Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li, theo mẫu sau:
Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp ta, theo mẫu sau:
Nội dung | Thời gian | Tình hình chính trị | Tình hình xã hội | Thành tựu văn hóa |
Vương triều Gúp-ta | Năm 320-535 | - Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. - Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc. | Người dân sống trong hạnh phúc, yên vui | Tôn giáo: Hin-đu giáo, Phật giáo Văn học: Sakuntala, Dushyanta, Bharata, … Biết phẫu thuật, điều chế vacxin |
Từ thế kỉ XIII, nền văn minh Ấn Độ có sự tiếp xúc mạnh mẽ với nền văn minh Hồi giáo từ sự thống trị của vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ - vương triều Đê-li. Vương triều Đê-li ra đời như thế nào? Lịch sử Ấn Độ dưới thời kì Đê-li có những nét nổi bật gì về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa?
- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương trều Hồi giáo, lấy Đê-li làm kinh đô.
- Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng
+ Kinh tế: nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, thương mại phát triển mạnh mẽ.
+ Văn hóa – xã hội: Tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền thuộc về những người Hồi giáo.
Hãy kết nối nội dung hai cột trong bảng sau cho phù hợp về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
1. Thời kì Ấn Độ bị chia thành hai miền, sáu nước 2. Thời kì vương triều Hồi giáo Đêli 3. Thời kì vương triều Môgôn 4. Giai đoạn trị vì của vua Acơba |
a) Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, hình thành nền văn hóa đa dạng ở Ấn Độ b) Vương triều Hồi giáo cai trị Ấn Độ theo hướng “Ấn Độ hóa” c) Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh vượng d) Văn hóa truyền thống phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.
B. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.
C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.
D. 1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c.
so sánh điểm giống nhau và khác nhau về tình hình kinh tế xã hội giưã vương triều gúp ta với vương triều hồi giáo đê li ở ấn độ
- Giống: đều do người nước ngoài đến cai trị ấn độ
- Khác : vương triều hồi giáo Đê-li áp đặt tôn giáo,phân biệt đối xử...nên thời gian tồn tại ngắn vương triều Gúp- ta thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,đặc biệt là dưới thời hoàng đế A-cơ-ba nên kinh tế ấn độ phát triển mạnh mẽ.tuy nhiên, đến thời con cháu của A-cơ-ba là Sa-gia-han và....(mình quên tên rồi) thì không còn được lòng dân như trước.kết quả là đến thời của Ao-reng-dép,vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn độ,thực dân Anh đã xâm chiếm toàn bộ nước ấn
Trình bày khái quát nền kinh tế Ấn Độ dưới hai triều đại phong kiến là vương tri Trình bày khái quát nền kinh tế Ấn Độ dưới hai triều đại phong kiến là vương triều Gúp ta và vương triều Hồi giáo Đê-li
Mong các bn trả lời dùm mình ak mốt mình thi rồi!!
Vương triều Hồi giáo Đê-li :
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
Vương triều Gúp ta :
- Kinh tế:
+ Có những tiến bộ vượt bậc.
+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.
=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.
Vương triều Hồi giáo Đê-li đã được thành lập như thế nào? Nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đê-li
Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ
- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li.
Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.
Chính trị | Kinh tế | Xã hội |
Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời. | Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng | Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất. |
Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển. | Thủ công nghiệp truyền thống phát triển. | Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo. |
Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. | Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á. | Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử |
Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li. |
Câu 8. Sự giống nhau giữa vương triều hồi giáo Đê –li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ thời phong kiến là
A. đều theo đạo Hồi.
B. đều theo đạo Phật
C. đều là cư dân có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.
Phân tích những nét chính về vương triều hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
* Vương triều Hồi giáo Đê li
- Mặc dầu Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống nhưng lại không thống nhất quốc gia nên cũng không tạo được sức mạnh để chống lại các thế lực bên ngoài. Người Hồi giáo gốc trung Á xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đê-li gọi là Vương triều Hồi giáo Đê li.
- Hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều hồi giáo đê li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân Ấn Độ theo Hin đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Ở Ấn Độ, một yếu tố văn hóa mới- Hồi giáo được du nhập vào, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống.
- Thực tế, Hồi giáo vẫn không hề chiếm ưu thế ở Ấn Độ vốn đã gắn bó mật thiết với Hin-đu giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên nó đã đứng chân được ảnh hưởng tới một kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Hồi giáo.
- Cũng từ đây, Hồi giáo được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.
* Vương triều Mô- gôn
- Thế kỷ XV, Vương triều Hồi giáo Đê li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi mông cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Mô – gôn.
- Vương triều mô –gôn là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên của vương triều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A-cơ-ba đạt được bước phát triển mới.
- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ giáo.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định mức ra mức thuế hợp lý, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Đến đời con, cháu của A-cơ-ba là Gia-han ghi và Sa-gia-han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển. Hoàng đế đã trưng vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.
- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều, Ao-reng-dep phải gánh chịu hậu quả đó, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, mất Bom-bay và Ma-đrat.
Hãy sắp xếp dữ kiện sau theo trình tự thời gian về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến:
1. Vương triều Hồi giáo Đêli;
2. Ấn Độ bắt đầu bị thực dân Anh xâm chiếm;
3. Vương triều Môgôn;
4. Ấn Độ bị chia thành hai miền và sáu nước;
5. Thời kì trị vì của Acơba
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 2, 4, 3, 1, 5
C. 4, 1, 3, 5, 2.
D. 2, 4, 1, 3, 5.