Những câu hỏi liên quan
TC
Xem chi tiết
H24
12 tháng 5 2019 lúc 11:25

#)Trả lời :

5 ví dụ về quyền khiếu nại cáo :

   - Nếu thầy cộng điểm bài kiểm tra sai thì mình có quyền khiếu nại bằng cách đưa bài kiểm tra cho thầy và nhờ thầy xem lại còn nếu không dám đưa trực tiếp cho thầy thì có thể nhờ cô/thầy giáo chủ nhiệm đưa cho

   - Giám đóc đuổi việc mà không có lí do thì chúng ta có quyền khiếu nại

   - Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế cho mình 

   - Bị xử phạt hành chính quá mức thì có thể khiếu nại 

   - Bị chuyển đi công tác xa có thể khiếu nại

5 ví dụ về quyền tố cáo :

   - Tố cáo một người nào đó có hành vi giết người 

   - Tố cáo một nơi hay địa điểm nào đó mà mình chắc chắn ở đó là nơi buôn bán, tiêm chích ma túy

   - Tố cáo những cán bộ tham nhũng

   - Phát hiện sòng bạc trái phép có thể tố cáo

   - Phát hiện người buôn ma túy trái phép có thể tố cáo 

       #~Will~be~Pens~#

Bình luận (0)
KH

1. Khiếu nại:
+Nếu thầy cộng điểm bài kiểm tra sai thì mình có quyền khiếu nại bằng cách đưa bài kiểm tra cho thầy và nhờ thầy xem lại còn nếu không dám đưa trực tiếp cho thầy thì có thể nhờ cô chủ nhiệm đưa dùm
+Gíam đốc đuổi việc mình mà không có lí do thì chúng ta có quyền khiếu nại
+Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế cho mình
2. Tố cáo:
+Tố cáo một người nào đó có hành vi giết người
+Tố cáo một địa điểm nào đó mà mình chắc chắn là ở đó là nơi buôn bán ma túy, tiêm chích ma túy
+Tố cáo những cán bộ tham nhũng

 
Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
TT
21 tháng 1 2022 lúc 20:16

Tham khảo:

 Mẹ của chị Ngọc được cấp diện tích đất 100m2, nhưng diện tích đất thực tế không đúng 100mtheo quy định, mẹ chị muốn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Do mẹ chị hiện nay đã già yếu và hay ốm đau, chị Ngọc muốn biết mẹ chị có thể ủy quyền cho chị khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền được không?

Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định người khiếu nại có các quyền sau:

- Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

- Rút khiếu nại.

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, mẹ của chị Ngọc ốm đau, già yếu không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho chị thực hiện việc khiếu nại.

Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

Bình luận (1)
H24
21 tháng 1 2022 lúc 20:18

tham khảo 

 

2. Anh Nguyễn Thành biết được hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tư pháp xã M, anh muốn thực hiện tố cáo hành vi vi phạm này . Anh Thành muốn biết nếu anh thực hiện tố cáo thì họ tên, địa chỉ của anh có bị tiết lộ không?

Điều 8 Luật Tố cáo năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo bao gồm:

- Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.

- Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.

- Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.

- Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

- Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

- Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.

- Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.

- Bao che người bị tố cáo.

- Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

- Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.

- Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

- Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì không được tiết lộ họ tên, địa chỉ và các thông tin khác làm lộ danh tính của anh Thành.

Bình luận (1)
SM
Xem chi tiết

Công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật vì: Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh được việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi hoặc tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của cộng đồng, đất nước

Bình luận (0)
LT
17 tháng 4 2021 lúc 21:25

Công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật vì: Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh được việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi hoặc tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của cộng đồng, đất nước

Bình luận (0)
LR
8 tháng 5 2021 lúc 10:46

- Vì:

- Tránh việc sử dụng bừa bãi quyền tự do ngôn luận.

 

- Tránh việc lợi dụng để làm điều sai trái: phát biểu lung tung; nói xấu, bôi nhọ, vu khống, vu cáo, phán xét, chỉ trích, phê phán, xúc phạm người khác; xuyên tạc sự thật; gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của nhân dân và nhà nước.

 

- Nhằm bảo vệ, đảm bảo lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể, cộng đồng, nhà nước

 

- Nếu không tuân thủ quy định của pháp luật thì phát ngôn sẽ không có kiểm soát, có hành vi cố tình vi phạm, gây rối loạn trật tự xã hội.

 

- Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân

 

 

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
SK
11 tháng 5 2022 lúc 10:09

Khiếu nại: - Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật.

Tố cáo: - Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.

Ví dụ:

+ Mình không vi phạm gì mà nhà trường bắt mình nghỉ học, kêu ba mẹ lên khiếu nại nhà trường.

+ Ông A lấy trộm tiền(tham nhũng) của cơ quan về làm của riêng, ông B đi tố cáo.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 5 2022 lúc 10:11

tham khảo

-Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.

VD:

+Nếu thầy cộng điểm bài kiểm tra sai thì mình có quyền khiếu nại bằng cách đưa bài kiểm tra cho thầy và nhờ thầy xem lại còn nếu không dám đưa trực tiếp cho thầy thì có thể nhờ cô chủ nhiệm đưa dùm.

+Gíam đốc đuổi việc mình mà không có lí do thì chúng ta có quyền khiếu nại.

+Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế cho mình.

-Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.

VD:

+Tố cáo một người nào đó có hành vi giết người

+Tố cáo một địa điểm nào đó mà mình T chắc chắn là ở đó là nơi buôn bán ma túy, tiêm chích ma túy

+Tố cáo những cán bộ tham nhũng

Bình luận (0)
OA
12 tháng 5 2022 lúc 7:23

Khiếu nại: - Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật.

Tố cáo: - Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.

Ví dụ:

+ Mình không vi phạm gì mà nhà trường bắt mình nghỉ học, kêu ba mẹ lên khiếu nại nhà trường.

+ Ông A lấy trộm tiền(tham nhũng) của cơ quan về làm của riêng, ông B đi tố cáo.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
21 tháng 11 2017 lúc 12:13

* Giống nhau:

     + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

     + Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

     + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

     + Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

     + Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

     + Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

     + Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

     + Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

     + Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Bình luận (0)
EP
Xem chi tiết
LT
8 tháng 5 2023 lúc 22:14

Quyền khiếu nại: chia tài sản, quyền thừa kế,....

Quyền tố cáo: công dân tố cáo về hành vi sai trái của người khác đối với pháp luật

Hay gần gũi hơn là tố cáo bạn cùng lớp về hành vi ăn cắp đò dùng của bn

Bình luận (0)
LV
Xem chi tiết
LN
9 tháng 3 2023 lúc 20:54

đg tìm nek cha

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
H24
3 tháng 4 2017 lúc 14:42

* Giống nhau:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.


Bình luận (0)
NH
6 tháng 4 2017 lúc 11:34

Câu 4 (SGK trang 52)

+Sự giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
+Sự khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.

- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:

+ Về thẩm quyền

+ Về trình tự giải quyết.

- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Bình luận (0)
PV
6 tháng 4 2017 lúc 15:46

Khiếu nại và tố cáo là hai từ khá quen thuộc trong pháp luật hành chính, không chỉ quen thuộc trong phạm vi pháp luật, mà cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng chúng, thế nhưng, bản chất của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Làm sao để hiểu rõ thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo? Trường hợp nào người ta sử dụng từ khiếu nại, trường hợp nào người ta sử dụng từ tố cáo?

Dưới đây là bảng phân biệt giữa 2 cụm từ trên, giúp các bạn dễ dàng nhận định trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo.

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Khái niệm

Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Luật điều chỉnh

Luật khiếu nại 2011

Luật tố cáo 2011

Mục đích hướng tới

Nhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm

Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm

Chủ thể thực hiện quyền

- Công dân.

- Cơ quan, tổ chức.

- Cán bộ, công chức,

- Công dân

Đối tượng

- Quyết định hành chính.

- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

- Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Yêu cầu về thông tin

Không quy định người khiếu nại chịu trách nhiệm về việc khiếu nại sai sự thật

Người tố cáo phải trung thực và chịu trách nhiệm về việc tố cáo sai sự thật nếu cố tình, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu cáo, vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999.

Thái độ xử lý

Không được khuyến khích

Được khuyến khích

Khen thưởng

Không có quy định

Được khen thưởng theo Nghị định 76/2012/NĐ-CP với các giải:

- Huân chương Dũng cảm.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ…

Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng còn được xét tặng thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV.

Kết quả giải quyết

Quyết định giải quyết.

(Nhằm trả lời cho người khiếu nại về những thắc mắc của họ nên phải ra quyết định giải quyết thể hiện sự đánh giá và trả lời chính thức của cơ quan nhà nước.

Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được gửi đến người khiếu nại)

Xử lý tố cáo

(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.

Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu)

Thời hiệu thực hiện

90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.

Không quy định thời hiệu

Các trường hợp không thụ lý đơn

Không có quy định cụ thể

- Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

- Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn

Cơ quan nhà nước chấm dứt giải quyết.

Cơ quan nhà nước khôngchấm dứt xử lý.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
3 tháng 4 2018 lúc 8:19

Đáp án B

Bình luận (0)