Quan sát hình 3.1, hãy cho biết những cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các đặc điểm của sự sống.
Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.
Mô tả các cấp độ tổ chức sống:
- Phân tử: Phân tử được cấu tạo từ các nguyên tử. Ví dụ: Phân tử nước H2O được cấu tạo từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử O.
- Bào quan: Các phân tử liên kết với nhau tạo nên các bào quan. Ví dụ: Phân tử DNA và phân tử protein liên kết với nhau tạo nên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.
- Tế bào: Nhiều bào quan cấu thành nên tế bào. Ví dụ: Tế bào động vật gồm nhiều bào quan như: ti thể, riboxom, bộ máy Gongi,…
- Mô: Tập hợp nhiều tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng tạo thành mô. Ví dụ: Nhiều tế bào thần kinh tạo thành mô thần kinh,…
- Cơ quan: Tập hợp nhiều mô tạo thành cơ quan. Ví dụ: Dạ dày được cấu tạo từ mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh, mô biểu bì,…
- Hệ cơ quan: Tập hợp cơ quan cùng thực hiện một chức năng tạo thành hệ cơ quan
Ví dụ: Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch);…
- Cơ thể: Nhiều hệ cơ quan phối hợp nhịp nhàng, thống nhất tạo thành cơ thể. Ví dụ: Cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ sinh dục,…
- Quần thể: Tập hợp nhiều cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian, có khả năng sinh sản trong tự nhiên tạo ra thế hệ sau tạo thành một quần thể. Ví dụ: Quần thể trâu rừng, quần thể cây cọ tại một vùng đồi của Phú Thọ,…
- Quần xã: Tập hợp nhiều quần thể khác loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian tạo thành quần xã. Ví dụ: Quần xã các loài trong rừng Cúc Phương,…
- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,…
- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất.
Quan sát Hình 3.1, hãy:
a) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
b) Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.
a) Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái → sinh quyển.
b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?
Đặc điểm chung của của các cấp độ tổ chức sống:
1. Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh.
- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
Nêu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh?
- Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là:
+ Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Là những hệ mở và tự điều chỉnh.
+ Liên tục tiến hóa.
- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống mở vì:
+ Mọi cấp độ tổ chức sống đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường; sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
+ Các cấp độ tổ chức sống cũng là hệ thống luôn tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường, đồng thời truyền thông tin trong hệ thống cũng như giữa các hệ thống sống.
- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống tự điều chỉnh vì: Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh, duy trì các thông số bên trong hệ thống một cách ổn định, nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:
- Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?
+ Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước?
- Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:
+ Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
+ Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
- Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4)
+ Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
+ Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi ở thân rễ?
- Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:
+ Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
- Ở H.25.1
+ Lá cây xương rồng biến thành gai.
+ Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.
- Ở H.25.2 H.25.3:
+ Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.
+ Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.
- Ở H.25.4
+ Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.
+ Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.
- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.
Mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người được thể hiện ở hình 3.2:
- Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc trong đó tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể.
- Quan hệ thứ bậc về chức năng: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người.
Trong thế giới sống, quần thể sinh vật là cấp độ tổ chức thấp nhất trong các cấp độ tổ chức trên cơ thể. Quần thể sinh vật là gì? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?
Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8
( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174 )
- Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể
Vật sống hay không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học, có thể được tổ chức theo các cấp độ khác nhau và có chung nhiều đăch điểm. Tuy vậy, thế giới sống được tổ chức một cách đặc biệt tạo nên các sinh vật có những đặc điểm mà vật không sống không có được. Vậy thế giới sống được tổ chức như thế nào và có đặc điểm chung là gì?
- Thế giới sống gồm nhiều cấp độ khác nhau được tổ chức theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cấp tổ chức thấp làm nền tảng cấu thành nên cấp cao hơn.
- Tế bào là cấp độ tổ chức nhỏ nhất hay cơ bản nhất cấu tạo nên các cấp bậc cao hơn.
- Đặc điểm chung của thế giới sống:
+ Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
+ Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh
+ Thế giới sống liên tục tiến hóa
Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh hãy:
- Cho biết địa hình nước ta có những đặc điểm chủ yếu nào.
- Lựa chọn và trình bày về một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình.
tham khảo
Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
tham khảo
Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…