Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc
Trong Hình 2.1, thanh nam châm tác dụng lực lên vật bằng sắt mà không tiếp xúc với vật. Tương tự như vậy, chiếc lược tích điện tác dụng lực lên quả cầu tích điện cũng không tiếp xúc với quả cầu.
Ở trung học cơ sở, ta đã biết, giống như lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua từ trường của nam châm.
Lực tác dụng giữa các vật tích điện có thông qua một trường nào không?
Trường đó được đặc trưng bởi đại lượng nào?
Lực tác dụng giữa các vật tích điện cũng có thông qua một trường, đó là trường điện. Trường điện được đặc trưng bởi đại lượng là điện trường. Điện trường tại một điểm trong không gian là đại lượng đo lường sức mạnh của trường điện tại điểm đó, được tính bằng tỉ lệ giữa lực điện tác dụng lên một điện tích dương nhỏ tại điểm đó và giá trị của điện tích đó.
trong hình ảnh sau , nam châm đẩy hay hút nhau ? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay ko tiếp xúc?
- Hai nam châm này đẩy nhau vì 2 cực cùng tên khi đặt gần nhau thì đẩy nhau.
- Lực giữa hai nam châm này là lực không tiếp xúc.
- Hai nam châm này đẩy nhau vì 2 cực cùng tên khi đặt gần nhau thì đẩy nhau.
- Lực giữa hai nam châm này là lực không tiếp xúc.
Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm. Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?
- Hình 38.2, viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do nam châm đã tác dụng lực hút lên viên bi sắt.
- Hình 38.2: Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, hút miếng sắt về phía mình.
+ Vật gây ra lực: Nam châm.
+ Vật chịu tác dụng của lực: Viên bi sắt.
- Hình 37.2: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo.
+ Vật gây ra lực: Trái Đất.
+ Vật chịu tác dụng của lực: Quả táo.
- Các vật trên không tiếp xúc với nhau.
Một vật nặng có khối lượng 500 gam được treo vào một sợi dây.
Kể tên các lực tác dụng vào vật nặng và cho biết đó là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
Biểu diễn các lực đó theo tỉ lệ xích 2N tương ứng với 1cm.
Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:
- Trọng lực từ trên xuống, phương thẳng đứng
- Lực căng sợi dây từ dưới lên, phương thẳng đứng
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. I.ực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mật Trăng.
- Lực tiếp xúc là: Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
- Vì lò xo gây ra lực có tiếp xúc với quả cân chịu tác dụng của lực.
Chọn đáp án B.
Năm châm hút đồng xu là lực tiếp xúc hay ko tiếp xúc?
Thế nào là lực tiếp xúc?
|2 câu trl này đều đúng phải kh?|
-Lực tiếp xúc là lực mà khi 2 vật tiếp xúc vào nhau nên được gọi là lực tiếp xúc
-Lực tiếp xúc xuất hện khi vật gây ta lực có sựu tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
refer
https://loigiaihay.com/ly-thuyet-luc-tiep-xuc-va-luc-khong-tiep-xuc-a87027.html
Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
Lực ma sát là lực tiếp xúc. Vì lực ma sát xuất hiện ở giữa bề mặt tiếp xúc của một vật với bề mặt của một vật khác.
Câu 3. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào? - Lực nào sau đây là lực tiếp xúc: Lực của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây; Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe; Lực của Trái Đất tác dụng lên máy bay; Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất. - Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc: Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa; Lực của chân người tác dụng lên bậc thang đi bộ; Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay; Lực của gió tác dụng lên cánh diều.
những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
lực tiếp xúc là :Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.
lực không tiếp xúc là:Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay.
@DangThiHaVi^^