Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 11 2019 lúc 9:07

- Tác giả: Ra- bin- đra- nát Ta- go.

- Một vài nét về tác giả:

 ●   Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)

 ●   Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc.

 ●   Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

 ●   Sự nghiệp sáng tác:

  + Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

  + Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”

  + Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

  + Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…

  + Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

  + Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NG
10 tháng 11 2021 lúc 19:42

Tham khảo!

 

Giá trị của con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng để phục vụ cộng đồng, xã hội. Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận. Trong khi một người may mắn lành lặn, được học tập tử tế lại lầm đường lạc lối thành một kẻ phạm tội truy nã, một ca sĩ xinh đẹp hát hay lại lâm vào đường dây ma túy, mại dâm. Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác. Có những người tự tin thái quá, luôn đề cao bản thân mình, họ cho rằng họ luôn là nhất, nếu họ đứng thứ hai thì cũng chẳng có ai đứng ở vị trí số một. Chính vì tự tin thái quá và tự phụ nên họ có cái nhìn không đúng về giá trị của những người xung quanh. Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh. Đừng coi ta bé nhỏ, sống làm sao cho ta lớn hơn, trưởng thành hơn !

Bình luận (0)
NL
10 tháng 11 2021 lúc 19:44

THAM KHẢO

Giá trị bản thân là những giá trị cốt lõi của con người, có vai trò kiến tạo nên các giá trị khác. Cũng có thể hiểu, giá trị bản thân là tổng hòa các giá trị mà con người đã sở hữu được. Để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, mỗi người cần cần tạo dựng giá trị cho riêng bản thân mình. Nếu bạn không thể tạo dựng giá trị cho bản thân, thì bạn cũng không thể tạo được giá trị cho người khác. Bản thân sở hữu được càng nhiều giá trị thì bạn càng dễ thành công hơn người khác. Tri thức, nhân các, lối sống tạo nên giá trị bản thân mỗi con người và ngược lại, chính giá trị bản thân bền vững sẽ tạo nên tri hiểu biết, phẩm đức cao quý và lối sống tốt đẹp ở mỗi con người. Giá trị bản thân đối với con người cũng như nước đối với dòng sông, không có nước, dòng sông không thể có cuộc sống trù phú. Bởi thế, đừng đánh mất giá trị bản thân chỉ vì sự tham lam, ích kỷ, hèn nhát. Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu bạn không tự mình làm điều đó. Đừng kiêu căng, tự mãn, tự phụ bản thân mà nên khiêm tốn, giản dị, cân đối hài hoà mối quan hệ giữa lối sống và công việc, bản thân và tập thể. Hiểu rõ vai trò của giá trị của bản thân, bạn cần phải kiên trì xây dựng, tích lũy giá trị từng ngày, hướng đến một cuộc sống ý nghĩa, tự hoàn thiện bản thân, sống chân thực, có trách nhiệm, lạc quan bước tới. Giá trị đích thực của đời người không nằm ở những gì bạn sở hữu mà là những gì bạn đã cho đi. Càng biết cho đi, càng biết sống vì người khác, giá trị bản thân càng được nâng cao.

Bình luận (0)
QP
Xem chi tiết
BS
15 tháng 4 2021 lúc 21:04

TKXVI-XVIIvăn học chữ Nôm phát triển mạnh:

+Tác phẩm : Thiên Nam Ngữ Lục, Bạch Vân An Thi Tập

+Tác giả:Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ

+Nội dung:viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong xã hôi,...

_ Sang thế kỉ XVIII:văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, thể loại phong phú, chuyện Nôm, truyện Thiếu Lâm, thơ Lục bát.

Bình luận (0)
BS
15 tháng 4 2021 lúc 21:04

thấy đúng cho mình 1 like nha

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
15 tháng 9 2023 lúc 17:27

- Truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó,...

- Những việc làm:

+ Ngày 27/7 tổ chức buổi lễ tri ân những người anh hùng cách mạng.

+ Ngày 20/11 tổ chức chương trình tri ân thầy cô.

+ Tổ chức quyên góp ủng hộ, giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn.

+ Thi đua dạy tốt học tốt.

+ Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

+ Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Bình luận (0)
ND
9 tháng 8 2023 lúc 15:09

Tham khảo
 

- Truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo,…

- Những việc làm:

+ Ngày 20/11 trường em thường tổ chức chương trình tri ân thầy cô.

+ Tháng 3 tổ chức chương trình trồng cây gây rừng.

+ Thi đua dạy tốt học tốt.

+ Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

+ Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Bình luận (0)
ES
Xem chi tiết
DA
28 tháng 1 2021 lúc 15:11
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người.That tuyet!!! Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
Xem chi tiết
PH
29 tháng 1 2018 lúc 13:47

- Vài nét về văn học thời Trần:

    + Văn học thời Trần rất phong phú, mang đạm bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, tự hào dân tộc, đã làm rạng rỡ cho văn học Đại Việt.

    + Có nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm đặc sắc mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuần với "Hịch tướng sĩ", Trần Quang Khải với "Phò giá về kinh", Trương Hán Siêu với "Phú sông Bạch Đằng".

- Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc bởi vì:

    + Văn học thời Trần phát triển mạnh, có những bước tiến mới, với những tác phẩm ra đời trong khói lửa chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Phò giá về kinh" thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

    + Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi , quần thần đều quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi, kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại kẻ thù hung bạo nhất thế giới, đó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh của văn học thời Trần.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
H24
15 tháng 5 2021 lúc 10:49

TK

* Vài nét về tình hình văn học thời Trần:

- Nền văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh mẽ.

- Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thiêm, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,…

- Có nhiều tác gia nổi tiếng với các tác phẩm đặc sắc tiêu biểu như: Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư, Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng,…

* Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vì:

- Những tác phẩm hầu hết đều ra đời trong các chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện niềm vui chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đến quần chúng nhân dân đều quyết tâm đánh giặc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
1 tháng 9 2018 lúc 12:04

Trường em có 20 học phòng, nhà vệ sinh và các phong ban. Ngôi trường vừa được xây dựng nên rất khang trang, thoáng mát.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết