Những câu hỏi liên quan
LD
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
1 tháng 4 2022 lúc 10:48

có cần phải đăng lại câu hỏi ko trời :v

Bình luận (3)
TC
1 tháng 4 2022 lúc 11:36

refer

 

tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km². Địa hình thấp dần từ tây sang đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía đông. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ là hai lưu vực sông chính.

Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam. Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh còn ít. Việc đẩy mạnh trồng rừng trong những năm gần đây đã tăng diện tích đất có rừng của Quảng Nam lên hơn 55% vào năm 2014. Đây là một trong những địa phương có diện tích đất có rừng cao nhất cả nước. Rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh, nơi mà các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được bảo tồn. Nhân sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1,000 m của núi Ngọc Linh.

Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành),... Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái).

Địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.

Thủy văn

Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ.

Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.

Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến thị trấn Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km²) là 127 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km²) là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 10, 11, 12) chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng 2 đến tháng 8) rất thấp. Hai tháng 1 và 9 là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường. Lưu lượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trong vùng.

Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thủy điện trên địa bàn. Tính đến 2015, trên địa bàn Quảng Nam có 8 dự án thủy điện có công suất lớn (trên 100 MW) và 35 thủy điện có công suất nhỏ. Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Kôn 2... đã và đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.

Bình luận (0)
KS
2 tháng 4 2022 lúc 5:23

refer

 

tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km². Địa hình thấp dần từ tây sang đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía đông. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ là hai lưu vực sông chính.

Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam. Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh còn ít. Việc đẩy mạnh trồng rừng trong những năm gần đây đã tăng diện tích đất có rừng của Quảng Nam lên hơn 55% vào năm 2014. Đây là một trong những địa phương có diện tích đất có rừng cao nhất cả nước. Rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh, nơi mà các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được bảo tồn. Nhân sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1,000 m của núi Ngọc Linh.

Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành),... Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái).

Địa hình

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.

Thủy văn

Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ.

Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.

Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến thị trấn Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km²) là 127 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km²) là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 10, 11, 12) chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng 2 đến tháng 8) rất thấp. Hai tháng 1 và 9 là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường. Lưu lượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trong vùng.

Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thủy điện trên địa bàn. Tính đến 2015, trên địa bàn Quảng Nam có 8 dự án thủy điện có công suất lớn (trên 100 MW) và 35 thủy điện có công suất nhỏ. Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 2, Đăk Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Kôn 2... đã và đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
HD
3 tháng 4 2022 lúc 21:22

bucminh

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 10 2023 lúc 14:50

Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất trồng và sinh vật là các yếu tố tự nhiên quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau ở huyện Phú Ninh hoặc bất kỳ vùng địa lý nào. Dưới đây là mối quan hệ giữa chúng:

- Địa hình: Địa hình của huyện Phú Ninh có thể ảnh hưởng đến cường độ và phân bố của khí hậu. Ví dụ, các vùng đất cao có thể có nhiệt độ thấp hơn so với vùng đồng bằng, và nó có thể tạo ra sự khác biệt về khí hậu và thực địa.

- Khí hậu: Địa hình có thể tạo ra hiện tượng khí hậu đặc biệt trong các thung lũng hoặc khu vực có độ cao khác nhau. Khí hậu lại ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật, đặc biệt là thực vật và động vật.

- Sông ngòi: Địa hình xác định hệ thống sông ngòi và mạng lưới thủy vực của vùng. Sông ngòi có thể là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho đất trồng, và cũng là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật thủy sinh.

- Đất trồng: Loại đất và địa hình có thể ảnh hưởng đến khả năng trồng trọt và năng suất nông nghiệp. Đất trồng tốt cung cấp nguồn thức ăn cho cộng đồng và có thể quyết định sự phát triển kinh tế của khu vực.

- Sinh vật: Môi trường địa hình và khí hậu xác định loài cây và động vật có thể sống và phát triển ở khu vực này. Sinh vật cũng có vai trò trong việc duy trì hệ sinh thái và cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân.

Vì vậy, tất cả các thành phần tự nhiên này liên quan chặt chẽ và tạo nên một hệ thống phức tạp của mối quan hệ tự nhiên tại huyện Phú Ninh.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
ND
26 tháng 10 2023 lúc 17:23

1. Mối quan hệ với khí hậu:

   - Địa hình của Bình Định, bao gồm bờ biển ven biển và các dãy núi và đồi núi, ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực. Bờ biển có thể làm tăng độ ẩm và tạo ra một tác động lành mạnh đối với khí hậu.
   - Nhiệt độ và mức độ mưa có thể thay đổi theo độ cao và vị trí địa lý trong tỉnh. Khu vực núi có thể có nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa nhiều hơn so với khu vực ven biển.
   
2. Mối quan hệ với sông ngòi:
   - Địa hình đồi núi ở Bình Định là nguồn gốc của nhiều con sông và suối. Nước mưa từ các dãy núi có thể chảy xuống tạo ra nguồn nước cho các con sông và suối.
   - Các sông và suối này cung cấp nguồn nước quan trọng cho nông nghiệp, đời sống và công nghiệp trong tỉnh.

3. Mối quan hệ với đất trồng:
   - Địa hình đa dạng của Bình Định ảnh hưởng đến loại đất trong khu vực. Các vùng đồi núi thường có đất nhiều đá, trong khi các vùng ven biển có đất phù sa và đất phù sa.
   - Loại đất này có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trồng trọt và năng suất nông nghiệp. Đất phù sa thường rất phù hợp cho trồng lúa và cây lấy cỏ.

4. Mối quan hệ với sinh vật:
   - Địa hình và đa dạng của môi trường ở Bình Định cung cấp môi trường sống đa dạng cho các loài thực vật và động vật. Các khu vực núi và rừng rậm là nơi ẩn náu của nhiều loài quý hiếm.
   - Bờ biển cũng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động vật biển và là nguồn thức ăn quan trọng cho cả người và động vật.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
HT
26 tháng 2 2022 lúc 6:46

mình cũng ko biết

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
LL
15 tháng 3 2022 lúc 6:51

Các thành phần tự nhiên có các  mối quan hệ bền chặt để tạo nên môi trường ; cảnh quan ; giúp tô điểm thêm rất nhiều 

Bình luận (0)