Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.
Trình bày việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta. Tại sao các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển ?
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Để bảo vệ môi trường biển cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển hợp lí, bảo vệ môi trường biển trong sạch. vậy kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở đây là gì
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ các vùng biển
- Hạn chế các hoạt động khai thác tài nguyên biển bừa bãi. Nghiêm cấm các hoạt động nạo vét, phá hoại tài nguyên biển
- Cải thiện nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn các nguy cơ làm hại đến các sinh vật và tài nguyên trong môi trường biển
Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải:
A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung
B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
D. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản
Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải:
A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung
B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
D. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản
Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
Đáp án cần chọn là: A
Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên, áp dụng' công nghệ hiện đại trong khai thác tài nguyên là
A. mục tiêu
B. thực trạng
C. phương hướng
D. ý nghĩa
Tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?
Việc khai thác nguồn lợi từ biển đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải sản...). Theo ước tính hiện nay, tỷ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước. Kinh tế biển đã được các cấp, các ngành, nhất là những tỉnh ven biển chú ý hơn.
trình bày hiểu biết của em về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
a. Thực trạng:
- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.
- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
b. Biện pháp bảo vệ:
- Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
- Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước ta.
Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:
A. Thềm lục địa
B. Tiếp giáp lãnh hải
C. Vùng đặc quyền kinh tế
D. Nội thủy
Chọn: C.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân cần phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo?
1) Đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
2) Bảo vệ môi trường biển vốn không thể chia cắt được.
3) Bảo vệ môi trường đảo vốn rất nhạy cảm trước tác động của con người.
4) Kết hợp khai thác hải sản với bảo vệ chủ quyền vùng biển đất nước
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4