Nếu muốn thể hiện phong cách sống của nguyễn công trứ thù tuổi trẻ cần phải có những phẩm chất gì
Nếu muốn thể hiện phong cách sống của nguyễn công trứ thù tuổi trẻ cần phải có những phẩm chất gì
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trong văn bản phần Đọc – hiểu: “Có phải lần này, đại dịch dạy ta hãy yêu thương nhiều hơn, nhiệt thành cho đi và ôm ấp, bao bọc, để rồi từ chính tình yêu ấy sẽ tạo ra điều kỳ diệu và một niềm tin tích cực vào cầu vồng. Vì chẳng phải, người sống với người là để thương nhau đó sao?
Nêu cho em ý nghĩa của bài thơ tự tình 2 của HXH với ạ 😙 em cảm ơn
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài danh bậc nhất trong dòng văn học trung đại Việt Nam, được xưng tụng là “Bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu). Thơ Hồ Xuân Hương tự do, phóng khoáng cả trong hình thức nhệ thuật lẫn nội dung tư tưởng. Ý thơ táo bạo, đôi lúc nổi loạn, gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương.
Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi theo cách hiểu của một vài học giả.
Bài thơ Tự tình thể hiện rõ nét phong cách thơ Hồ Xuân Hương, trào lộng mà đằm thắm sâu cay, đôi câu chạm đến nỗi niềm riêng tư sâu thẳm của kiếp đời người phụ nữ trong cuộc đời đầy biến động này.
Thông thường mọi người sẽ nghĩ trữ tình và trào phúng là hai thái cực khác nhau, thầm chí đối lập nhau. Trong sáng tác, cũng từ đó mà hình thành các thuật ngữ phong cách trữ tình hay trào phúng, giọng thơ trữ tình hay trào phúng…
Bên cạnh những bài thơ châm biếm, Hồ Xuân Hương cũng có những sáng tác đậm chất trữ tình, trong đó đáng nói nhất là ba bài thơ Tự tình. Liệu những bài tự tình này có bị lạc điệu so với dóng thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương qua những bài thơ này, người đọc đánh giá như thế nào về chiều sâu tưởng tượng trong thơ của bà.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo “Chất liệu” ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lẫn vào đâu được.
Trước hết có thể khẳng định rằng, nhìn tổng thể ta sẽ thấy các bài thơ tự tình không hề lạc so với dòng thơ chung của Hồ Xuân Hương. Với một nhà thơ trào phúng lớn thì mọi vấn đề bao giờ cũng phản ánh trên nền tảng trữ tình. Điều này một mặt gắn chặt với bản chất của thơ, mặt khác nó cho thấy chiều sâu trong tư duy nghệ thuật của tác giả.
Chùm thơ Tự tình không hề lạc điệu so với tư tưởng chủ đạo trong thơ bà. Hơn nữa, nếu đọc kĩ các bài thơ, người ta đều thấy dấu vết của tín ngưỡng phồn thực, nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương. Trong ba bài thơ trên thì Tự tình (bài 2) nois rõ hơn cả tâm sự của nữ sĩ trong đêm tối quạnh quẽ, một mình đối diện với chính mình với nỗi cô đơn cùng cực:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đáọa
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự tình – bài 2, SGK Ngữ văn 11, tập một)
Ấn tượng đầu tiên của bài thơ là hình tượng người phụ nữ (hồng nhan) được đặt trong thời gian “đêm khuya” và không gian vũ trụ (nước non). Nếu như bài thơ là sự cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ thì đây cũng là một sự cảm nhận rất táo bạo. Bởi xưa nay hầu như chỉ có nam nhi (tức kẻ mạnh) đặt mặt trong không gian vũ trụ như Phạm Ngũ Lão cắp ngang ngọn giáo canh giữ non sông.
Hồ Xuân Hương tạo không gian đêm tối, vắng lặng và trong đó, người phụ nữ không ngủ mà ngồi lắng nghe tiếng trống cầm canh với tâm trạng cô đơn. Sự cô đơn dồn tụ trong từ “trơ” – trơ trọi, một mình. “Hồng nhan” là cách gọi đặc trưng của người phụ nữ, tức nói đến cái đẹp. Người phụ nữ, tức nói đến cái đẹp. Người phụ nữ vốn mang nhiều đặc tính tự nhiên lại được đặt vào không gian vũ trụ như một sự so sánh để nâng người phụ nữ lên rất cao. Rõ ràng cái cô đơn ở đây cũng ẩn chứa bản lĩnh này dẫn đến điều thú vị thứ hai của bài thơ:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Không chỉ đặt người phụ nữ trong không gian vũ trụ, Hồ Xuân Hương còn tìm thấy sự đồng điệu của con người với thiên nhiên, vũ trụ. Cả con người và thiên nhiên, vũ trụ ấy đang chuyển động theo tuần hoàn. Như một cách để quên đi cái trơ trọi, cô đơn, người phụ nữ mượn chén rượu để khỏa lấp nỗi buồn.
Tâm trạng “say lại tỉnh” tạo ảm ảnh về thực tại tuần hoàn nhiều khi đáng sợ, bởi tỉnh dậy sẽ phải đối mặt với cô đơn. “Vầng trăng” là hiện thân của vũ trụ. Vầng trăng ấy “khuyết chưa tròn”, tức nó vẫn còn dang dở, và cũng“bẽ bàng” không kèm con người (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Nếu hai câu đầu có sự đổi sánh giữa con người và vũ trụ thì đến đây con người và vũ trụ đã tạo nên được sự tương ứng về hoàn cảnh và trạng thái.
Điểm nhìn bài thơ đã có sự dịch chuyển gần hơn với con người, về cách miêu tả cũng gần và cụ thể hơn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Tác giả sử dụng thủ pháp đặc tả cận cảnh của điện ảnh.Thủ pháp này đi ngược lại với tinh thần của thơ Đường bởi chính tính chất cụ thể, cận cảnh của nó. Thoạt nhìn, hai câu thơ mang ý nghĩa tả thực về thiên nhiên, nhưng xâu chuỗi các sáng tác của Hồ Xuân Hương và đặc biệt trong logic bài thơ này thì hai câu thơ còn mang tính biểu tượng mang ý nghĩa phồn thực. Như vậy, bằng một cách kín đáo và tế nhị, Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự tôn thờ sự sống và khát vọng hạnh phúc của con người.
Thơ của Hồ Xuân Hương đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng. Hồ Xuân Hương biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêng không hề nhầm lẫn. Chất giọng riêng ấy trước hết thể hiện ngôn ngữ, sự sáng tạo ngôn ngữ. Sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự sáng tạo của Hồ Xuân Hương làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.
Kết thúc bài thơ, tác giả giãi bày tâm trạng cụ thể về thân phận của người phụ nữ:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Sự đối lập giữa mùa xuân vĩnh cữu của thiên nhiên, vũ trụ và con người. Sự tương ứng của con người và vũ trụ đã biến mất một cách ngao ngán. Vũ trụ thì cứ tuần hoàn viên mãn, còn con người thì ngày càng nhỏ bé lẻ loi. Sự khập khiễng giữa con người và vũ trụ bao tạo nên sự đứt gãy dòng chảy của cuộc sống. “Mảnh tình” vốn đã không được nguyên vẹn vậy mà vẫn phải“san sẻ” để rồi chỉ còn “tí con con”. Sự thu gọn đến mức có thể làm cho chủ thể gần như tan biến.
Về nghệ thuật bài thơ chứa đầy đủ dấu vế thủ pháp đặc trưng thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ bà thường xuất hiện một số vần “hiểm” (như vần “om”, “ui”, “e”, “ong”, “ôn”) và các từ láy tượng hình (như “tẻo tèo teo”, “lom khom”, “leo teo”, “cheo queo”, “long đong”…).
Cách dùng vần và từ lắt léo như vậy, một mặt cho thấy cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương, đồng thời nhiều khi cũng gợi thân phận hẩm hiu của bà. Trong Tự tình (bài 2) này, tác giả dùng từ “trơ” tạo sự đa nghĩa. Trơ có thể là trơ trụi. Trơ cũng có nghĩa là bền gan như trong ý thơ Bà Huyện Thanh Quan (đá cũng trơ gan cùng tuế nguyệt). Nhiều tính từ, động từ chỉ mức độ mạnh (xiên, đâm, toạc) được sử dụng càng tô đậm thêm phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
Như vậy, rõ ràng bài thơ đã hòa nhập dòng tư tưởng và phong cách chung của Hồ Xuân Hương. Từ góc nhìn tính ngưỡng phồn thực, ta sẽ có cách đánh giá về Hồ Xuân Hương khác với cái nhìn mang tính chất xã hội trước đây. Cái nhìn xã hội học cho rằng thơ Hồ Xuân Hương đả kích, chống đối chế độ phong kiến mà biểu tượng là các vua chúa, hiền nhân, quân tử, nhà sư.
Thơ của Hồ Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên, trong sáng, tạo ấn tượng đặc biệt độc đáo. Nhưng thơ bà, thi thoảng ta cũng cảm thấy những vần thơ chua ngoa:
“Dắt dìu nhau lên đến cửa chiền
Cũng đòi học nói không nên”
(Phường Lòi Tói)
Hay:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đến thái thú dừng cheo leo”
(Đề đến Sầm Nghi Đốn)
Những kẻ học đòi hay kẻ hèn nhát như vậy hiển nhiên là đáng tố cáo, đáng chế giễu. Nhưng những trường hợp như gặp Thiếu nữ ngủ ngày:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thi cũng dở ở không xong.
Đứng trước cảnh Đèo Ba Dội:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Hoặc trước Cảnh chùa ban đêm, nhà thơ hỏi:
Hỡi người quân tử đi đâu đó
Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay.
Chính cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghĩa bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình. Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng…các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì lẽ đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hương có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng.
Trong xã hội phong kiến, dù sao vua chúa cũng là những giá trị thuộc đẳng cấp cao. Lê Thánh Tông từng nói:
Che dân bao quản lòng tư túi
Giúp chúa vào quên nghĩa sớm trưa!
(Cái nón)
Những tầng lớp ấy cũng tôn sùng cái phồn thực huống chi người bình thường! Nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng đã được Hồ Quỳnh Hương vận dụng một cách khéo léo để khẳng định chủ đề tư tưởng của thơ bà. Không nên vội vàng kết luận như vậy. Nếu tín ngưỡng phồn thực đã ăn sâu trong văn hóa Việt thì tư tưởng lớn nhất của thơ Hồ Xuân Hương (qua cái nhìn phồn thực) chính là tôn thờ sự sống chứ không đơn thuần là chống nam quyền, chống phong kiến hay chống sư sãi.
Bài thơ liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh cá nhân Hồ Xuân Hương:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lụng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Nhưng với nhà thơ lớn, họ luôn vượt trên hoàn cảnh cụ thể đến hướng đến cái khái quát. Cái riêng làm nên cho cảm xúc, còn sự khái quát hòa làm nên giá trị trong thơ bà. Tự tình chính là một nét vẽ, một mảng màu làm đậm thêm giá trị thơ Hồ Xuân Hương cũng như những sáng tạo nghệ thuật chân chính.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ Bà ít từ Hán Việt, vài ba điển tích mà cũng rất quen thuộc với nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ. Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc, có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng.
Anh chị có đồng tình với quan điểm "con cái là trời cho, đông con nhiều cháu là hạnh phúc" của một số gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?
viết bài văn nêu cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp nhận vật Huấn cao trong bài Chữ người tử tù
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm "Chữ người tử tù" đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao.
Truyện kể về nhân vật Huấn Cao- một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.
Trước hết để xây dựng hình tượng Huấn Cao, tác giả lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát ngoài đời - môt con người mà ông hằng yêu mến kính trọng. Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài ,có đức, văn hay chữ đẹp, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền. Phải chăng, Nguyễn Tuân đã mượn Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quá lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa hòa quyện với cái đẹp của khí phách. Dưới ngòi bút tài hoa và bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã xây dựng lên một nhân vật lí tưởng, vì vậy nhân vật này đẹp nhất trong thế giới nhân vật " vang bóng một thời". Khi nói về Huấn Cao , nhà văn không đi vào miêu tả lai lịch xuất thân mà bằng cách miêu tả gián tiếp để dựng lên chân dung nhân vật. Đây là một cách miêu tả "vẽ mây nảy trăng". Cái tài của Huấn Cao được xác nhận khi quản ngục vừa nhận được phiến trát nói về người tù sẽ đến đề lao của mình " Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?" Quản ngục biết rằng chữ của ông Huấn " đẹp lắm, vuông lắm", "Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời". Qua đó, ta cũng thấy được thái độ trân trọng của tác giả với những bậc tài hoa và nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
Bên cạnh tài viết chữ đẹp Huấn Cao còn có tài bẻ khóa vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do. Như vậy Huấn Cao trở thành mối đe dọa cho bất cứ trại giam nào có vinh hạnh được giam giữ ông. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình phong kiến mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội phong kiến ấy thì Huấn Cao hiện lên là một anh hùng sa cơ lỡ vận. Nhưng người anh hùng này không giống những người anh hùng sa cơ lỡ vận khác mà ta đã bắt gặp trong thơ của Nguyễn Du khi nói về người anh hùng Từ Hải: " Hùm thiêng gặp bước sa cơ cũng hèn " và lại càng không giống tâm trạng con hổ trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Với Huấn Cao những ngày cuối cùng trong cuộc đời ông lại ngời lên khí phách của một đấng trượng phu, của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện ngay trong tác phẩm khi ông được dẫn đến đề lao bằng hành động " chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái". Hành động đó thể hiện cái uy của ông đối với những người bạn tù trước sự phản ứng và tuân thủ của họ đồng thời thể hiện thái độ khinh bạc của mình đối với bọn lính áp giải bởi bọn chúng cũng chỉ là hạng người tiểu lại giữ tù mà thôi.
Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 dòng về hình tượng người phụ nữ việt nam?