câu thơ "chỉ con mới naag nổi chính mình " có ý nghĩa như nào
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
“Con ở miền nam ra thăm lăng bác” Câu 2: Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ. Trong khổ thơ em vừa chép, nổi bật lên hình ảnh hàng tre. Hình ảnh đó còn được nhắc đến trong những câu thơ nào khác của bài? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì? Câu 3: Dựa vào khổ thơ (em vừa hoàn thành ở câu 2), hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp để làm rõ cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác. Trong đoạn có sử dụng câu chủ động và thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chú thích rõ). Giúp e với ạa
Câu 2:
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."
Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...".
Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:
- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc
- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người.
- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc
Câu 3:
Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.
Câu 2:
Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.
- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.
Câu 3:
Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.
✿Tuệ Lâm☕
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Chân phải bước tới cha ... Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời" (Trích Nói với con - Y Phương) a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích b) Cụm từ "người đồng mình" trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? c) Nêu ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của các từ "đan, cài, ken" trong câu thơ: "Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát" d) Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
1 + 2 = ?
hả các anh lớp cao nhắc em
Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.
a. Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì?
b. Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào?
c. Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên
a. Lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con
b. Quan hệ đối lập
c. Hạnh phúc của con khi có mẹ
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
A. Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.
B. Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số.
C. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.
D. Cả A, B, C đều đúng
Hai câu thơ “Ta đi trọn kiếp con người- cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?
A. Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
B. Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn/ Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
C. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ/ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
D. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát/ Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
7*. Em hiểu hai câu thơ:
Nơi quê cũ ơi tình sâu nghĩa nặng
Tuổi thơ nào say đắm của ngày xưa...
có ý nghĩa như thế nào?
giúp mình với các bạn ơi 5h mình phải nộp rùi
Bài 4. Cho câu thơ sau:
Khi con tu hú gọi bầy
1. Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
2. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ?
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.
5. Kể tên 02 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự như hoàn cảnh sáng tác bài thơ nói trên, nêu rõ tên tác giả của từng tác phẩm.
6. Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống được khắc họa trong đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn được trình bày theo cách tổng phân hợp (khoảng 12 câu). Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định. (gạch chân và chú thích rõ câu phủ định đó).
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn Râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
đoạn thơ trên nằm trong bài thơ "khi con tu hú" của Tố Hữu
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới trong văn bản “Bài toán dân số”?
- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.
- Việc sử dụng câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.
Cho đoạn thơ “Không có kính, rồi xe không có đèn
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Câu 1. Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 2. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng được dùng với ý nghĩa như thế nào .
Câu 3. “Không có kính ... thùng xe có xước” xác định BPNT và phân tích hiệu quả nghệ thuật của BPNT đó trong hai câu thơ trên?
Câu 4. Nêu tác dụng của thủ pháp đối lập được sử dụng trong khổ thơ.
Câu 1: Mục tiêu chiến đấu của các anh chiến sĩ: vì miền Nam thân yêu, vì ngày giải phóng dân tộc.
Câu 2: Nghĩa gốc.
Câu 3: BPNT: Điệp từ (không có). Cho thấy những gian khổ, khó khăn mà người lính phải trải qua.
Câu 4: Thủ pháp đối lập KHÔNG CÓ # CÓ. Cho thấy dù có nhiều cái không có, nhưng chỉ cần một cái CÓ - TRÁI TIM đã đánh bại được những thứ không có mà những anh bộ đội phải chịu đựng. Là niềm tin mãnh liệt cho các anh.