Những câu hỏi liên quan
TT
Xem chi tiết
HC
6 tháng 10 2019 lúc 2:20

- Kì 1 (Nạp): Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được nạp vào xilanh động cơ.

- Kì 2 (Nén): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén vòi phun phun một lượng nhiên liệu diezen với áp suất cao vào buồng cháy.

- Kì 3 (Cháy – Dãn nở): Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.

- Kì 4 (Thải): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.

- Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
MN
28 tháng 3 2021 lúc 20:38

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì:
- Kì 1: nạp
Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng.
Pittông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp xuất trong xilang giảm, hòa khí trong đường ống nạp sẽ ưua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất.
- Kì 2: nén
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, 2 xupap đều đóng.
Pittông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ khí trong xilanh tăng.
Cuối kì nén, bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí.
- Kì 3: cháy-giãn nở
Pittông đi từ ĐCT xuốn ĐCD, 2 xupap đều đóng.
Bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí sinh ra áp suất cao đẩy pittông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Vì vậy, kì này còn được gọi là kì sinh công.
- Kì 4: thải
Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở.
Pittông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí tải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài.
Khi pittông đến ĐCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xilanh lại diễn ra 1 kì của chu trình mới.

Giải thích:

Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Vì vậy,  này còn gọi là kì sinh công.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
HC
19 tháng 6 2018 lúc 14:27

a. Kì 1:

- Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xi lanh xẩy ra các quá trình cháy dãn nở, thải tự do, quét và thải khí.

- Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT, khí cháy có áp suất cao đẩy pit-tông

- Từ khi pit-tông mở cửa thải cho đển khi bắt đầu mở cửa quét. Khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải thoát ra ngoài, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thải tự do.

- Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi tới ĐCD không khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài, giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét thải khí.

- Đồng thời khi pit-tông đi xuống đóng cửa nạp cho tới khi pit-tông đến ĐCD, hoà khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ hoà khí tăng lên.

- Pit-tông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét nên hoà khí trong cacte có áp suất cao.

b. Kì 2:

- Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi lanh diễn ra các quá trìng quét-thải khí, lọt khí, nén, và cháy-dãn nở.

- Lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn mở hoà khí có áp suất cao từ cạcte qua đường thông 8 và cửa quét 9 vẫn tiếp tục đi vào xi lanh. Khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài. Quá trình quét thải khí chỉ kết thúc khi pít-tông đóng cửa quét.

- Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải thì một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.

- Từ khi pit-tông đóng cửa thải tới khi đến ĐCT quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2 vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy, trộn với khí nóng tạo thành hòa khí, trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xi lanh cao, hòa khí sẽ tự bốc cháy. Quá trình cháy bắt đầu.

- Khi pit-tông đi từ ĐCD lên đóng cửa quét và cửa nạp vẫn còn đóng → áp suất trong cạcte giảm, pit-tông tiếp tục đi lên mở cửa nạp 4, hoà khí trên đường ống nạp đi vào cacte nhờ sự chênh lệch áp suất.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
MN
7 tháng 5 2021 lúc 12:48

* Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì cũng tương tự như động cơ điêzen 4 kì (gồm 4 kì: nạp, nén, cháy-dãn nở, thải), khác nhau ở hai điểm sau:

- Trong kì nạp khí nạp vào xilanh của động cơ điêzen là không khí, còn ở động cơ xang là hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí). Hòa khí này được tạo bởi bộ chế hòa khí lắp trên đường ống nạp.

- Cuối kì nén, ở động cơ điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu còn ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
15 tháng 9 2023 lúc 16:35

Trong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay thanh lắc

Khi tay quay (màu vàng) quay xung quanh trục, thông qua thanh truyền (xanh lá) làm thanh lắc (màu đỏ) qua lại quanh trục một góc xác định.

loading...

Bình luận (0)
ND
12 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tham khảo

Trong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay thanh lắc

Khi tay quay (màu vàng) quay xung quanh trục, thông qua thanh truyền (xanh lá) làm thanh lắc (màu đỏ) qua lại quanh trục một góc xác định.

 
Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H9
7 tháng 8 2023 lúc 9:58

Tham khảo:

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì cũng tương tự như động cơ Diesel 4 kì (gồm 4 kì: nạp, nén, cháy-dãn nở, thải), khác nhau ở hai điểm sau:

- Trong kì nạp khí nạp vào xilanh của động cơ Diesel là không khí, còn ở động cơ xang là hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí). Hòa khí này được tạo bởi bộ chế hòa khí lắp trên đường ống nạp.

- Cuối kì nén, ở động cơ Diesel diễn ra quá trình phun nhiên liệu còn ở động cơ xăng thì bugi bật tia lửa điện để châm cháy hòa khí.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết