số mol HCL trong 400ml dung dịch HCL0,5M là bao nhiêu
Bài 1: Trộn 300ml dung dịch NaOH 1,5M với 400ml dung dịch NaOH 2,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?
Bài 5: Cần lấy bao nhiêu lit dd HCl 0,2M để khi trộn với dd HCl 0,8M thì thu được 2lit dd HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.
B4:
nNaOH = 0,3 . 1,5 + 0,4 . 2,5 = 1,45 (mol)
VddNaOH = 0,3 + 0,4 = 0,7 (l)
CMddNaOH = 1,45/0,7 = 2,07M
B5:
nHCl (sau khi pha) = 0,5 . 2 = 1 (mol)
Gọi VHCl (0,2) = x (l); VHCl (0,8) = y (l)
x + y = 2 (1)
nHCl (0,2) = 0,2x (mol)
nHCl (0,8) = 0,8y (mol)
=> 0,2x + 0,8y = 1 (2)
(1)(2) => x = y = 1 (l)
Trộn 400ml dung dịch HCl 0,5M với 600ml dung dịch NaOH 0,5M Dung dịch thu được sau phản ứng có pH là bao nhiêu
\(n_{H^+}=0,4.0,5=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{OH^-}=0,6.0,5=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{OH^-dư}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\left[OH^-\right]=\dfrac{0,1}{0,4+0,6}=10^{-1}M\)
\(\Rightarrow\left[H^+\right]=10^{-13}M\)
\(\Rightarrow pH=13\)
cho 5,6 gam sắt tác dụng với axit clohiđric. tính khối lượng axit hcl tham gia phản ứng. vẫn dùng lượng sắt như trên tác dụng với 400ml dung dịch hcl nồng độ im chất nào còng dư sau phản ứng , lượng dư là bao nhiêu mol
Đề cho lượng 1 chất sao lại hỏi dư hay k
Hòa tan 12,4 gam Na2O vào nước thu được 400ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là bao nhiêu
\(n_{Na_2O}=\dfrac{12,4}{62}=0,2\left(mol\right)\\ Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\\ n_{NaOH}=0,2.2=0,4\left(mol\right)\\ C_{MddNaOH}=\dfrac{0,4}{0,4}=1\left(M\right)\)
\(n_{Na_2O}=\dfrac{12,4}{62}=0,2mol\\ Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\\ n_{NaOH}=0,2.2=0,4mol\\ C_{M_{NaOH}}=\dfrac{0,4}{0,4}=1M\)
Cho dung dịch X là hỗn hợp 2 axit: HCl và H2SO4 có tỉ lệ số mol là 1:2. Để trung hòa 500ml dung dịch X cần dùng 300ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch X là bao nhiêu?
A. 0,1
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,4.
Cho 5,4 gam bột Nhôm tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl
a) Tính nồng độ mol/lít dung dịch HCl đã dùng?
b) Lượng khí Hidro thu được ở trên cho qua bình đựng 32g CuO nung nóng.
- Chất nào dư sau phản ứng? khối lượng dư là bao nhiêu?
- Tính khối lượng chất rắn tạo thành sau phản ứng?
\(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2mol\)
a)\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
0,2 0,6 0,3
\(C_M=\dfrac{0,6}{0,4}=1,5M\)
b)\(n_{CuO}=\dfrac{32}{80}=0,4mol\)
\(CuO+H_2\rightarrow Cu+H_2O\)
0,4 0,3 0,3
Sau phản ứng CuO dư và dư \(\left(0,4-0,3\right)\cdot80=8g\)
\(m_{rắn}=m_{Cu}=0,3\cdot64=19,2g\)
Hòa tan 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400ml dung dịch HCL aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là bao nhiêu?
PTHH: \(MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\)
Ta có: \(n_{HCl}=2n_{Mg}=2\cdot\dfrac{10}{40}=0,5\left(mol\right)\) \(\Rightarrow V_{HCl}=\dfrac{0,5}{0,4}=1,25\left(M\right)\)
Pha loãng 400ml dung dịch HCl bằng 500ml nước thu được dung dịch có pH=1. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch HCl?
A. 0,25M
B. 0,225M
C. 0,215M
D. 0,235M
Đáp án B
Gọi nồng độ ban đầu của HCl là x M
nHCl ban đầu = 0,4x mol = nH+
[H+] = 0,4.x/0,9 = 10-1 suy ra x = 0,225M
a, Tính nồng độ mol/l của ion trong dung dịch HCl 7,3% (D = 1,25g/ml) b, Hòa tan hoàn toàn 6,345 gam Al trong 400ml dung dịch HCl 2M. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng (V dung dịch biến đổi không đáng kể).
a)
Coi V dd HCl = 100(ml)
m dd HCl = 1,25.100 = 125(gam)
n HCl = 125.7,3%/36,5 = 0,25(mol)
[H+ ] = [Cl- ] = CM HCl = 0,25/0,1 = 2,5M
b)
n Al = 0,235(mol)
2Al + 6HCl $\to$ 2AlCl3 + 3H2
n HCl pư = 3n Al = 0,705(mol)
n HCl dư = 0,4.2 - 0,705 = 0,095(mol)
[H+ ] = CM HCl dư = 0,095/0,4 = 0,2375M
pH = -log([H+ ]) = 0,624