xây dựng nhân vậtcâu 2 ; Cảm nhận diễn biến tâm trạng chí phèo từ sau khi gặp Thị Nở --> Tự sát --> Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Tham khảo:
Câu 1:
Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.
Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.
Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.
Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.
Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.
Câu 2:
Nam Cao sinh năm 1917 mất năm 1951, tên khai sinh là Trần Hữu Tri sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc, vừa mới mẻ vừa độc đáo. Các sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng sáng ngời. Nổi bật lên là tác phẩm “Chí Phèo”, tác phẩm là sự kết tinh tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Đặc biệt với biệt tài phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, Nam Cao đã cho mọi người thấy được diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở cho đến hết tác phẩm.
Ngay từ thuở nhỏ, Chí Phèo đã có hoàn cảnh đáng thương. Vốn là đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhờ chén cơm của người làng Chí lớn lên trở thành anh thanh niên tốt bụng, giàu lòng tự trọng. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Lý Kiến rồi bị Lý Kiến hãm hại đẩy vào tù. Ở tù ra
Chí bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, từng bước biến thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tưởng rằng Chí Phèo sẽ vẫn tiếp tục với cuộc sống của một con quỷ dữ nhưng không, trong một lần tình cờ gặp Thị Nở, Thị đã đánh thức bản chất lương thiện sâu trong con người Chí.
Trong một lần say, Chí gặp Thị họ đã ăn nằm với nhau rồi cùng say ngủ dưới ánh trăng. Đến nửa đêm Chí đau bụng, Thị dìu hắn vào trong lều đắp chăn cho hắn rồi ra về. Đến sáng hôm sau, cũng như nhiều người say tỉnh dậy, Chí cảm thấy miệng đắng, toàn thân uể oải, chân tay thì bủn rủn. Hay là đói rượu? nhắc đến rượu hắn thấy rùng mình, người nao nao khó chịu “Hắn sợ rượu giống như những người ốm sợ cơm, tiếng chim hót ngoài kia vui tai quá! Tiếng cười nói của người đi chợ… Những tiếng quen thuộc này ngày nào mà chả có, nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, chao ôi là buồn!”
Rồi hắn nghe thấy cuộc đối thoại của mấy bà đi chợ, hắn nao nao buồn bởi chúng nhắc cho Chí một cái gì đó xa xôi. Hình như đã có thời hắn ước mơ một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, một cuộc sống hạnh phúc giản dị được xây dựng bằng chính bàn tay lao động của mình. Tỉnh dậy hắn thấy mình già mà vẫn còn cô độc, buồn thay cho đời! Có lẽ nào? Hắn già rồi ư? Hình như Chí Phèo nhìn thấy trước được cuộc sống sau này của mình ốm đau, đói rét, cô độc, cái này còn đáng sợ hơn tuổi già, ốm đau, đói rét.
Một cách tự nhiên mọi suy nghĩ của Chí lại hướng về thị Nở. Khi thị bước vào với bát cháo hành hắn “ngạc nhiên”, “mắt hình như ươn ướt”. Bởi vì, đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho. Ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm lòng đầy tình thương của Thị Nở, hắn cảm động và phục sinh linh hồn. Hương vị bát cháo hành hay hương vị của tình thương và cảm động, hạnh phúc giản dị Chí Phèo được hưởng đã đánh thức bản chất lương thiện vùi dập bấy lâu của mình.Trời ơi! Hắn muốn làm người lương thiện, hắn thèm được lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, mọi người sẽ nhận lại hắn vào cuộc sống lương thiện này. Hắn đặt niềm tin hi vọng vào thị Nở.
Nhưng hi vọng vừa mới hé mở đã đóng lại ngay bởi sự trở lại của lương tri đã đẩy Chí đến đỉnh điểm bi kịch. Chí đã tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, bộ mặt người lẫn linh hồn người để rồi trở thành hiện thân của quỷ dữ. Thủ phạm chính là Bá Kiến, nhưng tham gia còn có định kiến xã hội lực lượng không kém phần tàn nhẫn đẩy Chí đến cùng quẫn bế tắc. Đại diện cho định kiến xã hội ấy là bà cô của thị Nở, bà kiên quyết ngăn cản mối tình này làm cho con đường trở lại làm người lương thiện của Chí bị chặn đứng. Chí bị thị Nở cự tuyệt, bị chính hy vọng duy nhất, khát khao cháy bỏng còn sót lại cự tuyệt. Đau đớn đến tột cùng Chí mang rượu ra uống nhưng “càng uống lại càng tỉnh”, “tỉnh ra chao ôi buồn”. Chí đã cố níu kéo Thị lại nhưng Thị đã đi, đã đi.
Chí ngồi “ôm mặt khóc rưng rức” và rồi hắn quyết định đi trả thù kẻ mà gây cho hắn ra nông nổi này. Ban đầu Chí định đi giết chết cả nhà thị Nở, giết con cọm già đã ngăn cản hắn. Nhưng trong tiềm thức Chí nhận ra rằng kẻ đã cướp đi quyền làm người, bộ mặt lẫn linh hồn mình là Bá Kiến chứ không phải ai khác. Thế rồi trong cơn say Chí xách dao đi tìm Bá Kiến, rồi đâm chết Bá Kiến. Chí hỏi đời “Ai cho tao lương thiện”? Trả thù rồi thì sao, sự thật không thay đổi được nữa rồi Chí tự sát, tuy chết mà vẫn uất ức vẫn muốn nói gì đó mà không thốt thành lời.
Qua cái chết bi kịch của Chí chứng tỏ ý thức, nhân phẩm của Chí đã trở lại. Nó thể hiện sự khát khao được sống lương thiện của Chí Phèo và cũng là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến thực dân tàn bạo không những dồn người nông dân vào đường cùng mà còn đẩy họ vào chỗ chết. Nam Cao thật tài tình khi phát hiện ra và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến thành thú dữ. Đồng thời, tác giả đã đưa ra lời cầu cứu khẩn thiết: hãy bảo vệ con người, bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trước những thế lực xấu xa của cuộc sống.
Góp phần tạo nên thành công của tác phẩm, tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phân tích và miêu tả diễn biến tâm trạng, nội tâm nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật linh hoạt. Kết cấu truyện linh hoạt, giàu kịch tính, hấp dẫn.
Tác phẩm “Chí Phèo” là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, nó thể hiện trình độ bậc thầy về truyện ngắn Nam Cao. Qua tâm trạng nhân vật Chí Phèo tác giả cho ta thấy rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người” đồng thời thể hiện rõ khát khao lương thiện của con người và bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.