Quan sát hình 12.2, nêu cơ chế phản ứng hướng sáng ở thực vật.
Quan sát hình 12.4, nêu hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình. Cho thêm ví dụ về hướng động.
Hình | Hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình |
(a) | Hướng sáng: Thân cây có tính hướng sáng dương (hướng về phía có nguồn ánh sáng). |
(b) | Hướng nước: Rễ cây có tính hướng nước dương (hướng về phía có nguồn nước). |
(c) | Hướng trọng lực: Đỉnh thân hướng trọng lực âm (thân cây mọc hướng lên trên ngược chiều trọng lực). |
(d) | Hướng hóa: Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. |
(e) | Hướng tiếp xúc: Tua cuốn của cây bám vào giàn để leo lên. |
- Một số ví dụ khác về hướng động ở thực vật:
+ Rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
+ Rễ cây mọc tránh xa nơi có hóa chất độc hại.
+ Ống phấn phát triển về phía các chất hóa học do bầu nhụy của hoa tiết ra.
a) Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (H 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu con hay không?
b) Trong thí nghiệm về tính hướng hóa, có thể thay thế phân bón bằng những chất nào khác để quan sát được phản ứng hướng hóa của rễ cây ngô?
Tham khảo!
\(a,\) Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì vẫn có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non. Bởi vì các cây đậu non lúc này chỉ có một vùng nhỏ để cung cấp ánh sáng nên sẽ vươn cao nhanh hơn đến nơi có nguồn sáng, khiến cây dài hơn, gầy hơn, các cây gieo xung quanh cốc sẽ phát triển xiết đến lỗ hổng ở mặt trên hộp.
\(b,\) Hướng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích đến từ một phía. Hướng động gồm: hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc.
Quan sát hình 23.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới dây:
1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình.
1.
- Cá cóc Việt Nam:
+ Hình A: Tế bào
+ Hình B: Mô
+ Hình C: Cơ quan
+ Hình D: Hệ cơ quan
+ Hình E: Cơ thể
- Sâm Việt Nam:
+ Hình A: Tế bào
+ Hình B: Mô
+ Hình C: Cơ quan
+ Hình D: Hệ cơ quan
+ Hình E: Hệ cơ quan
2. Tên cơ quan:
- Cá cóc Việt Nam: Tim
- Sân Việt Nam: Lá
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với?
A. tác nhân kích thích từ một hướng
B. sự phân giải sắc tố
C. đóng khí khổng
D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic
Quan sát Hình 39.2, hãy nêu mối quan hệ giữa tế bào – Cơ thể – môi trường thông qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật.
Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.
Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó.
Một số ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó:
Ví dụ về ứng dụng tập tính trong chăn nuôi | Cơ sở của ứng dụng |
Dùng đèn bẫy côn trùng | Tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của một số côn trùng như muỗi, bướm, mối,… |
Dùng tiếng kêu của chuông/kẻng để gọi động vật như gọi cá ngoi lên mặt nước để ăn, gọi trâu/ bò/ gà về chuồng khi trời tối. | Tập tính hình thành thói quen ở động vật với một số tín hiệu nếu được lặp lại nhiều lần. |
Nhìn mật độ gà tập trung ở trung tâm chuồng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi cho phù hợp. | Tập tính tản ra khi nhiệt độ chuồng nuôi gà quá cao hoặc gà dồn vào trung tâm đàn là khi nhiệt độ quá thấp. Khi đó, người chăn nuôi sẽ điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà bằng hệ thống đèn chiếu sáng. |
Không vì tình huớng sáng ở thực vật diễn ra với tốc độ chậm; nguyên nhân là do tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở hai phía đối diện của cây không đồng đều dẫn tới một bên sinh trưởng nhanh, một bên sinh trưởng chậm làm ngọn cây cong về phía ánh sáng còn ở con thiêu thân tính hướng sáng hay phản xạ lao về nơi có nguồn sáng là phản xạ không điều kiện (do bẩm sinh, di truyền) diễn ra với tốc độ nhanh được điều khiển bởi hạch thần kinh do các tế bào thần kinh tập trung lại
Sự hướng quang (hướng sáng) ở thực vật làm thân cây uốn cong về phía nguồn sáng. Để giải thích về cơ chế của hiện tượng này, câu phát biểu nào dưới đây là phù hợp nhất?
A. Tế bào ở phía thân cây bị che bóng tổng hợp nhiều hoocmôn AAB (axit abxixic) hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng
B. Sự phần chia tế bào mạnh ở phần thân cây được chiếu sáng làm chiều dài của những tế bào ở phần thân này trở nên ngắn hơn
C. Sự kéo dài tế bào ở phía thân bị che bóng bị ức chế bởi hoocmôn êtilen, nên chúng trở nên ngắn hơn
D. Tế bào ở phía thân bị che bóng kéo dài hơn so với các tế bào ở phía thân được chiếu sáng