Nêu các cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
Trình bày cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn:
- Khả năng phân hủy các chất hữu cơ
- Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ, tiết kháng sinh giúp tiêu diệt vi sinh vật khác hoặc các loại côn trùng.
- Là vector chuyển gene hoặc là kháng nguyên
- Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của vi sinh vật
Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên những cơ sở khoa học nào?
Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người.
- Kích thước hiển vi: Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé và chỉ quan sát dưới kính hiển vi.
- Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) cơ thể ở sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng. Kích thước nhỏ còn có lợi trong việc nuôi cấy, lưu trữ và nghiên cứu vi sinh vật (một số lượng rất lớn tế bào có thể được nuôi cấy chỉ trong một khoảng không gian nhỏ).
- Tổng hợp và phân giải các chất nhanh: Sử dụng vi sinh vật trong công nghiệp và nghiên cứu có thể thu được sản lượng rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
- Đa dạng về di truyền: Do tốc độ sinh sản nhanh, tốc độ đột biến lớn, khả năng tái tổ hợp di truyền và lịch sử tiến hóa lâu dài nên vi sinh vật có sự đa dạng di truyền lớn.
- Phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng: Sự đa dạng về hình thái và dinh dưỡng của vi sinh vật dẫn đến sự đa dạng về hình thái, cấu trúc tế bào, thành phần cấu trúc protein và enzyme cũng như các sản phẩm chuyển hóa thứ cấp, từ đó có rất nhiều tiềm năng có thể ứng dụng vào thực tiễn.
Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ dựa trên cơ sở khoa học nào?
Một số vi sinh vật có khả năng ức chế, tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng; một số vi sinh vật khác có khả năng cố định đạm, kích thích sự phát triển của bộ rễ nên được sử dụng trong sản xuất phân hữu cơ.
Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên những cơ sở khoa học nào?
- Việc ứng dụng VSV trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học là sự phân giải các chất của VSV cụ thể là protein.
- Trong làm tương và nước mắm, người ta không sử dụng cùng một loại vi sinh vật vì nguyên liệu chính để làm tương và nước nắm khác nhau:
+ Tương: nguyên liệu chính là đậu nành chứa prôtêin thực vật.
+ Nước mắm: nguyên liệu chính là cá chứa prôtêin động vật.
Do đó cần các nhóm vi sinh vật khác nhau để phân giải prôtêin thực vật và động vật tạo thành tương và nước mắm: đạm trong tương từ đậu nành; đạm trong mắm từ cá.
Hãy tóm tắt một số ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống (tên ứng dụng, cơ sở khoa học, loại vi sinh vật được sử dụng, vai trò trong đời sống,..).
Ứng dụng trong thực tiễn | Cơ sở khoa học |
Xử lý rác thải, các chất gây ô nhiễm, sản xuất thực phẩm (bánh kẹo, nước mắm, syrup,…) | Khả năng phân hủy các chất hữu cơ |
Tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người | Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ, tiết kháng sinh |
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học | Khả năng tiết kháng sinh giúp tiêu diệt các vi sinh vật khác hoặc các loại côn trùng |
Sản xuất các chế phẩm dùng trong y học (vaccine, hormone…) | Là vectơ chuyển gene hoặc là kháng nguyên |
Bảo quản thực phẩm | Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật |
Việc ứng dụng vi sinh vật để sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học nào?
- Việc ứng dụng VSV trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học là sự phân giải các chất của VSV cụ thể là protein.
- Trong làm tương và nước mắm, người ta không sử dụng cùng một loại vi sinh vật vì nguyên liệu chính để làm tương và nước nắm khác nhau:
+ Tương: nguyên liệu chính là đậu nành chứa prôtêin thực vật.
+ Nước mắm: nguyên liệu chính là cá chứa prôtêin động vật.
Do đó cần các nhóm vi sinh vật khác nhau để phân giải prôtêin thực vật và động vật tạo thành tương và nước mắm: đạm trong tương từ đậu nành; đạm trong mắm từ cá.
Nêu một số ứng dụng tập tính ở động vật trong đời sống thực tiễn. Cho biết những ứng dụng đó dựa trên cơ sở dạng tập tính nào ở động vật bằng cách hoàn thành bảng sau.
Ứng dụng | Cơ sở |
? | ? |
Tham khảo:
Ứng dụng | Cơ sở |
Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng | Nhận biết điều kiện hóa đáp ứng |
Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại mùa màng | Nhận biết điều kiện hóa hành động |
Sưu tầm một số hình ảnh để báo cáo, thuyết trình về ứng dụng của ammonia trong thực tiễn. Sử dụng các tính chất vật lí và hoá học để giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng này.
Hình ảnh về ứng dụng của ammonia trong thực tiễn:
Thuyết trình về ứng dụng của ammonia trong thực tiễn:
Trong thời gian gần đây, sản lượng ammonia toàn cầu đạt hàng trăm triệu tấn mỗi năm, trong đó khoảng 80% được sử dụng cho mục đích sản xuất phân bón ammonium và urea ((NH2)2CO) để cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng và đất. Phương pháp tổng hợp phân bón ammonium bao gồm phản ứng của ammonia với dung dịch acid tương ứng. Ví dụ, phản ứng sau được sử dụng để tạo ra phân bón ammonium sulfate:
2NH3(aq) + H2SO4(aq) → (NH4)2SO4(aq).
Ammonia cũng được sử dụng làm nguyên liệu quan trọng để sản xuất nitric acid và một số chất gây nổ như ammonium nitrate trong khai thác quặng mỏ. Ngoài ra, ammonia lỏng được sử dụng như một chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp, cũng như là một dung môi để hoà tan một số chất và thực hiện nhiều phản ứng khác trong dung môi này.
Sưu tầm một số hình ảnh để báo cáo, thuyết trình về ứng dụng của nitrogen trong thực tiễn. Sử dụng các tính chất vật lí và hóa học để giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng này.
Một số hình ảnh về ứng dụng của nitrogen trong thực tiễn:
Tham khảo thuyết trình về ứng dụng của nitrogen trong thực tiễn:
Mỗi năm có hàng trăm triệu tấn nitrogen được sản xuất trên toàn cầu; trong đó, lượng nitrogen dạng khí chiếm khoảng hai phần ba, còn lại là nitrogen lỏng.
Vì tính chất kém hoạt động hoá học (tính trơ), nitrogen không oxi hoá các chất khác ở nhiệt độ thường. Dựa vào tính chất này, người ta thường dùng khí nitrogen để thay thế hoàn toàn hoặc một phần không khí trong rất nhiều trường hợp khác nhau để giảm nguy cơ cháy nổ, giảm quá trình oxi hoá do oxygen trong không khí gây nên. Chẳng hạn, khi rút xăng, dầu ra khỏi các bồn chứa hoặc khi đóng gói thực phẩm, người ta bơm khí nitrogen vào để làm giảm nồng độ của oxygen. Trong lĩnh vực hoá học, khi cần nghiên cứu sự biến đổi chất ở môi trường trơ thì cần đẩy không khí ra và thay vào là nitrogen hoặc các khí trơ khác.
Nitrogen hoá lỏng ở nhiệt độ thấp, -196 oC. Vì vậy, nitrogen lỏng được sử dụng để làm lạnh nhanh, bảo quản thực phẩm ngay tại nhà máy và trong quá trình vận chuyển. Nitrogen lỏng còn được sử dụng để đóng băng và kiểm soát dòng chảy trong các đường ống.
Trong lĩnh vực sinh học và y học, các mẫu vật sinh học (máu, mô, tế bào, bộ phận cơ thể,...) được bảo quản trong bình nitrogen lỏng. Bình này thường có hai khoang, khoang chứa nitrogen lỏng cùng ống chứa mẫu vật cần bảo quản và khoang chân không để cách nhiệt với bên ngoài.