Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 6 2018 lúc 16:30

“Một nốt trầm” chính là sự khiêm nhường, lặng lẽ của tác giả giữa bản đàn muôn điệu của cuộc sống. Nốt trầm để nâng đỡ các nốt nhạc khác thăng hoa hơn, ở đây tác giả rất tinh tế khi kết hợp nốt trầm lắng với tính từ “xao xuyến”. Như vậy, chính nốt trầm tạo dấu ấn, gây được những xao động đẹp đẽ trong lòng người đọc. Nguyện ước chân thành, nhỏ bé của nhà thơ được hóa thân thành những điều đẹp đẽ như nốt trầm xao xuyến kia, luôn có mặt, hiện hữu trong bản đàn muôn bậc của sự sống.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 12 2023 lúc 19:28

Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:

- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa biểu tượng, gợi sự liên tưởng thú vị.

- Hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc.

- Giọng điệu trìu mến, thân thương.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn:

+ Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng…)

+ Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà…)

+ Điệp từ (điệp từ "cha", "con")

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TA
3 tháng 3 2023 lúc 14:18

- Theo em, bài thơ này độc đáo, thể hiện qua:

+ Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.

+ Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm

+ Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh "ánh trăng" thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
24 tháng 11 2023 lúc 13:10

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.

- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.

- Có thể lấy đoạn thơ

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

La lả cành hoang nắng trở chiều

Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân”

+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu

+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa

+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.

+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.

Bình luận (0)
ND
24 tháng 11 2023 lúc 13:10

Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều";

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”

Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.

Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
7 tháng 5 2023 lúc 10:22

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.

 
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 3 2018 lúc 11:50

Cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh: Con cò, nói với con, Mùa xuân nho nhỏ

     + Về hình thức: bài viết dưới dạng lời tâm tình, nhắc nhở, dặn dò con, với giọng điệu tha thiết, trìu mến, tin cậy

     + Về cảm xúc: bài thơ có cảm xúc được thể hiện qua cách nói chân thành, mộc mạc mang đậm nét đặc trưng của người dân tộc miền núi

     + Cách độc đáo trong việc tạo hình: những hình ảnh độc đáo, gợi tả, gợi cảm đậm màu sắc rừng núi. Hình ảnh cụ thể, gần gũi được ví von, so sánh để khái quát những khái niệm trừu tượng, nhằm ca ngợi sức sống trường tồn, khỏe khoắn của người dân tộc Tày

- Bài thơ con cò

     + Hình thức: lời hát ru tâm tình của người mẹ

     + Cảm xúc: sáng tạo hình ảnh thiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất gần gũi, quen thuộc, khả năng hàm chứa ý nghĩa mớ.

     + Xây dựng hình ảnh con cò mang tính biểu tượng chứa đựng triết lý, khái quát quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc và bền vững

- Mùa xuân nho nhỏ:

     + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là sự sáng tạo độc đáo, phát hiện mới mẻ của nhà thơ, biểu tượng cho những gì tinh túy đẹp đẽ nhất của sự sống, cuộc đời mỗi người.

     + Cảm xúc: Bài thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm mùa xuân sống ý nghĩa, sống đẹp với tất sức trẻ của mình khiêm nhường, khát vọng cao đẹp…

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
H9
26 tháng 2 2023 lúc 11:02

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
DB
27 tháng 8 2023 lúc 23:08

Tham khảo:

Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tình, viết hay nhất và nhiều nhất trong thời đại chúng ta. Thi sĩ đã để lại trên 400 bài thơ tình,; là nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới". Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. Với Xuân Diệu nếu "Tình không tuổi và xuân không ngày tháng" thì cảnh thu chứa đựng biết bao tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ "Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền”.

Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió " có rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu, tình thu, thiếu nữ buổi thu về... Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ như dây đàn huyền diệu đang rung lên xao xuyến...

 

"Đây mùa thu tới" là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Diệu, rút trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938. Thu đến, xôn xao rung động đất trời. Cảnh vật đẹp mà thoáng buồn man mác. Lòng thiếu nữ càng trở nên bâng khuâng buổi thu về.

Cảm nhận đầu tiên của thi sĩ Xuân Diệu về mùa thu không phải là âm thanh tiếng chày đập vải, không phải là ấn tượng "Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng trì thu" mà là ở dáng liễu, rặng liễu ven hồ, hay bên đường:

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng".

Cả một không gian "đìu hiu", buồn và vắng vẻ. Rặng liễu trầm mặc như "đứng chịu tang". Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ "buồn buông xuống". Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như "lệ ngàn hàng". Liễu được nhân hóa "đứng chịu tang", từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét liễu, một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ. Biện pháp láy âm được Xuân Diệu vận dụng tài tình để tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu: "đìu hiu - chịu", "tang - ngàn - hàng", "buồn - buông - xuống". Đó là một điểm mạnh, khá mới mẻ trong thi pháp mà Xuân Diệu đã học tập được trong trường phái thơ tượng trưng Pháp trong thế kỉ XIX.

Say mê ngắm "rặng liễu đìu hiu...", nhà thơ khẽ reo lên khi chợt nhận thấy thu đã đến. Cách ngắt nhịp 4/3 với điệp ngữ "mùa thu tới" đã diễn tả bước đi của mùa thu và niềm mong đợi thu về bấy lâu nay trong lòng thi sĩ:

"Đây mùa thu tới/mùa thu tới

 Với áo mơ phai/dệt lá vàng".

Một vần lưng thần tình: "tới - với", một chữ "dệt" tinh tế trong miêu tả và cảm nhận. Thu vừa tới, sắc màu cỏ cây vạn vật đều đổi thay, trở thành "mơ phai". Đó đây điểm tô một vài sắc vàng của lá, đúng là "dệt lá vàng". Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ nhiều thi vị, nói lên cái hồn thu với sắc lá, gợi lên cảm giác thanh nhẹ, tươi sáng về mùa thu đáng yêu vô cùng.

Có thể nói, khổ thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thu đẹp, thơ mộng, thấm một nỗi buồn từ cây cỏ đến lòng người, nhưng không ảm đạm, thê lương làm nặng trĩu lòng người.

 

Mỗi ngày mỗi đêm đi qua. Thu đã về và thu dần dần trôi qua. Cảnh vật biến đổi. Hoa đã "rụng cành". Tác giả không nói "đôi ba...”, mà lại viết "hơn một" cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới. Trong vườn, màu đỏ (từng chấm nhỏ) đang lấn dần, đã và đang "rũa màu xanh"! Cũng nói về sự biến đổi ấy, trong bài "Cảm thu, tiễn thu” thi sĩ Tản Đà viết:

"Sắc đâu nhuộm ố quan hà

 Cỏ vùng cây đỏ bóng tà tà dương".

Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. Khổ thơ thứ hai, chất thơ ấy là sự lay động xôn xao từ cảnh vật, từ hoa lá hơi may mà thấm vào hồn thi sĩ:

"Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.

Những luồng run rẩy, rung rinh lá,

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh".

Các từ láy: "run rẩy", "rung rinh”, "mỏng manh" là những nét vẽ thần diệu gợi tả cái run rẩy, cái rùng mình của cây lá buổi chiều thu. Nghệ thuật sử dụng các phụ âm , “r" (rụng, rũa, run rẩy, rung rinh) và phụ âm "m" (một, màu, mỏng manh) với dụng ý thẩm mĩ trong gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đó cũng là một nét mới trong thi pháp của Xuân Diệu.

Khổ thơ thứ 3, thi liệu vừa hiện thực vừa ước lệ tượng trưng, vừa kế thừa vừa cách tân sáng tạo. Cũng có trăng nhưng là "nàng trăng tự ngẩn ngơ" trên bầu trời. Không nói là trăng non đầu tháng, không hỏi "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già" mà lại nói là "nàng trăng". Một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu muôn thuở của xứ sở quê hương, gần gũi và thân thuộc từ bao đời nay được vẽ lên thật đẹp:

"Thỉnh thoang nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ... "

Hai tiếng "đã nghe", "đã vắng" gợi tả cái không gian bao la, vắng vẻ của những buổi chiều thu lành lạnh:

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.

Khổ cuối là một bức tranh thu tuyệt đẹp. Có vẻ đẹp của thiên nhiên, của mây trời, cánh chim. Có vẻ đẹp thiếu nữ. Cảnh đẹp, người đẹp mà thoáng buồn mơ hồ mênh mông. Mây và cánh chim gợi lên nỗi buồn đẹp chia li như "bèo dạt mây trôi" của tình ca! Thi sĩ đã lấy cái "động" của cánh chim bay, của áng mây chiều trôi để đặc tả cái êm đềm, yên tĩnh của cõi vật và lòng người:

"Mây vẩn từng không chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia li"...

Trong cái êm đềm, xa vắng ấy hiện lên hình ảnh thiếu nữ "ít nhiều" chưa xác định. Buồn tương tư, "buồn không nói". Một dáng điệu "tựa cửa nhìn xa", một tâm hồn "nghĩ ngợi gì" rất mơ hồ, xa xăm:

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"

Là mùa xuân hay mùa thu, là mùa hè hay mùa đông, giữa thiên nhiên trăm sắc nghìn hương ấy, hình ảnh thiếu nữ đa tình, duyên dáng luôn luôn thấp thoáng qua những vần thơ của Xuân Diệu. Thi sĩ đa tình nên thiếu nữ cũng đa tình?

"Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm

Hây hây thục nữ mắt như thuyền".

("Nụ cười xuân" - Thơ thơ)

Trong chùm thơ thu của Yên Đổ, tình thu buồn thấm thía cô đơn được thể hiện qua hình ảnh một ông lão, lúc đang "tựa gối ôm cần" trên một chiếc thuyền câu "bé tẻo teo" giữa chiếc ao thu "lạnh lẽo", lúc là một cụ già đang ngồi uống rượu ngà ngà say trong đêm sâu, có lúc lại là một nhà nho đang lặng ngắm cảnh thu, muốn cầm bút đề thơ mà phân vân, lưỡng lự... Còn trong thơ thu của Xuân Diệu là hình bóng một giai nhân trong tương tư, đang mộng tưởng. Đó cũng là một nét mới nói về mùa thu trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói trạng thái buồn mơ hồ, buồn không rõ nguyên cớ là một nét tâm trạng rất điển hình của hồn thơ Xuân Diệu:

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói... "

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...".

Đây mùa thu tới" là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Diệu. Bao nhiêu nét thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp mà buồn, bao nên cái hồn thu mênh mang, xao xuyến. Đáng yêu nhất là hình ảnh thiếu nữ, một dáng thu yêu kiều mộng tưởng "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì". Một trái tim đa tình, một ngòi bút tài hoa. Cách cảm và cách diễn tả rất mới, rất thơ. Đằng sau những sắc thu của đất trời, hoa lá, cây cỏ, của núi xa, của nàng trăng, của làn gió thu se lạnh,... là tiếng thu xôn xao, rung động trong tâm hồn thi sĩ tuổi đôi mươi và trong lòng thiếu nữ tuổi trăng tròn. Bài thơ cho ta nhiều ngẩn ngơ say cái hương sắc mùa thu xưa, mùa thu Hà Nội hơn nữa.

Bình luận (0)