Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

SK

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

H24
3 tháng 4 2017 lúc 14:42

* Giống nhau:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.


Bình luận (0)
NH
6 tháng 4 2017 lúc 11:34

Câu 4 (SGK trang 52)

+Sự giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
+Sự khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.

- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:

+ Về thẩm quyền

+ Về trình tự giải quyết.

- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Bình luận (0)
PV
6 tháng 4 2017 lúc 15:46

Khiếu nại và tố cáo là hai từ khá quen thuộc trong pháp luật hành chính, không chỉ quen thuộc trong phạm vi pháp luật, mà cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng chúng, thế nhưng, bản chất của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Làm sao để hiểu rõ thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo? Trường hợp nào người ta sử dụng từ khiếu nại, trường hợp nào người ta sử dụng từ tố cáo?

Dưới đây là bảng phân biệt giữa 2 cụm từ trên, giúp các bạn dễ dàng nhận định trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo.

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Khái niệm

Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Luật điều chỉnh

Luật khiếu nại 2011

Luật tố cáo 2011

Mục đích hướng tới

Nhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm

Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm

Chủ thể thực hiện quyền

- Công dân.

- Cơ quan, tổ chức.

- Cán bộ, công chức,

- Công dân

Đối tượng

- Quyết định hành chính.

- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

- Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Yêu cầu về thông tin

Không quy định người khiếu nại chịu trách nhiệm về việc khiếu nại sai sự thật

Người tố cáo phải trung thực và chịu trách nhiệm về việc tố cáo sai sự thật nếu cố tình, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu cáo, vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999.

Thái độ xử lý

Không được khuyến khích

Được khuyến khích

Khen thưởng

Không có quy định

Được khen thưởng theo Nghị định 76/2012/NĐ-CP với các giải:

- Huân chương Dũng cảm.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ…

Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng còn được xét tặng thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV.

Kết quả giải quyết

Quyết định giải quyết.

(Nhằm trả lời cho người khiếu nại về những thắc mắc của họ nên phải ra quyết định giải quyết thể hiện sự đánh giá và trả lời chính thức của cơ quan nhà nước.

Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được gửi đến người khiếu nại)

Xử lý tố cáo

(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.

Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu)

Thời hiệu thực hiện

90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.

Không quy định thời hiệu

Các trường hợp không thụ lý đơn

Không có quy định cụ thể

- Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

- Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn

Cơ quan nhà nước chấm dứt giải quyết.

Cơ quan nhà nước khôngchấm dứt xử lý.

Bình luận (0)
TD
14 tháng 5 2018 lúc 20:55

-Giống nhau:

+Cách thực hiện .

+Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp

+Có chung một mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân.

+Là phương tiện để công dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

-Khác nhau:

Khiếu nại

Tố cáo

Đối tượng

-Các quyết định hành chính, các hành vi
hành chính.

-Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt

hại đến lợi ích nhà nước.

Cơ sở

-Quyền và lợi ích bản thân người khiếu nại.

-Gây thiệt hại đến nhà nước, tổ chức,

cộng đồng

Mục đích

-Khôi phục quyền, lợi ích người khiếu nại

-Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi

phạm để lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ

quan, công dân

Người thực hiện

-Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm.

-Bất cứ công dân nào.

Bình luận (0)
YT
4 tháng 10 2018 lúc 12:49

*Giong : - Deu la nhung quyen chinh tri co ban cua cong dan duoc quy dinh trong hien phap nam 1942 va cac van ban phap luat .

- Deu la cong cu de cong dan bao ve quyen va nhung luat phap cua nha nuoc voi toan the cong dan.

- Deu la phuong tien cong dan cua nha nuoc va xa hoi

*Khac : trong sach giao khoa co quyen khieu nai la gi ? Quyen to cao la gi ban nhe

Bình luận (0)
H24
18 tháng 6 2020 lúc 16:01

* Giống nhau:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Bình luận (0)