Viết bài văn nghị luận về một danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng
Viết bài văn nghị luận về một danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng
Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách với hình ảnh năng động, luôn căng tràn sức sống mà còn thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. Đà Nẵng hội tụ biết bao vẻ đẹp tinh hoa của đất trời, tựa như một hòn ngọc quý giá nằm giữa dải đất hình chữ S!
Đà Nẵng nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và là trung tâm lớn của nhiều lĩnh vực. Không những thế, Đà Nẵng còn là một thành phố du lịch tuyệt vời của đất Việt, là nơi bạn để bạn khám phá những danh lam thắng cảnh đẹp xinh, thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hương vị đặc trưng và tận hưởng những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp.
Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, trong số đó có thể kể đến như bãi biển Mỹ Khê, biển Nam Ô, biển Phạm Văn Đồng, bãi Ghềnh Bàng,... Đến với thành phố biển, bạn có thể dành cả ngày để đắm mình trong làn nước biển mát lạnh, ngắm nhìn những con sóng vỗ, dạo chơi trên bãi cát mịn và thưởng thức vẻ đẹp của biển trời mênh mông vời vợi. Nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kỳ ảo Đà Nẵng không chỉ có biển, mà còn có những ngọn núi kỳ vĩ, sừng sững bao bọc thành phố. Du khách có thể dành thời gian để khám phá núi Ngũ Hành Sơn hay núi Bà Nà. Đồng thời, bạn cũng có thể vui chơi tại những khu du lịch gần ngay thành phố như Suối Mơ hay tham quan chùa Linh Ứng - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Đà của biển cả trong thời khắc bình minh và hoàng hôn.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu mưu sinh ngày càng cao thì con người lại càng muốn quay mình trở về với thiên nhiên. Nếu vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều khách du lịch vì những giá trị về địa chất, địa mạo, Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình hấp dẫn khách du lịch vì những cảnh quan kì bí, hùng vĩ lẫn về những giá trị về địa chất thì bán đảo Sơn Trà lại thu hút du khách đến thăm bởi sự thanh bình, yên lặng và hệ sinh thái động thực vật lẫn những câu chuyện bí ẩn, huyền ảo hấp dẫn.
Thiên nhiên vốn dành cho những ai biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của nó. Con người, dù sống trong cảnh giàu sang hay nghèo hèn thì đều có những nỗi phiền muộn riêng mà không ai có thể giải quyết được. Ngay chính những lúc ấy, bản chất con người – vốn được tạo hóa ban tặng – lại muốn quay trở về với thiên nhiên, với những cánh đồng, ngọn cỏ xanh mướt lung lay trong gió thoảng để lặng mình đi, tìm về với chính mình, để buông xuôi hết những gánh nặng, muộn phiền trong lòng và bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ) sẽ giúp những ai đang muốn về với thiên nhiên tìm được một khoảng không gian yên bình, tĩnh lặng trong tâm hồn.Thời xưa, bán đảo Sơn Trà là một hòn đảo gồm có ba ngọn núi. ngọn núi phía Đông Nam hướng ra biển như hình con Nghê nên người ta thường gọi là ngọn Nghê. ngọn núi phía Tây có hình dạng giống mỏ của con diều hâu nên thường gọi là núi Diều Hầu và ngọn núi phía Bắc hướng ra biển Đông dài như cổ của một con ngựa nên người ta gọi luôn là ngọn Cổ Ngựa. Chạy theo dòng chảy của thời gian, dòng nước biển chảy ven bờ tải bồi đắp phù sa lên tạo thành một dãy đất chạy từ đất liền ra đảo và tạo nên bán đảo Sơn Trà như ngày hôm nay. Kể từ khi Sơn Trà được hình thành, có thể nói nơi đây đã trở thành căn cứ trọng điểm được triều đình nhà Nguyễn cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu. Từ đó, ta có thể hiểu được rằng tại sao ngày ấy, khi Pháp và Mỹ đổ bộ tấn công việt nam đều chọn Sơn Trà là nơi tấn công đầu tiên và được Mỹ cho xây dựng ở Sơn Trà làm cơ sở chủ yếu về mọi mặt bởi nơi đây có vị trí chiến lược không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn đối với các nước ở Đông Nam Á. Sau khi thoát khỏi chiến tranh, ngày nay, bán đảo Sơn Trà có thể xem là một điểm chấm, là phần cuối cùng của dãy núi trường Sơn Bắc, cùng đèo Hải Vân hướng ra biển đông với diện tích khoảng 4439 ha. Sơn Trà được xem như cảnh ở tiên giới với đỉnh núi cao nhất là 696 mét, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 15km, nơi rộng nhất là 6km, hẹp nhất khoảng 2km với chu vi của bán đảo chừng 50km. Đối với người dân nơi đây, bán đảo Sơn Trà như chiếc là phổi xanh của con người Đà Nẵng bởi cảnh quan vô cùng xinh đẹp với thành phần loài động thực vật lớn. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 100 loài, trong đó có các loài quý hiếm như vọoc chà vá, khỉ đuôi dài, …hay những loài cây quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, chò chỉ, chò đen,…mà chỉ ở sơn trà mới tồn tại lẫn thêm vào đó là rừng nguyên sinh với những cây cối xanh tươi trong bầu khí hậu mát mẻ, trong lành đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng lí tưởng cho những con người yêu khám phá thiên nhiên, cho những ai muốn trở về mẹ thiên nhiên.
Cách bãi biển Mỹ Khê khoảng 7km về hướng đông Bắc, khách du lịch có thể di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc đi thuyền dọc con sông Hàn để đến nơi ” bồng lai tiên cảnh ” này với những địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn. Mở đầu cho cuộc hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà, khách du lịch sẽ đi qua Đồi Vọng Cảnh ( nhiều người còn gọi là Đài Vọng Cảnh Sơn Trà ). Đồi Vọng Cảnh nằm ở độ cao khoảng 600 mét, đây được xem là địa điểm dừng chân và khám phá vô cùng ấn tượng cho khách du lịch bằng đường bộ. Đồi Vọng Cảnh được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra nên đứng từ đây, du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngọc ( Hòn Chảo ), trạm ra đa và đèo Hải Vân. Trước nhà Vọng Cảnh có đặt hình đá con khỉ, tượng trưng cho biểu tượng của bán đảo Sơn Trà ( xưa thường gọi là núi khỉ ). Đứng tại nơi đây, du khách có thể chụp được những bức ảnh vô cùng đẹp trước cảnh núi thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, tại nơi đây, khách du lịch có thể nghĩ ngơi hoặc hít một hơi thật sâu, hưởng thụ bầu không khí và không gian tuyệt đẹp nơi đây. Tiếp bước cho cuộc hành trình khám phá Sơn Trà, du khách sẽ bước đến một không gian hoàn toàn khác lạ mang tên ” Bàn Cờ Tiên “. Đường lên Bàn Cờ Tiên vô cùng lắc lẻo, khó khăn nhưng khi lên tới nơi, bạn sẽ quên đi hết những mệt nhọc bởi quang cảnh nơi đây được ví như ” bồng lai tiên cảnh ” trong những bộ phim cổ trang hay những câu chuyện huyền thoại. Cái tên Bàn Cờ Tiên cũng là bắt nguồn từ một câu chuyện huyền thoại. Có thể tóm tắt như sau: xưa, có một số thi nhân đi lên núi giữa lúc trời còn chưa sáng và nghe thấy tiếng cười nói của ai đó bên kia vọng lại nhưng khi họ tới đó, chỉ thấy một bàn cờ còn đang chơi dang dở. Từ đó họ cho rằng tiếng cười nói đó là của những vị tiên xuống trần chơi đánh cờ nhưng nghe tiếng của con người, họ vội bay đi mà quên mang theo bàn cờ…Tất cả câu chuyện về cái tên Bàn Cờ Tiên đều được ghi lại lên một tấm bảng được đặt trên ngọn núi cao khoảng 700 mét ấy. Quên câu chuyện huyền thoại ấy đi, khách du lịch mỗi khi lên đây đều đắm chìm trong không gian cao mênh mông, nhìn lên thấy trời xanh vô tận, nhìn xuống thấy toàn thành phố Đã Nẵng uy nghi và tráng lệ. Có lẽ thời gian thích hợp nhất để du khách hưởng thụ cảnh đẹp của Bàn Cờ Tiên là vào lúc ánh bình minh, khi mà dòng người còn chìm trong giấc ngủ, thiên nhiên chỉ vừa mới tỉnh giấc. Men theo sườn núi về phía Đông Nam Sơn Trà, du khách sẽ đến với rừng núi xanh tươi Cây Đa Đại Thụ. Tại đây, tiểu khu 63 của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa, chúng tạo thành một quần thể đa nhưng trong đó có duy nhất một cây đa có nhiều rễ đâm sâu xuống lòng đất tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lỳ lạ nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Cây Đa Đại Thụ ( hay còn gọi là Bách Niên Ngàn Năm, Cây Đa Ngàn Năm ) có chu vi khoảng 10 mét, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25 mét, theo báo cáo của ban quản lý bán đảo Sơn Trà. Đã từng có rất nhiều người đến đây, ngắm nghía cây đa này với một câu hỏi ” cây đa này đã bao nhiêu tuổi? “. Câu hỏi đó cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời nhưng chính sự thắc mắc đấy đã hấp dẫn nhiều du khách đến đây chiêm ngưỡng, chụp ảnh,…Sau chặng đường khám phá Sơn Trà, cuối cùng, du khách sẽ dừng chân tại chùa Linh Ứng. Ngôi chùa này nằm ở độ cao khoảng 693 mét, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc với tượng phât Quan Âm cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét. Đây được xem là ngôi chùa có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. Tượng Quan Âm lưng hướng về núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lồ như ban phúc, chúc bình an cho những người dân nơi đây, nhất là những người ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, thuận lợi bình an.
Ngoài những địa điểm du lịch trên, du khách có thể tham quan một số địa điểm khác như Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, Mắt Thần Đông Dương, Bãi Đá Đen, Mũi Nghê,…Hơn nữa, đến với Sơn Trà còn có các hoạt động du lịch khác như câu cá, tắm biển, lặn ngắm sa hô, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, team building,…với những món ăn vô cùng độc đáo.
Đến với bán đảo Sơn Trà, du khách như được về với chính ngôi nhà của mình, như được hòa mình vào với thiên nhiên, với vũ trụ. Hãy đến với Sơn Trà một lần, bạn sẽ tìm thấy được chính mình, sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng về nơi đây.
Phan Bội Châu từng ca ngợi văn vật Quảng Nam - Đà Nẵng là do linh khí non sông chung đúc nên: “Tú dục Nam châu,linh chung Đà hải". Đó là quê hương của Hoàng Diệu. Phan Châu Trinh và biết bao anh hùng hào kiệt, mà thời đại nào cũng có, có rất nhiều.
Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn.... Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phố cổ Hội An với bao chùa chiền, hang động phủ mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi:
"Quê em có dải sông Hàn.
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà".
Đứng trên đèo Hải Vân là nhìn thấy Sơn Trà cao 693m, còn gọi là núi Tiên Sa, sớm chiều mây phủ: là nhìn thấy sông Hàn Giang uốn lượn như dải thắt lưng xanh của cô gái Hội An.
Đến Quảng Nam - Đà Nẵng ai chẳng không đến tham quan Ngũ Hành Sơn, nơi dân gian gọi là hòn Non Nước. Cách Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông - nam, Ngũ Hành Sơn tọa lạc giữa một màu xanh bao la đất nước, biển trời, những nương dâu, ruộng lúa - bờ tre bốn mùa tươi tốt.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất. Trong núi này có nhiều hang động và chùa chiền kì thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, động Linh Nha, động Tàng Chơn,... Du khách sẽ ngẩn ngơ tưởng như "Đào Nguyên lạc lối" trước nghìn dáng trăm màu của những nhũ đá long lanh, trước những lối đi thật bất ngờ. Hãy đến thăm động Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế giới chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ lửng. Rời Vân Thông ta lần bước tới động Thiên Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thâm Động Huyên Không, có vòm cao, trên chóp đỉnh có 5 lô trống gọi là Cửa Trời, vách đá có đủ khối hình, dân gian gọi là "vú đá nàng tiên", giọt nước rơi thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ xưa đã đặt lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa chiền để thờ cúng. Mỗi một bệ đá, mỗi một mái chùa như đang dẫn hồn người tới thăm thú vào miền cổ tích.
Anh và chị, cô và cháu đã vãn cảnh chùa Tam Thái rồi chứ? Còn nhớ chùa đặt trên một đám đất bằng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đêm ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng "tố cộng diệt cộng", lê máy chém khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thái, Hang Gió, Cửa Trời... của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng. Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng, sống giữa hang sâu động vang vẫn được nhân dân bí mật tiếp tế gạo, mì, trái bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ... và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có tiến đây mới cảm thấy xương máu và tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đến: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi".
Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang, để được mở rộng tầm mắt toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên. Hội An, là sông Thu Bồn, Núi Thành, vịnh Dung Quất, v.v... Nhất là khi ta vươn tới Vọng Hải đài mới cảm thấy vẻ đẹp tráng lệ của giang sơn cẩm tú.
Ngũ Hành Sơn có nhiều loại đá đủ màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ... làm vui thích du khách, món quà lưu niệm mĩ nghệ ấy không thể bỏ qua.
Xứ Quảng là một miền quê "địa linh, khấn kiệt" rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi "Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung". Đây là di tích lịch sử vừa mang giá trị thẩm mĩ vừa mang giá trị tâm linh trong văn hóa người Việt.
Viết một bài văn nghị luận về một danh lam thắng cảnh
TK:
Đẹp như một lãng hoa giữa lòng thành phố, Hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1800m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cù rêu phong, các tòa nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Nước hồ xanh ngắt quanh năm nên xưa hồ có tên là hồ Lục Thủy. Truyển thuyết kể rằng : Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm báu. Kiếm theo ông suốt 10 năm dài chống quân Minh xâm lược (thế kỉ XV). Sau khi giành lại được thành Thăng Long, vua Lê có một buổi dạo thuyền chơi trên hồ, gặp rùa vàng nổi lên mặt nước. Vua rút kiếm chỉ cho quân sĩ thấy, thì con rùa đã nhảy lên đớp lấy thanh kiếm rồi lặn mất tăm. Vua cho là điẻm lành, đất nước có giặc, rùa thần cho mượn kiếm, nay đã thanh bình nên lấy lại. Bởi vậy đặt tên hồ là Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là Hồ Gươm.
Rùa là một trong bốn vật linh (long, lân, quy, phượng) trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm, có đòi lần nhô lên mặt nước, thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi lên mặt hồ.
Trong mặt hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bể long lanh bóng nước.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đâm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phô phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyển ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông, đi giữa những cơn mưa lá vàng, chân nhẹ bước lên thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét vùng Đông Nam Á và những giọt mưa phùn lất phất bay.
Mùa nào tình nấy, Hồ Gươm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên ta xưa.
Viết một bài văn thuyết minh về dang lam thắng cảnh ở Đà Nẵng mà em yêu thích (ko sài văn mẫu)
Viết một bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương Bắc Giang
Viết 1 bài giới thiệu khoảng 1000 từ về một danh lam thắng cảnh tự chon ở Đà Nẵng
Lần đầu đặt chân tới Bà Nà, du khách sẽ ngỡ ngàng vì Việt Nam lại có quá nhiều thắng cảnh đẹp đến mê hồn như vậy.
Cách trung tâm TP Đà Nẵng 40km về phía Tây, khu du lịch sinh thái Bà Nà luôn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu luôn trong khoảng 17- 20 độ C.
Đường lên Bà Nà (nằm ở độ cao 1.482m) nhiều đèo dốc và không ít cua gấp khúc. Nhưng chính những khúc ngoặt ẩn hiện trong xứ mây đó lại khiến cho du khách trào dâng cảm xúc thú vị. Bức tranh sơn cước trải dài theo tầm mắt du khách với điệp trùng rừng cây, sông, suối, thác nước... xen lẫn những âm thanh rì rào của gió, tiếng róc rách nước chảy, tiếng đục đá lóc cóc.
Khu nghỉ mát này được người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ XIX và họ đã xây dựng ở đây nhiều biệt thự lớn nhỏ, sân thể thao và hàng loạt nhà hàng. Sở dĩ có tên là Bà Nà vì thửa trước nơi đây cây chuối mọc đầy dẫy và theo tiếng Pháp chuối là chữ “Banana”. Trong gần một thế kỷ qua, chiến tranh và thời gian đã khiến nơi đây trở nên hoang phế dần dần. Nhưng từ cuối thế kỷ XX, Bà Nà đã thức dậy với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương. Khu thắng cảnh này đang được nâng cấp, mở rộng. Trước đây, nếu muốn lên đỉnh Bà Nà, từ bãi đỗ xe cuối cùng, bạn phải leo tiếp 282 bậc đá. Còn bây giờ, nếu muốn "bay" giữa không trung từ đồi Vọng Nguyệt lên đỉnh, bạn có thể đi theo đường cáp treo.
Đến du ngoạn nơi này, du khách sẽ được biết thêm nhiều địa danh như Bà Nà - Núi Chúa, đồi Vọng Nguyệt, suối Nai, suối Mơ, suối Đá, động Tranh, miếu Bà. Từ đỉnh Bà Nà, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn một vùng không gian rộng lớn từ TP Đà Nẵng đến bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân...
Thật hoang sơ và hùng vĩ! Đến đây du khách sẽ quên đi thế giới hiện tại của mình vì mải mê ngắm những khung cảnh lạ lùng, trong một ngày dường như được chia thành 4 mùa rõ rệt. Buổi sáng mùa xuân, khí hậu mát lạnh vì sương núi. Buổi trưa được hưởng những ánh nắng của mùa hè nhưng trong không khí se lạnh thật thú vị. Buổi chiều là khoảnh khắc của mùa thu ngắn ngủi để rồi mùa đông ập đến vào khoảng chập tối thật lãng mạn bên ánh lửa bập bùng của những lễ hội rượu cần các dân tộc. Phía xa, sáng một vùng đô thị lớn của miền Trung với lung linh huyền ảo ánh điện, thật ấn tượng. Nếu ở Bà Nà với người thân vào những đêm trăng thì bạn sẽ có những khoảnh khắc êm dịu, trữ tình hơn rất nhiều.
Đến Bà Nà không ai có thể ngủ sớm hay dậy muộn, vì nơi đây là nơi rất lý tưởng để du khách ngắm cảnh bình minh hay hoàng hôn. Dưới chân núi, bình minh thật ngoạn mục khi cuối chân trời có tới 6 sắc màu khác nhau. Đang nhìn phong cảnh dưới chân mình thì mây lại kéo đến, trong tích tắc che hết mọi cảnh vật chung quanh khiến mình lại càng thêm có cảm giác vừa sợ sệt vừa thích thú vì lần đều tiên được đứng trên mây.
Không ít người đã ví Bà Nà như Đà Lạt, như Sa Pa của miền Trung, nhưng từ Bà Nà có thể chuyển tiếp hành trình du lịch từ núi xuống biển với khoảng cách khá gần, chỉ khoảng 40km. Tại đó, có những bãi tắm tuyệt đẹp như Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An. Thực không có gì thú vị hơn bởi trong một khoảng cách gần, du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và khí hậu của hai vùng đất.
Lần đầu đặt chân tới Bà Nà, du khách sẽ ngỡ ngàng vì Việt Nam lại có quá nhiều thắng cảnh đẹp đến mê hồn như vậy.
Cách trung tâm TP Đà Nẵng 40km về phía Tây, khu du lịch sinh thái Bà Nà luôn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và khí hậu luôn trong khoảng 17- 20 độ C.
Đường lên Bà Nà (nằm ở độ cao 1.482m) nhiều đèo dốc và không ít cua gấp khúc. Nhưng chính những khúc ngoặt ẩn hiện trong xứ mây đó lại khiến cho du khách trào dâng cảm xúc thú vị. Bức tranh sơn cước trải dài theo tầm mắt du khách với điệp trùng rừng cây, sông, suối, thác nước... xen lẫn những âm thanh rì rào của gió, tiếng róc rách nước chảy, tiếng đục đá lóc cóc.
Khu nghỉ mát này được người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ XIX và họ đã xây dựng ở đây nhiều biệt thự lớn nhỏ, sân thể thao và hàng loạt nhà hàng. Sở dĩ có tên là Bà Nà vì thửa trước nơi đây cây chuối mọc đầy dẫy và theo tiếng Pháp chuối là chữ “Banana”. Trong gần một thế kỷ qua, chiến tranh và thời gian đã khiến nơi đây trở nên hoang phế dần dần. Nhưng từ cuối thế kỷ XX, Bà Nà đã thức dậy với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương. Khu thắng cảnh này đang được nâng cấp, mở rộng. Trước đây, nếu muốn lên đỉnh Bà Nà, từ bãi đỗ xe cuối cùng, bạn phải leo tiếp 282 bậc đá. Còn bây giờ, nếu muốn "bay" giữa không trung từ đồi Vọng Nguyệt lên đỉnh, bạn có thể đi theo đường cáp treo.
Đến du ngoạn nơi này, du khách sẽ được biết thêm nhiều địa danh như Bà Nà - Núi Chúa, đồi Vọng Nguyệt, suối Nai, suối Mơ, suối Đá, động Tranh, miếu Bà. Từ đỉnh Bà Nà, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn một vùng không gian rộng lớn từ TP Đà Nẵng đến bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân...
Thật hoang sơ và hùng vĩ! Đến đây du khách sẽ quên đi thế giới hiện tại của mình vì mải mê ngắm những khung cảnh lạ lùng, trong một ngày dường như được chia thành 4 mùa rõ rệt. Buổi sáng mùa xuân, khí hậu mát lạnh vì sương núi. Buổi trưa được hưởng những ánh nắng của mùa hè nhưng trong không khí se lạnh thật thú vị. Buổi chiều là khoảnh khắc của mùa thu ngắn ngủi để rồi mùa đông ập đến vào khoảng chập tối thật lãng mạn bên ánh lửa bập bùng của những lễ hội rượu cần các dân tộc. Phía xa, sáng một vùng đô thị lớn của miền Trung với lung linh huyền ảo ánh điện, thật ấn tượng. Nếu ở Bà Nà với người thân vào những đêm trăng thì bạn sẽ có những khoảnh khắc êm dịu, trữ tình hơn rất nhiều.
Đến Bà Nà không ai có thể ngủ sớm hay dậy muộn, vì nơi đây là nơi rất lý tưởng để du khách ngắm cảnh bình minh hay hoàng hôn. Dưới chân núi, bình minh thật ngoạn mục khi cuối chân trời có tới 6 sắc màu khác nhau. Đang nhìn phong cảnh dưới chân mình thì mây lại kéo đến, trong tích tắc che hết mọi cảnh vật chung quanh khiến mình lại càng thêm có cảm giác vừa sợ sệt vừa thích thú vì lần đều tiên được đứng trên mây.
Không ít người đã ví Bà Nà như Đà Lạt, như Sa Pa của miền Trung, nhưng từ Bà Nà có thể chuyển tiếp hành trình du lịch từ núi xuống biển với khoảng cách khá gần, chỉ khoảng 40km. Tại đó, có những bãi tắm tuyệt đẹp như Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An. Thực không có gì thú vị hơn bởi trong một khoảng cách gần, du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên và khí hậu của hai vùng đất.
viết bài văn về danh lam thắng cảnh ở địa phương ( một ngôi chùa)
giúp mình với..
Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử của Bình Thuận.
Làm văn thuyết minh và nghị luận
Viết một bài văn(hoặc đoạn văn) khoảng 145 từ nói về một danh lam thắng cảnh ở VN bằng tiếng anh
This travel guide is for people who want to visit Ha Long Bay, one of the seven natural wonders in the world. Ha Long Bay is located in Quang Ninh province which is in the north of Vietnam. It is nearly 200km from Hanoi. So it takes you about 4 hours by car. You can also travel there in a coach or even in a helicopter on Saturday. The best season to visit Ha Long is in summer when the weather is warm and sunny. Ha Long Bay has many beautiful caves and islands; therefore, you must take a boat trip to enjoy the view here. You certainly must take pictures to remember the trip better, too. If you are an active person, you must do the water sports here like swimming, sailing, and windsurfing. One more thing, you must try the seafood here because it is incredibly fresh and delicious. With this travel guide, I hope that you will have a wonderful time here in the number one natural wonder of Vietnam.
Located downtown Dalat approximately 7km northeast, Valley of Love is a lyricallandscapes and most romantic in Dalat. Previously, Guests usually falls in UniversityPhu Dong Thien Vuong way to come here, but on the road year round Lam Vien is completed, visitors can go to a circuit from Xuan Huong Lake Valley to love by a more convenient route. Initially the French call it Valley d'Amour; Bao Dai as far Führer was changed to the Valley of Peace. In 1953, when the town council chairman at the time was Nguyen Vyproposed switch lists names from French to English Vietnamese to demonstrate the independence of peoples, the so-called Valley of Love has increasingly becomingfamiliar and bold in mind many people.
Viết một bài văn về một nơi danh lam thắng cảnh của nước ta.
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.
Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Hàm Răng Nhọn). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi ...tùng ...bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra... tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Động Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là
cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long nlur một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
dài thế ai mà viết được ! tham khảo trong tranh ảnh và sách tham khảo.!