Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
HB
8 tháng 3 2018 lúc 8:50

1 cho 2 ví dụ về nhịp 3/4

Bụi Phấn - Vũ Hoàng - Lê Văn Lộc
Ngày đầu tiên đi học - Nguyễn Ngọc Thiện - Viễn Phương

Tiến lên đoàn viên - Phạm Tuyên

Tiến lên đoàn viên - Phạm Tuyên

2

. Ngay từ năm 6 tuổi, với tài năng thiên bẩm hiếm có của mình, Mozart đã kiếm tiền nhiều gấp 60 lần người cha của mình, khi đó là một nhạc sỹ cung đình. Nhiều người khi đó đã gọi ông với cái tên “Thiên tài của thiên tài”.Mozart tập đánh đàn clavico khi lên 3 tuổi. 5 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác và học violin cùng với cha.Mới 6 tuổi, Mozart đã được mời trình diễn tại thủ đô Vienne của nước Áo, trước mặt Nữ hoàng Marie- Thérèse và triều đình. Ở đó, người ta đã bịt mắt để thách đố cậu trình diễn, rồi lại dùng một tấm khăn phủ lên bàn phím, tuy nhiên Mozart vẫn hoàn thành xuất sắc tác phẩm của mình. Việc chơi nhạc đối với Mozart ngay từ tấm bé cũng cần như việc hít thở. Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ Mozart đã sáng tác ngay trên giường. Được trời ban cho một trí nhớ phi thường, ngay từ lúc 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó không có gì ngoài việc cứ tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào.

Bình luận (0)
JC
Xem chi tiết
ND
30 tháng 1 2021 lúc 16:37

Anh chưa hiểu ý câu 1 cho lắm em ạ!

Câu 2 thì em nêu những ý đặc sắc nhất: giới thiệu nhân vật, ngoại hình, tính cách, những đặc sắc nghệ thuật thể hiện rõ nhân vật, điểm em thích nhất của nhân vật, ý nghĩa hình tượng nhân vật!

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
TM
12 tháng 11 2021 lúc 19:51

Tham khảo

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

Bình luận (1)
TM
12 tháng 11 2021 lúc 19:50

Tham khảo

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

 

Bình luận (1)
TM
12 tháng 11 2021 lúc 19:52

tham KHảo

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
MN
12 tháng 11 2021 lúc 19:58

Em tham khảo:

Bài 1:

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

Bài 2:

    Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, cậu thì không được đẹp như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tình cảm nhân hậu, trong sáng của Kiều Phương.

Bình luận (0)
LV
Xem chi tiết
H24
5 tháng 5 2021 lúc 14:28

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ nói về chuyện mua bán đất đai. Bức thư gửi thủ lĩnh da đỏ được xem là một trong  những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Vì qua giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng việc sử dụng đa dạng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên, bảo vệ mạng sống của chính mình.

Bình luận (2)
HC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 1 2018 lúc 14:53

Người đàn bà vùng biển:

- Ngoại hình xấu xí, thô kệch

- Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ

- Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành

- Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ,nhục nhã

- Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh

*Nhân vật người chồng

- Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ

→ Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ

*Chị em Phác

+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em

+ Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời

→ Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

*Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

+ Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời

→ Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 8 2017 lúc 6:23

- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.

- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…

- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…

- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.

⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
MT
8 tháng 10 2017 lúc 10:14

- Về người đàn bà vùng biển: tác giả gọi một các phiếm định "Người đàn bà", điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi"; người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu lên một tiếng, không chống trả, không trốn chạy. "Tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài"... Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông.

- Về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến "anh con trai" cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát ", "hai con mắt đầy vẻ độc dụ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ/vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình".

- Về chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy, chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu của một cậu bé con còn nhỏ, theo cách một đứa con trai vùng biển. Nó "lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lấy đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh". Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.

- Nghệ sĩ nhiêp ảnh: vốn là người lính thường vào sinh ra tử. Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì diều kiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra sự bạo hành của cái xâu, cái ác ngay sau cảnh đẹp huyền ảo trên biển. Hơn bao giờ hết. Phùng hiểu rõ: trước khi một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.


Bình luận (0)