Những câu hỏi liên quan
LY
Xem chi tiết
YO
25 tháng 10 2016 lúc 21:20

Wikipedia nha bạn :) Nhìn chung thuyết minh khá dễ vì không cần biểu cảm hay kể chuyện tùm lum các thứ nhưng không được nhầm lẫn với miêu tả. Nhớ dàn bài là làm được.

Bình luận (0)
XY
4 tháng 9 2019 lúc 8:51

Cửa Tùng là một bãi biển đẹp tuyệt vời ở Quảng Trị. Những tour du lịch thương mại ít khi đưa khách đến với bãi biển này và Cửa Tùng dường như chỉ còn là nơi thu hút du khách địa phương. Trong khi đó, nó đã từng được mệnh danh là nữ hoàng của các bãi tắm.


19/05/2008 15:40
Từ cầu Hiền Lương, chiếc cầu nối đôi bờ Vĩnh Linh và Gio Linh, đi khoảng 10 km về phía Ðông Bắc, người ta có thể nhìn thấy bãi biển xinh đẹp này. Nó là một điểm nhấn đẹp đẽ và nên thơ trong cả một vùng cửa biển.

Những điều chỉ có ở Cửa Tùng
Nằm phía Bắc cửa biển, bãi tắm là một bãi cát thon dài nằm phơi mình dưới làn nước xanh. Ðây là một bãi tắm êm đềm bởi nó được bao bọc kỹ lưỡng bởi bà mẹ thiên nhiên. Hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai đã tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Nếu như đứng trên mỏm đồi đất đỏ ăn ra phía biển mà nhìn xuống Cửa Tùng, người ta có thể thấy một quang cảnh tuyệt đẹp trải ra trước mắt. Một người Pháp khá am tường về xứ Quảng Trị xưa là ông A. Laborde đã từng mô tả về Cửa Tùng như một bãi biển đẹp nhất trong ký ức của mình. Ông viết: "Cửa Tùng có cái sắc thái đặc biệt là nó được cấu tạo bởi một dải nguyên xanh tươi với độ cao 20m dựng xiên thành bờ dốc trên một bãi biển có độ dốc thoai thoải và nhẹ nhàng..."

Một nét đặc biệt của Cửa Tùng chính là độ thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển. Và có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời. Nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương.


Gắn với những kỳ tích và lịch sử
Du khách có thể lang thang trong vùng biển này để tìm đến với làng biển Cát Sơn hàng trăm năm nay đã nổi tiếng với những nghề như đánh cá, bịt trống, mộc và khảm xà cừ. Bạn cũng có thể tìm ra ở đây ngôi nhà nghỉ mát của vua Duy Tân từ 1896. Ngoài ra, các nhà nghỉ mát cũ cũng rải rác ở đó đây vốn xưa là nhà nghỉ của các cố đạo và tu sĩ. Tại Cửa Tùng, người Pháp cũng đã từng đặt các đồn binh, sở bưu điện và sở thương chánh phục vụ khách du lịch và các cơ quan này chuyên phục vụ khách du lịch đã tồn tại đến trước năm 1945. Tuy nhiên, những dấu ấn lịch sử không chỉ có vậy. Cửa Tùng là tâm điểm của đường phân chia giới tuyến quân sự: Vĩ tuyến 17 nổi tiếng với nhiều đau thương và mất mát. Và đằng xa, cách bờ biển hơn 30km chính là đảo Cồn Cỏ anh hùng.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
H24
23 tháng 3 2021 lúc 20:09

Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh gắn liền với những sự kiện lịch sử, những giai đoạn thời kỳ đen tối khốc liệt của dân tộc. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến thành cổ Quảng Trị, nơi được mệnh danh là “ nghĩa trang không nấm mồ”. Thuyết minh về di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị Thành cổ Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Theo sử cũ , thành được xây dựng dưới triều Nguyễn vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Thành được dùng làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính, đến năm 1929 Pháp cho xây thêm nhà lao để giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Nơi đây đã ghi lại dấu ấn của một cuộc chiến khốc liệt nhuộm màu bi thương giữa quân ta với Mỹ – Ngụy vào năm 1972 suốt 81 ngày đêm. Nguyên nhân diễn ra trận chiến này là sau khi quân giải phóng của ta đã chiếm được thành cổ Quảng Trị, Mỹ không chấp nhận được việc mất thành nên chúng muốn phát động cuộc chiến vừa để giành lại thành vừa để gây sức ép với nước ta trên Hội nghị Paris. Trong suốt 81 ngày đêm ấy, chúng xả xuống hơn 328.000 tấn bom đạn cùng với lực lượng quân đội tiến đánh với số lượng khổng lồ, thế nhưng điều đó không làm nhụt chí những người lính giải phóng quân ấy, họ mặc mưa bom bão đạn, tiến về phía trước với một niềm tin chiến thắng mãnh liệt với lý tưởng cao đẹp bảo vệ Tổ Quốc. Kết thúc cuộc chiến, chiến thắng nghiêng về quân ta nhưng lực lượng bên ta bị thiệt hại nặng nề, hơn 4000-10000 người lính đã gieo mình xuống đất, vì thế mà thành cổ trở thành vùng đất thiêng, “ cối xay thịt người” gợi nhắc người dân Việt Nam về sự kiện đẫm máu ấy, về nền hòa bình được tạo dựng ngày hôm nay được đánh đổi bằng biết bao xương máu của ông cha ta. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, thành cổ Quảng Trị chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành. Ban đầu, thành cổ Quảng Trị được xây bằng đất nhưng đến 1839 dưới thời vua Minh Mạng, thành được xây lại bằng gạch, mang kiến trúc phòng thành. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương. Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như Hành cung, Dinh Tuần phủ, dinh Án sát, ngục thất, khám đường…, Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ. Không chỉ mang nét đẹp cổ kính, trầm lặng mà bi thương, thành cổ Quảng Trị còn có giá trị lịch sử và chính trị vô cùng to lớn. Nơi đây là đại diện cho nét đặc trưng của kiến trúc cũng như lĩnh vực quân sự dưới triều Nguyễn, đồng thời mang ý nghĩa là một trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của một địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử, và là chứng nhân của lịch sử, chứng kiến thời kỳ suy thoái, đầy biến động của dân tộc _ triều Nguyễn, chứng kiến những sự khổ đau, đói nghèo của nhân dân dưới thời Pháp thuộc, thời đế quốc Mỹ xâm lăng, và chứng kiến tinh thần dũng cảm bất khuất của những người lính đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Có thể nói, thành cổ Quảng Trị là di tích lịch sử quan trọng với nhiều ý nghĩa và giá trị to lớn, là miền đất mà khi đặt chân đến đây, lắng nghe câu chuyện lịch sử, có lẽ ai cũng không thể kìm được cảm xúc bồi hồi, tiếc thương cho những “ người hùng vô danh” đã gieo mình xuống nơi đây, mãi mãi không thể trở về quê hương, gia đình. Nơi đây đã trở thành điểm đến nổi tiếng của nhiều du khách tứ phương và người dân bản địa và được bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy. Bài viết số 2: Thuyết minh về di tích chiến tranh kiêu hùng Cổ thành Quảng Trị “Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa. Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ…” Nói đến Quảng Trị ta không thể không nhắc đến thành cổ Quảng Trị, danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử và là nơi tưởng niệm về những anh hùng liệt sĩ của “một thời máu đổ”. Thuyết minh về di tích chiến tranh kiêu hùng Cổ thành Quảng Trị Thành cổ Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, là di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Thành được xây dựng bằng đất dưới triều vua Gia Long, ban đầu thành cổ Quảng Trị nằm ở phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Đến đời vua Minh Mạng,năm 1837, thành được xây lại bằng gạch. Dưới triều Nguyễn, thành đóng vai trò là thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, dưới thời nửa Pháp thuộc – nửa phong kiến, Pháp xây thêm nhà lao để giam giữ những người tù chính trị. Sở dĩ nơi đây được mệnh danh là “ nghĩa trang không nấm mồ” bởi nó gắn liền với cuộc chiến tàn khốc, dữ dội giữa quân giải phóng với Mỹ – Ngụy trong chiến dịch Xuân – Hè năm 1972. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến là bởi Mỹ muốn chiếm lại thành cổ Quảng Trị và tạo niềm tin cho quân đội sau chuỗi dài thất bại và cũng như để tạo sức ép với Việt Nam trong hội nghị Paris. Trong suốt 81 ngày đêm, Mỹ mở cuộc tấn công lớn với hơn 328.000 tấn bom đạn cùng với lực lượng quân đội khổng lồ tiến đánh dưới sự trợ giúp của chình quyền Ngụy Sài Gòn. Tuy cuộc chiến kết thúc bằng chiến thắng vang dội bên ta nhưng để lại sự thiệt hại nặng nề với hơn 4000-10000 người lính đã ngã mình xuống nơi đây không kể hàng trăm người bị thương cùng hàng nghìn người mất tích. Việc chiến thắng Mỹ – Ngụy đã góp phần giúp nước ta dành được lợi thế về tinh thần để dẫn đến thắng lợi cuối cùng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Không chỉ ghi lại dấu tích về một sự kiện đẫm máu mà bi thương của dân tộc, mà thành Cổ Quảng Trị còn mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương. Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như Hành cung, Dinh Tuần phủ, dinh Án sát, ngục thất, khám đường…, Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ. Có thể nói thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa to lớn về mặt quân sự, cung cấp tư liệu nghiên cứu lịch sử về thời Nguyễn và là một trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của một địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử, đồng thời nơi đây còn có giá trị về lịch sự bởi thành chính là chứng nhân của một lịch sử đen tối, đầy biến động, bi thương của cả dân tộc, nó chứng kiến sự suy thoái và sụp đổ của nhà Nguyễn và chứng kiến tội ác của thực dân Pháp cũng như Đế quốc Mỹ, chính quyền Ngụy Sài Gòn đã bóc lột, hành hạ nhân dân ta qua hàng chục thập kỷ. Như vậy, thành cổ Quảng Trị đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng với người dân đất Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng. Những giá trị của nơi đây cần được bảo tồn, duy trì và phát huy, lưu truyền lại cho thế hệ nay và mai sau để những thế hệ ấy có cơ hội tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về lịch sử nước nhà từ đó thêm trân trọng nền hòa bình của đất nước bởi nó đã được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của ông cha ta và để có thêm động lực, có thêm lý do mục tiêu cố gắng học tập để cống hiến cho quê hương, đất nước. Qua bao thăng trầm lịch sử, thành cổ Quảng Trị vẫn ở đó, nhưng người đã mãi ra đi không thể quay về. Là nhân chứng cho những tội ác của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, cũng là nhân chứng cho những nỗi đau bi thương của cả dân tộc, mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Nơi những người anh hùng đã nằm xuống vì sự tàn bạo của chiến tranh. Qua bài thuyết minh về Thành cổ Quảng Trị, chúng ta sẽ phần nào thấu hiểu nổi đau của sự mất mát, sự khốc liệt của chiến tranh đã để lại. Đồng thời cũng đề cao ý chí chiến đấu của dân tộc ta, đánh đổi xương máu để giành lấy hòa bình.

Bình luận (0)
MN
23 tháng 3 2021 lúc 20:10

Tham khảo:

Thành cổ Quảng Trị là điểm dừng chân thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt vì những câu chuyện huyền thoại và chứng tích bi tráng của nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu 81 ngày đêm năm 1972 giữa quân dân ta với Mỹ-ngụy. 

Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón du khách bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị – đặc biệt là ở Thành cổ - khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Được biết, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi. Đến thăm Thành cổ, du khách sẽ được nghe kể lại những câu chuyện huyền thoại bởi các hướng dẫn viên của Di tích Thành cổ. Đặc biệt trong ngày lễ, kỷ niệm, ngày rằm, mùng một... sông Thạch Hãn chảy quanh Thành cổ trở thành dòng sông hoa tươi và hoa đăng do những cựu chiến binh và nhiều người dân của thị xã thả xuống. Từ rất lâu rồi, việc thả hoa xuống sông Thạch Hãn đã trở thành một tập quán đẹp của chính quyền và nhân dân địa phương. Đến Thành cổ trong những dịp này, trong lòng du khách sẽ lưu lại dấu ấn rất sâu đậm. Du khách sẽ cảm thấy như đang có một sợi dây vô hình kết nối hiện tại với quá khứ, hiểu thêm những nét đẹp trong tình cảm và đời sống tâm linh của người dân sống quanh Thành cổ. 

Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi. 

Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Từ Thành cổ có thể ra Bắc, vào Nam bằng đường bộ lẫn thủy thuận tiện. Theo sử liệu, ban đầu thành chỉ đắp bằng đất, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự với 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành sâu hơn 3 mét, rộng hơn 18 mét. Các cửa thành đều được xây vòm cuốn với vọng lâu, mái cong lợp ngói âm dương. Bên ngoài mỗi cửa đều có một chiếc cầu uốn cong bắc qua hào thành. Bên trong thành có hành cung được bảo vệ bởi hệ thống tường cao, dày, có nhà ở của các vị Vua khi đi kinh lý qua hay dự lễ thăng chức của các quan. Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta. 

Cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
20 tháng 4 2020 lúc 17:24

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đên thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán năm lặng lẽ bên những cánh đông mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.

Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, cối đá đã thay băng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiêu như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mỉ phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.

Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hòi, chiêu đãi bạn bè... mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đôi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quảng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. “Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn cùng".

Bình luận (0)
PC
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
H24
21 tháng 3 2021 lúc 22:47

Qua bến phà Châu Giang ở Châu Đốc là đến làng Chăm. Một dãy nhà sàn, vách ván, lợp ngói đỏ tươi hiện ra, nằm san sát nhau bên dòng sông Châu Đốc. Con đường đất chạy dài, uốn lượn theo bờ sông. Hai hàng cây xanh tươi, mát rượi bên đường. Trên đường, nhiều đàn ông Chăm đội mũ vải màu trắng, có khi mặt áo thun, áo sơ mi hoặc ở trần, vận sà rông kẽ sọc xanh, đỏ. Phụ nữ Chăm thường ít khi ra đường, đặc biệt là khi nhà có khách là đàn ông họ lại càng tránh mặt. Người Chăm tỏ ra khá thân thiện và hiền lành. Họ sống cởi mở và dễ tiếp xúc.

nguoi cham

Kinh tế trong gia đình người Chăm khá dư dả. Nghề nghiệp chính của bà con là buôn bán nhỏ, đánh bắt thủy sản và làm các nghề thủ công truyền thống. Người Chăm ít buôn bán qua trung gian. Phần lớn, họ trực tiếp tiếp cận thị trường. Hàng hóa do họ làm ra trực tiếp đem ra chợ bán. Chính điều này là ưu điểm giúp người Chăm có sự giao lưu văn hóa với những dân tộc khác.

Người dân ở đây có tập quán sống theo triền sông, vì vậy nghề đánh bắt thủy sản đã là nghề truyền thống từ bao đời nay. Họ không chỉ quăng lưới hay mà còn đẹp nữa. Nếu có dịp nào bạn đứng bên bờ sông Châu Đốc, thấy những người đàn ông mình trần, vận sà rong, quăng một tay lưới nặng, phủ cả mặt sông tạo thành một vòng to, lượn sóng từ không trung rồi từ từ phủ xuống mặt sông, thì đó chính là người Chăm.

tho cam Chăm

Đồng bào Chăm ở An Giang còn nổi tiếng với nghề dệt lụa và thổ cẩm… Đó là do họ sở hữu được những bí quyết gia truyền của nghề như: phải dùng tơ chín, nhuộm bằng vỏ trái mặc nưa, kỹ thuật dệt hoa mây, lồng đèn, vân, lãnh… Đặc biệt xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu, hộp đựng nữ trang… cũng là những mặt hàng được du khách rất ưa chuộng, tìm kiếm. Làng nghề dệt lụa của người Chăm ở An Giang đã từng một thời nức tiếng xa gần, góp phần quan trọng hình thành nên một trung tâm tơ lụa lớn nhất miền Nam trước năm 1975.

Bà con ở đây theo đạo Hồi nên họ cử thịt heo. Con trai lớn lên khoảng 13, 14 tuổi thì phải chịu lễ cắt da qui đầu, con gái thì khuê môn bất xuất. Khi dựng vợ gả chồng cho con thì đưa rể chứ không rước dâu. Mỗi ngày người Chăm hành lễ 5 lần, và mỗi năm phải chịu một tháng Ramadan, là tháng họ phải nhịn đói, không được hút thuốc và phải kiêng cử cả việc chung chạ với đàn bà.

phu nu Cham

Người Chăm có thói quen ở nhà sàn, cột thường bằng cây nguyên bào nhẵn, cao khỏi đầu người. Mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang bằng gỗ, dùng để bước lên nhà. Phía dưới sàn họ thường để trống cho mát, đôi khi chất ít củi. Bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà trải chiếu hoặc tấm thảm ra để chủ và khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ.

Trong khu vực cư trú của người Chăm thường có nhiều thánh đường để tiện cho việc hành lễ. Thánh đường được người địa phương gọi là chùa, như: chùa lớn, chùa nhỏ, trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Thánh đường Mubarak, tọa lạc trên một sở đất rộng, bên bờ Châu Giang hiền hòa, thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc bởi bến phà Châu Giang.

Mubarak xa Chau Giang

Mubarak được xem là một thánh đường tiêu biểu có lối kiến trúc hết sức độc đáo của cộng đồng người Chăm ở Châu Giang. Kiến trúc công trình thể hiện đường nét riêng, mang đậm tính tôn giáo của dân tộc Chăm theo đạo Hồi. Vì vậy, Mubarak có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Nó tôn trọng những qui định về kiến trúc bên ngoài cũng như cách bay trí bên trong.

Bình luận (0)
H24
21 tháng 3 2021 lúc 22:48

Một chuyến hành trình du ngoạn tại vùng đất huyền bí An Giang bạn có thể đến bất kỳ nơi nào mà không cần phải đắn đo, suy nghĩ. Thế nhưng dù đi đâu làm gì thì bạn cũng đừng quên ghé thăm làng Chăm Châu Giang, một nơi không thể thiếu trong các lịch trình khám phá nét đẹp văn hóa của An Giang. Cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chăm An Giang luôn có sức cuốn hút lạ kỳ và đây cũng chính là niềm cảm hứng sáng tác của biết bao nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ.

Di chuyển đến làng Chăm Châu Giang như thế nào?
Làng Chăm Châu Giang là một xóm có đông dân tộc người Chăm sinh sống, chỉ cách Châu Đốc một con sông. Với khoảng cách 5km đường bộ (mất hơn 20 phút di chuyển) và 3,5km đường sông (mất hơn 15 phút di chuyển) nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Châu Đốc. Việc di chuyển đến làng Chăm Châu Giang sẽ chọn một trong hai hình thức này. Cụ thể:

Nếu di chuyển bằng đường bộ thì bạn có thể sử dụng phương tiện xe ôtô hoặc xe gắn máy để đến bến phà Châu Giang cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km. Tại đây, bạn sẽ chờ phà để qua địa phận xã Châu Phong của huyện Tân Châu. Qua phà, bạn đi hơn 1km nữa là đến làng Chăm Châu Giang.

Bằng đường sông thì bạn sẽ đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia TP Châu Đốc để thuê tàu. Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiều người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và rất hợp lý. Đây là hình thức được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn nhất.

Tham quan Làng Chăm Châu Giang
Trong số các làng Chăm ở An Giang thì có thể nói, làng Chăm Châu Giang là nơi còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập tục sinh sống nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường. Chính từ điều này mà làng Chăm Châu Giang thường được các các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tìm đến để lấy cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật.


Xe bán hàng di động ở Làng Chăm

Bước vào làng Chăm là bạn đã lạc vào một thế giới khác. Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, An Giang có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này. Thánh đường Mubarak lỗng lẫy – nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo. Thánh đường có kiến trúc độc đáo, tháp tròn, cổng chính hình vòng cung, rất đặc sắc. Nóc thánh đường có một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Đây là một trong những công trình có giá trị cao, và là điểm tham quan hấp dẫn tại làng Chăm Châu Giang.


Thánh đường Mubarak

Hằng năm họ có ba kỳ lễ lớn: Lễ Roja vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch; Lễ Ramadam (hay còn gọi là lễ ăn chay) kéo dài từ ngày 1 đến hết ngày 30 tháng 9 Hồi lịch; Lễ sinh nhật của Giáo chủ Muhammed vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch. Hàng ngày, các tín đồ đến thánh đường 5 lần để cầu kinh, mỗi lần khoảng 15 phút. Riêng ngày thứ 6 thì tín đồ đến gần như đông đủ vào lúc 12 giờ trưa và tập trung nghe ông giáo cả đọc kinh trong vòng một giờ đồng hồ.

Về nguồn gốc của những người Chăm ở đây, có ý kiến chia sẻ: “Người Chăm tại Châu Giang không xuất phát cùng một gốc tích. Cộng đồng chúng tôi gồm nhiều tộc người: Malaysia, Indonesia và Campuchia”. “Chúng tôi nói tiếng Mã Lai, nhóm khác nói tiếng Campuchia. Nếu không hiểu nhau thì có thể sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ phổ thông để trao đổi.” (theo lời của ông Mouhamach, Giáo cả Thánh đường Mubarak tại ấp Châu Giang).

Một ý kiến khác, theo sách xưa, người Chăm An Giang có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa – Ninh Thuận. Khi chiến tranh xảy ra, họ di cư lánh nạn tới Kampong Chàm của Campuchia. Về sau từ đó lại di cư về Việt Nam và định cư ở An Giang ngày nay. Hiện vẫn còn một bộ phận người Chăm ở Campuchia là những xóm làng xung quanh Biển Hồ.

Lại có người nói rằng, với danh hiệu “Chàm chiến thắng” người Chăm từ duyên hải miền Trung, (Tà Kiệu – Mỹ Sơn) đã có mặt tại đây từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699.

Do theo đạo Hồi (Islam giáo) nên tập tục của người Chăm ở đây cũng gắn liền với các quy tắc trong đạo Hồi. Đàn ông mặc xà rông – gọi là chăn. Đàn bà mặc xà rông gọi là váy. Đàn ông đội mũ, già thì mũ trắng, trẻ thì mũ đen. Phụ nữ thì đội khăn Mat’ra. Đàn ông ở đây không uống rượu. Phụ nữ Chăm Islam ở đây thường không được ra ngoài mà chỉ quanh quẩn trong nhà làm nội trợ, dệt vải. Họ không ăn thịt heo; không được đeo vàng.


Phụ nữ Chăm

Cũng tại đây, bạn sẽ được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua. Mặc dù thổ cẩm ở đây không khác gì mấy với thổ cẩm của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng vì có sự tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo giáo khác nhau nên mỗi hoa văn được thể hiện trên từng sản phẩm đã tạo nét ấn tượng riêng biệt.


Nơi đây nổi tiếng cảu nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Xen lẫn với những món hàng thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng thủ công, tại cơ sở được xem như là điểm tham quan còn có những mặt hàng trang sức như vòng, dây chuyền, hoa tai, bông tai, … cũng được đồng bào Chăm nơi đây làm hết sức công phu và bắt mắt. Nếu muốn mua để sử dụng hoặc để làm quà cho người thân và bạn bè thì những món đồ này là một sự lựa chọn hợp lý.


Bạn đừng quên mua một vài sản phẩm kỷ niệm hay làm quà

Song cùng với nghề dệt thổ cẩm và làm trang sức truyền thống, điểm nhấn trong văn hóa tín ngưỡng người Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Đây mới thật sự là những điều được nhiều người quan tâm khi đến làng Chăm Châu Giang nói riêng và các làng Chăm khác ở An Giang nói chung.

Khác với những ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối như cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương.

 

Qua quan sát và tìm hiểu thì mới biết, nhà sàn của người Chăm làng Châu Giang được thiết kế hết sức tinh tế theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên. Nhà khi làm sẽ được chia thành hai loại là nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian. Theo phong thủy thì mặt tiền luôn quay về hướng nam và phải có một cái thang bằng gỗ để đi lên đi xuống. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp với ý chào chủ nhà. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà loại gỗ dùng cất nhà sẽ thể hiện đẳng cấp của gia chủ.

Có một điều khác biệt của nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang bên trong không có bàn ghế, vì vậy mà khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt trong nhà có một khung cửa có màn che được trang trí tùy được trang trí bắt mắt để ngăn cách với gian nhà trong. Theo tập tục, đây là khu vực sinh hoạt hoàn toàn dành riêng cho đàn bà con gái, đàn ông con trai không được vào. Do đó mà khu vực này rất được coi trọng khi có khách hoặc người là đến nhà chơi.

Đến Làng Chăm Châu Giang ăn gì
Tại làng Chăm Châu Giang này, Cơm nị và cà púa là hai món ăn truyền thống nổi tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây. Hai món ăn này là sự kết hợp hài hòa, bổ sung cho nhau, cách nấu tương đối cầu kì, độc đáo và khá lạ đối với cả du khách Việt và du khách quốc tế.


Cơm nị

Cơm nị thì nấu gạo chung với sữa, còn cho thêm trái nho khô tùy theo sở thích riêng biệt của mỗi người, còn món cà púa thì dùng thịt bò để chế biến rất riêng, sử dụng nhiều nguyên liệu như rượu, gừng, nước cốt dừa, cà ri,hành, động phộng….tạo nên nét độc đáo cho món ăn của đồng bào dân tộc Chăm tại Châu Giang này. Cơm nị – cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.

Chiều đến, du khách có thể bắt gặp các hàng rong với món ăn đặc trưng của An Giang. Đó là những thức quà vặt dân dã như bánh tằm, chuối hấp, xôi sắn.. Bạn có thể mua một bọc 3.000 – 5.000 đồng để thưởng thức trên đường khám phá.

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
DQ
1 tháng 2 2018 lúc 20:15

Công chúa ánh dươngBích Ngọc HuỳnhNguyễn Hải ĐăngThảo PhươngBFF_1234Trần Thọ ĐạtThảo Phương Giúp em với mấy chế

Bình luận (0)
SD
Xem chi tiết
PP
13 tháng 2 2018 lúc 14:17

Quảng trường Đại đoàn kết không chỉ là một trong những điểm nhấn về kiến trúc đô thị của phố núi Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung, mà quan trọng hơn là một công trình có ý nghĩa đặc biệt về chính trị văn hóa. Quảng trường là nơi hội tụ và kết tinh văn hóa Tây Nguyên, không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ, quân và dân Gia Lai, mà của cả Tây Nguyên. Quảng trường Đại Đoàn kết đã và đang là điểm đến hết sức ý nghĩa và hấp dẫn đối với nhiều người trong và ngoài tỉnh với bình quân từ 1.300 đến 2.000 người đến với quảng trường mỗi ngày.

Với quy mô 12,5 ha, Quảng trường Đại đoàn kết được ví như trái tim của Tp.Pleiku và là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa Tây Nguyên. Cái tên Quảng trường “Đại đoàn kết” thể hiện tư tuởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Bác. Đặc biệt, tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được đặt ngay khu vực trung tâm quảng trường càng thêm ý nghĩa…

Đây là công trình đã vinh dự được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận đạt 3 kỷ lục Việt Nam. Đó là: Bức tượng Bác Hồ bằng đồng, bức phù điêu bằng đá và dàn cồng chiêng Tây Nguyên bằng đồng lớn nhất Việt Nam….Công trình không chỉ có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa sâu sắc mà còn là biểu tượng sinh động về tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, cũng như của Bác đối với đồng bào Tây Nguyên. Bên cạnh tượng đài Bác, bức phù điêu hình cánh sen cách điệu nhấp nhô như núi rừng Tây Nguyên, mặt trời và nhà rông, thể hiện tình đoàn kết của các dân tộc Tây Nguyên ôm vòng quanh tượng Bác, trong khuôn viên quảng trường mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy “Cụm đá thề” được làm bằng 54 cột đá bazan tự nhiên của đất Gia Lai, có độ cao thấp khác nhau và được xếp cụm lại như một bó đũa cao lớn, tượng trưng cho tình đoàn kết của 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S.

Bên trái tượng Bác là bia đá khắc bức thư nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi “Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam” được tổ chức tại Pleiku ngày 19.4.1946. Kể từ khi Quảng trường đi vào họat động, người dân Gia Lai nói chung và Pleiku nói riêng cảm thấy rất phấn khởi và tự hào.

Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyên Mao -Người dân Pleiku tự hào nói: Quảng trường Đại đoàn kết là nơi hội tụ và kết tinh nhiều ý nghĩa và giá trị. Những gì tinh túy nhất của Tây Nguyên nằm ở quảng trường này. Có quảng trường, dân có điểm vui chơi ngắm cảnh, tham quan và giới thiệu với mọi người…

Còn đây là lời tâm sự của ông Hoàng Ngọc-Tổ dân phố 9, phường Hội Thương: Người dân chúng tôi tự hào khi có quảng trường này. Bên cạnh ý nghĩa về mặt chính trị thì còn là điểm tham quan, tập thể dục rất ý nghĩa cho người dân, từ người già đến trẻ nhỏ… Quảng trường Đại đoàn kết còn thu hút nhiều người đến tham quan, dạo chơi bởi khoảng không gian xanh rộng, thoáng đãng được xem như lá phổi xanh giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Theo ước tính, bình quân mỗi ngày có từ 1.300 đến 2.000 lượt người đến với quảng trường. Không chỉ đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của công trình kiến trúc có một không hai này, nhiều người, nhất là các đoàn đại biểu, đoàn khách trong và ngoài tỉnh còn đến đây để dâng hoa, báo công với Bác về những việc làm tốt. Mỗi người từ già đến trẻ ai cũng đều có thể tìm cho mình một không gian riêng.

Ông Nguyễn Thế Phương-Trưởng Ban quản lý quảng trường Đại Đoàn kết cho biết: Tính đến thời điểm này, đơn vị đã tổ chức đón giới thiệu cho hon 400 đoàn với gần 60.000 lượt người được tổ chức hướng dẫn, giới thiệu và đón phục vụ cho hơn 200.000 lượt người đến tham quan tự do, vui chơi giải trí tại quảng trường. Bên cạnh đó còn phối hợp với các đơn vị công an, quân đội, đoàn thanh niên….tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng tại quảng trường vào thứ 7, chủ nhật hàng tháng tại quảng trường để phục vụ nhân dân, qua đó đã tạo được những hoạt động, hình ảnh thân thiện của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu.

Bên cạnh là điểm tham quan rất ý nghĩa ngay giữa lòng Tp.Pleiku, quảng trường Đại Đoàn kết còn là nơi để giáo dục lịch sử-văn hóa cho nhiều thế hệ, nhất là các thế hệ trẻ-những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay như cái tên “Quảng trường-Đại Đoàn kết” đã cho mọi người sự suy ngẫm về tinh thần, tư tuởng đại đoàn kết toàn dân tộc mà Bác Hồ đã dạy… Hay những giá trị lịch sử-văn hóa của Tây Nguyên nói riêng và đất nước nói chung hội tụ qua những hạng mục công trình kiến trúc tại quảng trường, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của Tây Nguyên nói riêng và dân tộc nói chung.

Bình luận (0)
NN
13 tháng 2 2018 lúc 14:17

Vượt những núi đèo vừa hoang dã vừa xinh đẹp ở tỉnh Gia Lai, du khách sẽ có những khoảng khắc chiêm ngưỡng màu vàng tươi của hoa dã quỳ hoang dại và hương vị chè xanh thanh mát. Khép thiên nhiên lại trong hành trình du lịch của mình, bạn có thể mở ra cảm giác hoài vọng về một phần lịch sử, dân tộc khi đến tham quan những điểm đến như quảng trường Đại Đoàn Kết
Quảng trường Đại Đoàn Kết có thể được xem là một trong những điểm tham quan du lịch Gia Lai mới, vì mới được xây dựng cách đây vài năm. Quảng trường rộng khoảng 12ha, trở thành trung tâm lịch sử, mỹ thuât, kiến trúc, tâm linh đậm đà văn hóa Tây Nguyên. Quảng trường Đại Đoàn Kết tạo thành một quần thể lịch sử, văn hóa, kiến trúc…ở Gia Lai cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tổng hợp tỉnh, Bảo tàng cổ vật, tượng đài anh hùng Núp.
Nằm sau khối kiến trúc mỹ thuật này là đỉnh núi Hàm Rồng có hình dáng ngôi nhà rông, do đồng bào tạo dựng như tường thành cây xanh bao quanh nhà Bác. Ngoài kiến trúc, mỹ thuật đẹp mắt, xung quanh quảng trường là một vườn hoa khoe sắc, tràn trề nhựa sống như một vườn bách thảo tụ hội từ khắp nơi trên đất nước. Địa phương đã cố sức huy động nhiều loại cây cỏ ở Tây Nguyên và mọi miền, để tạo nên không gian sống động cho quảng trường. Bởi thế, du khách đến thăm, ai cũng thích thú bởi không gian cây cối xanh mát tọa vị ngay giữa lòng thành phố. Ngoài cây cỏ thì chim muông góp tiếng hót vang trong trẻo, làm cho bức tranh giữa lòng thành phố sống động hơn. Khi mặt trời gọi chiều về, những đàn chim nô nức khắp nơi bay về tổ. Chúng cất tiếng hòa nhạc giúp vui cho bài ca cuộc sống nơi vùng đất Tây nguyên thêm giai điệu yêu thương gần gũi.
Một trong những điểm nhấn ở đây không thể không kể đến tượng đài Bác Hồ, được khánh thành tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Bức tượng Bác với chiều cao hơn 10m, làm bằng công nghệ gò ép hiện đại. Tượng đứng trên bệ đá bê tông ốp xanh cao 4.5m, trông thật uy nghi nhưng lại rất điềm đạm.
Có dịp đi tour du lịch Gia Lai, bạn hãy ghé qua Quảng trường Đại Đoàn Kết nhé. Đến để chiêm ngưỡng toàn bộ quần thể kiến trúc nơi đây, chút lắng đọng cảm giác nhớ ơn người anh hùng dân tộc một đời lo cho dân cho nước – Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
PP
13 tháng 2 2018 lúc 14:20
Open MenuGửi bài tậpLazi.vn Đăng ký tài khoản | Đăng nhập | Khảo sát ý kiến
Giới thiệu | Chính sách | Đăng ký tài khoản | Đăng nhập | Liên hệ | Khảo sát ý kiến | Gửi đến Lazi >> Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục Trang chủ Học tập Hỏi đáp Trắc nghiệm Tri thức Khảo sát ý kiến Đố vui Đố vui IQ Tư duy Logic Đuổi hình bắt chữ Cuộc thi Ảnh chủ đề ngày Tết Lịch Hôm nay
Vượt những núi đèo vừa hoang dã vừa xinh đẹp ở tỉnh Gia Lai, du khách sẽ có những khoảng khắc chiêm ngưỡng màu vàng tươi của hoa dã quỳ hoang dại và hương vị chè xanh thanh mát. Khép thiên nhiên lại trong hành trình du lịch của mình, bạn có thể mở ra cảm giác hoài vọng về một phần lịch sử, dân tộc khi đến tham quan những điểm đến như quảng trường Đại Đoàn Kết
Quảng trường Đại Đoàn Kết có thể được xem là một trong những điểm tham quan du lịch Gia Lai mới, vì mới được xây dựng cách đây vài năm. Quảng trường rộng khoảng 12ha, trở thành trung tâm lịch sử, mỹ thuât, kiến trúc, tâm linh đậm đà văn hóa Tây Nguyên. Quảng trường Đại Đoàn Kết tạo thành một quần thể lịch sử, văn hóa, kiến trúc…ở Gia Lai cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tổng hợp tỉnh, Bảo tàng cổ vật, tượng đài anh hùng Núp.
Nằm sau khối kiến trúc mỹ thuật này là đỉnh núi Hàm Rồng có hình dáng ngôi nhà rông, do đồng bào tạo dựng như tường thành cây xanh bao quanh nhà Bác. Ngoài kiến trúc, mỹ thuật đẹp mắt, xung quanh quảng trường là một vườn hoa khoe sắc, tràn trề nhựa sống như một vườn bách thảo tụ hội từ khắp nơi trên đất nước. Địa phương đã cố sức huy động nhiều loại cây cỏ ở Tây Nguyên và mọi miền, để tạo nên không gian sống động cho quảng trường. Bởi thế, du khách đến thăm, ai cũng thích thú bởi không gian cây cối xanh mát tọa vị ngay giữa lòng thành phố. Ngoài cây cỏ thì chim muông góp tiếng hót vang trong trẻo, làm cho bức tranh giữa lòng thành phố sống động hơn. Khi mặt trời gọi chiều về, những đàn chim nô nức khắp nơi bay về tổ. Chúng cất tiếng hòa nhạc giúp vui cho bài ca cuộc sống nơi vùng đất Tây nguyên thêm giai điệu yêu thương gần gũi.
Một trong những điểm nhấn ở đây không thể không kể đến tượng đài Bác Hồ, được khánh thành tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Bức tượng Bác với chiều cao hơn 10m, làm bằng công nghệ gò ép hiện đại. Tượng đứng trên bệ đá bê tông ốp xanh cao 4.5m, trông thật uy nghi nhưng lại rất điềm đạm.
Có dịp đi tour du lịch Gia Lai, bạn hãy ghé qua Quảng trường Đại Đoàn Kết nhé. Đến để chiêm ngưỡng toàn bộ quần thể kiến trúc nơi đây, chút lắng đọng cảm giác nhớ ơn người anh hùng dân tộc một đời lo cho dân cho nước – Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Pleiku thường được nhắc đến với Biển Hồ mênh mông, đồi chè xanh bạt ngàn, hay những con đường thông lá kim lãng mạn,… Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không nhắc đến Quảng trường Đại Đoàn Kết ở phố núi này. Được mệnh danh là trái tim của Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung, Quảng trường Đại Đoàn Kết đã khiến bao người dân phố núi cùng hàng nghìn lượt du khách đến đây phải thổn thức hạnh phúc và tự hào vô bờ bến.
Quảng trường Đại Đoàn Kết, hay còn gọi là quảng trường lớn, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai với khuôn viên rộng lớn 12 héc ta.
Trung tâm quảng trường phố núi Pleiku với tượng Bác Hồ cao khoảng 10.8 mét, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4.5 mét, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được làm bằng đồng nguyên chất, khung xương được làm bằng thép không gỉ, là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam và dĩ nhiên cũng là lớn nhất thế giới. Tượng đài này đã được thực hiện trong 2 năm bởi nhà điêu khắc Nguyễn Bá Đua tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) theo công nghệ gò ép hiện đại.
Buổi lễ khánh thành bức tượng ngày 9.12.2012 đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm áp và tự hào của khắp người dân Pleiku đổ về chào đón Bác. Trong tim mỗi người dân Việt sục sôi cháy bỏng với niềm kính trọng bức tượng thiêng liêng này. Hình ảnh “vị cha già kính yêu của dân tộc” đứng vững chãi trên bệ, giơ tay vẫy chào đồng bào khắp mọi miền đất nước là hình ảnh gợi nhắc đến tình cảm của Bác đối với dân, với nước, Bác vẫn luôn ở bên cạnh đồng bào Việt Nam qua bao năm tháng. Hình ảnh này thể hiện sự uy nghiêm của Bác nhưng cũng thật giản dị, gần gũi và quen thuộc.
Phía sau tượng Bác là dãy phù điêu mô phỏng hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như rừng núi Tây Nguyên bất tận. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu thường nhật của đồng bào nơi đây. Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ tại nơi đây có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn. Đó chính là biểu tượng thiêng liêng và vô giá không chỉ đối với người dân Pleiku mà còn đối với người dân khắp cả nước.
Cùng với quần thể các bảo tàng từ Bảo tàng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng Cổ vật Gia Lai, tượng anh hùng Núp… quảng trường trái tim phố núi Pleiku đã tạo nên không gian đậm chất văn hóa – lịch sử cho Việt Nam. Vòng ra sau bức phù điêu, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng ngọn núi nhân tạo có hình dạng của núi Hàm Rồng – một ngọn núi cao linh thiêng ở Pleiku. Hơn nữa, giữa khuôn viên của Quảng trường Đại Đoàn Kết rộng lớn ấy là 54 khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống của 54 dân tộc anh em của nước ta.
Bên trái và phải của bức phù điêu là 2 dàn cồng chiêng Tây Nguyên khá ấn tượng với chiêng bằng và chiêng núm.
Hướng ra 205 ô cỏ xanh ngút ngàn xen kẽ với đá granit tạo thành con đường tản bộ cho mọi người, cột cờ cao 25m với lá quốc kì cờ đỏ sao vàng luôn bay phấp phới trên bầu trời Việt Nam. Công trình tượng đài “Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” ở Pleiku thực sự là một công trình kiến trúc đặc sắc, đầy nghệ thuật, đáng được tôn vinh và tự hào.
Bình luận (1)
HL
Xem chi tiết
NA
17 tháng 10 2021 lúc 8:27

Bạn tham khảo nha:

   Hình ảnh làng quê Việt Nam gắn liền với cánh cò bay lả bay la, với dòng sông vắt ngang qua mơ màng, với khói lam chiều từ ống bếp nhà ai đầy mờ ảo. Và có một biểu tượng quen thuộc cho nét thanh bình của vùng đất nông thôn. Đó chính là con trâu.

   Trâu Việt Nam vốn có gốc gác từ loại trâu rừng, sống hoang dã, sau đó được con người thuần hóa và dần dần thân thiết như bây giờ và đa phần chúng đều thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bởi vậy chúng ta vẫn hay bắt gặp chúng đằm mình thư thái trong các đầm hoặc những quãng sông nông. Trâu thuộc loài lớp thú, động vật có vú. Màu đặc trưng của nó là màu xám đen, khác hẳn với bò là màu vàng nâu dù cả hai là họ hàng với nhau. Trâu có một thân hình vạm vỡ như một thanh niên trai tráng nhưng chiều cao lại thấp. Chiếc bụng của nó phình ra to hơn cả thân hình. Lúc nó đi cái bụng cứ ngúc nga ngúc nguẩy. Trên đầu của nó có một chiếc sừng ngắn, hình lưỡi liềm. Điều đặc biệt là trâu không có hàm răng trên. Nó gắn với câu chuyện của dân gian "Trí khôn của ta đây", vì trâu mải lăn ra cười mà va phải tảng đá nên gãy hết răng. Đó chỉ là cách lý giải vui nhộn còn theo sự nghiên cứu khoa học, hàm trên của trâu đã được thay bằng một tấm nệm để thuận tiện hơn trong quá trình xử lí thức ăn. Trâu cũng là loài động vật nhai lại và sức ăn cũng như sức chứa của nó khá là lớn. Trâu sinh sản không nhiều, hai năm mới có một đứa hoặc ba năm được hai đứa là nhiều bởi thời gian mang thai của nó rất dài thường rơi vào khoảng hơn ba trăm ngày.

 

   Trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người nông dân. Từ sáng sớm tinh mơ, nó đã cùng các chú các bác ra đồng làm việc. Trâu có sức kéo tốt nên thường phụ trách công việc cày bừa. Những đồng ruộng trở nên tơi xốp hơn dưới đường cày của trâu. Ngoài ra chúng còn giúp người dân kéo một số đồ dùng. Thịt trâu cũng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là nguyên liệu quan trọng của nhiều món ăn. Thịt trâu còn được coi là đặc sản với giá thành không hề rẻ. Trâu còn cung cấp da, sừng để làm đồ thủ công mỹ nghệ trưng bày trong nhà cửa. Chính vì những tác dụng của nó, trâu được coi là người bạn, là tài sản quý mà người nông dân dày công chăm sóc. Xét đến cùng, trâu đem đến cho gia đình ở vùng quê thôn dã những giá trị kinh tế để cải thiện đời sống.

   Nhưng đâu chỉ có thế, trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật. Nhân dân còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút rất nhiều khách du lịch. Trâu đi vào tâm linh, văn hóa của người Việt. Và trong lần đăng cai SEA Game 22, Việt Nam đã chọn con trâu vàng làm biểu tượng linh vật.

   Để chăm sóc một con trâu vừa dễ cũng vừa khó. Thức ăn cho trâu đa số là cỏ nhưng chúng không phải loài động vật ngắn hạn như vịt gà mà nuôi một con trâu trung bình phải mất vài năm. Người dân cũng phải chú ý tiêm phòng đầy đủ, khi có dấu hiệu ốm phải gọi bác sĩ thú ý đến kiểm tra. Những mùa mưa rét, gió bão những người nông dân lại kiếm rơm rạ, dự trữ thức ăn để bảo vệ gia súc quý giá của mình.

   Con trâu vẫn luôn là người bạn, một tài sản mà người nông dân Việt Nam luôn trân quý!

Bình luận (0)
H24
17 tháng 10 2021 lúc 8:33

Tham khảo :

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa .

       Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam . Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa , thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới . Thân hình vạm vỡ nhưng thấp , ngắn , bụng to , da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm . Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại .

       Quanh năm suốt tháng , trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình . Trâu to khỏe , vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông . Từ sáng sớm tinh mơ , khi mặt trời còn ngái ngủ , trâu đã cùng người ở “ trên đồng cạn ” rồi lại xuống “ dưới đồng sâu ” , cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc , chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày . Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu .

       Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng . Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg , tương đương 0,36 - 0,1 mã lực . Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ , loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào . Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng . Trên đường xấu , trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg , đường tốt là 700 - 800 kg , còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi , trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km . Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị , chỉ là rơm hoặc cỏ .

       Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người . Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao , hàm lượng chất béo thấp . Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm , chất béo . Da trâu làm mặt trống , làm giày . Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược , tù và , ...

       Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân , trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam . Từ xa xưa , trâu hay còn gọi là ngưu , sửu đã có mặt trong 12 con giáp . Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người . Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ , cần cù , thậm chí vất vả . Trong đời sống văn hóa tinh thần , trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới , lễ hội xuống đồng .

       Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng . Những chú trâu được chăm sóc , luyện tập rất chu đáo . Con nào con nấy vạm vỡ , sừng cong như hình vòng cung , nhọn hoắt , da bóng loáng , mắt trắng , tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu . Trong tiếng trống giục giã , trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc , mà chọi . Ngoài ra , chúng ta còn có lễ hội đâm trâu . Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên . Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu .

       Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê . Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh , người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân , đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính . Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam , đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc ... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian :

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta .

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công .

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn .

       Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng , tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao . Với hình ảnh “ trâu vàng ” trong SEA GAMES 22 , trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế . Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực , cho sức mạnh và tinh thần thượng võ . Từ hình ảnh chú trâu vàng , các sản phẩm trâu tập võ , trâu chạy maratong , trâu đội nón ... rất ngộ nghĩnh , độc đáo đã ra đời . Ngày nay , nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân . Hình ảnh con trâu cần cù , chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam .

Bình luận (0)