Những câu hỏi liên quan
DQ
Xem chi tiết
NP
25 tháng 7 2021 lúc 22:27

Tham khảo:

- Nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

- Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng các

-​ Các biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Biến chứng mắt. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. ...Biến chứng về tim mạch. ...Biến chứng về thần kinh. ...Biến chứng về thận. ...Hạ đường huyết. ...Hôn mê                
Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
DC
3 tháng 1 2020 lúc 5:10

Đáp án: A

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
MH
20 tháng 1 2021 lúc 17:13

Nguyên nhân bệnh tiểu đường: di truyền, béo phì, mỡ bụng, stress, ít vận động, sỏi thận, ngủ không đủ giấc, buồng trứng đa nang, bỏ bữa ăn sáng, ....

Cơ chế bệnh tiểu đường: 

+ Tuýp 1: Tuyến tụy sản xuất ít hoặc không có insulin. Insulin là một hormone cần thiết để cho phép đường (glucose) đi vào tế bào để tạo ra năng lượng. Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường

+ Tuýp 2: Tuyến tụy bài tiết đủ insuline nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insuline hoặc do lượng Glucose đưa vào cơ thể quá nhiều, insuline do tụy tiết ra không đủ để đáp ứng việc vận chuyển chúng vào trong tế bào. Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường:

+ Liên tục khát nước. 

+ Đi tiểu nhiều lần trong ngày. 

+ Sụt cân bất thường. 

+ Đói và mệt mỏi. 

+ Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm. 

+ Thị lực yếu đi.

Cách phòng chống bệnh tiểu đường

- Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:

+ Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

+ Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ

+ Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần

+ Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật

+ Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn

+ Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo

+ Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

- Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình

+ Hàng ngày, có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

+ Để nhớ và duy trì được thói quen này, nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết nhanh chóng

 

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
DC
28 tháng 8 2017 lúc 3:57

- Protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt vì các vòng xoắn dạng sợi được bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.

- Amilaza trong nước bọt ở khoang miệng biến đổi một phần tinh bột thành đường mantozo.

- Do sự rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tụy ( sự thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin) dẫn tới tình trạng bệnh tiểu đường. Insulin có vai trò chuyển hóa đường glucozo thành glucogen để dự trữ ở gan cho cơ thể sử dụng khi thiếu hụt. Khi việc sản xuất insulin bị giảm làm cho hàm lượng glucozo trong máu tăng lên, lượng này sẽ bị lọc và thải ra ngoài tại thận nên lượng đường trong nước tiểu tăng (chứng tiểu đường). Trong khi đó lượng đường dự trữ thì hạn chế nên cơ thể dễ dàng bị thiếu hụt đường nếu không kịp bổ sung.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TQ
27 tháng 1 2023 lúc 19:39

Để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì chúng ta cần:

- Kiểm soát cân nặng hợp lí.

- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và độ tuổi.

- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao.

- Ăn ngủ đúng giờ, lập kế hoach đồng hồ sinh học hợp lí, hiệu quả.

- Hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán ngập dầu, chiên lại nhiều lần

Bình luận (0)
NT
27 tháng 1 2023 lúc 19:22

-Kiểm soát cân nặng hợp lí

-Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ

-Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
VH
22 tháng 3 2022 lúc 14:24

tham khảo

 

a. Nguyên nhân gây bệnh mắt hột
 Bệnh mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatisgây ra. Một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh mắt hột bao gồm:

Chlamydia Trachomatis ngoài gây bệnh ở mắt ra còn có thể gây bệnh ở đường tiết niệu sinh dục có hột ở người. Chúng có 15 tuýp huyết thanh khác nhau có thể gây bệnh ở mắt, đường sinh dục.
Khả năng tồn tại của vi khuẩn này rất tốt trong môi trường lạnh có thể sống hàng tuần ở môi trường có nhiệt độ thấp, với nhiệt độ cao chúng chết ở 50 độ C trong vòng 15 phút. Ngoài cơ thể người, không tồn tại được quá 24 giờ.
Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Điều kiện sống thấp tạo điều kiện cho các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.
Sống trong điều kiện đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn và khả năng lây lan dễ dàng hơn.
Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt là ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn.
Tuổi tác: Trẻ từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.

b. (Tham khảo) Một nơron thần kinh sinh ra điện thế hoạt động và lan truyền dọc theo sợi trục của nó, sau đó truyền tín hiệu này qua synap thần kinh bằng cách giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, gây ra phản ứng ở một nơron thần kinh khác hoặc một tế bào của cơ quan đáp ứng (ví dụ tế bào cơ, hầu hết các tế bào nội tiết và ngoại tiết). Tín hiệu có thể kích thích hoặc ức chế tế bào tiếp nhận, phụ thuộc vào chất dẫn truyền thần kinh và thụ thể tham gia.
Trong hệ thần kinh trung ương, các kết nối rất phức tạp. Một xung thần kinh từ một nơron thần kinh truyền đến một nơron thần kinh khác nhờ xung thần kinh lan truyền từ sợi trục đến thân tế bào, từ sợi trục đến tua gai (các nhánh tiếp nhận xung thần kinh của nơ-ron), từ thân tế bào đến thân tế bào hoặc từ tua gai đến tua gai. Một nơron có thể đồng thời nhận được nhiều xung thần kinh - hoạt hóa và ức chế từ các nơron khác và tích hợp đồng thời các xung thần kinh thành một số các dạng dẫn truyền khác nhau.

c. Tiểu não nằm phía sau dưới não, giúp kiểm soát sự cân bằng và điều khiển các hoạt động như di chuyển hay nói chuyện. Thân não được kết nối với tủy sống để kiểm soát thân nhiệt và cảm giác no đói.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
24 tháng 7 2023 lúc 8:19

Tham khảo!

 

Tên và nguyên nhân một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Viêm thận

Do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, chủ yếu là các vi khuẩn gram âm.

Viêm đường tiết niệu

Do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển lan tới bàng quang.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Do lượng nước tiểu quá ít; do nông độ các chất khoáng bên trong nước tiểu tăng cao hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây lắng đọng, kết tủa muối calcium trong thận.

Suy thận

Do giảm lượng máu đến thận; do bất thường trong vấn đề đào thải nước tiểu như không đào thải được nước tiểu do bệnh ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt,…; hoặc do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc kim loại nặng,…

Bình luận (0)