viết bài văn bểu cảm về một người lao động thầm lặng (đối tượng cụ thể)
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG THẦM LẶNG (ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ)
giúp mình với ngày mai mình phải nộp rồi
viết một đoạn văn biểu cam tầm 150 chữ(nêu cảm nhận về một đối tượng cụ thể: cây cối)
Tham khảo!
NHỮNG HÀNG ME
Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như chanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sậm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như mãng cụt, vốn nó đã đẹp ờ ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi măng cốt sắt, khô, nóng và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao!
Ôi, những hàng me Chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gởi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong vài cửa sổ vọng ra...
A.. ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng sau một trận mưa, lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày...
Tham khảo thêm!
Ở giữa ruộng lúa của làng em, có trồng một cây bàng già. Mọi người thường gọi nó là cây bàng cô đơn.
Cây bàng cao chừng gần năm mét, thân to và dựng thẳng đứng như cột đình. Lớp vỏ thân cây sần sùi, thô ráp, trắng xám từng mảng. Dưới gốc của nó, là cả một bộ rễ khổng lồ, cắm sâu vào mặt đất. Một vài đoạn nhỏ của rễ sẽ bò lan lên cả mặt đất, y như là con trăn lớn. Cách mặt đất một đoạn khoảng mét rưỡi, các cành bàng bắt đầu tỏa ra. Từ những cành to như bắp tay, mọc ra đủ các nhánh nhỏ. Cứ thế đan lồng vào nhau, tỏa ra tứ phía, khiến cây bàng hệt như cái nấm xanh khổng lồ trong các bộ phim em hay xem. Lá bàng to hơn cả bàn tay, xanh biếc. Vào thu thì chuyển dần sang vàng, đỏ rồi rụng hết về cội. Vào những ngày đông giá rét thì cây bàng trông lại càng cô đơn hơn.
Cây bàng gắn bó với người dân làng em đã từ rất lâu rồi. Nó chứng kiến những người nông dân ra đồng chăm chỉ cày cấy. Chứng kiến những người con đi xa quê hương để lập nghiệp. Chứng kiến những đổi thay rạo rực của làng quê. Có thể nói, cây bàng cô đơn ấy chính là một phần không thể thiếu đối với làng em.
Em yêu cây bàng tha thiết. Mong rằng xuân đi hạ tới, cây bàng vẫn mãi tươi tốt, tiếp tục cắm rễ đâm chồi ở giữa cánh đồng lúa thân thuộc.
Bài 3: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu biểu cảm về một mùa trong năm, trong đoạn có sử dụng cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp (hãy chỉ rõ)
* Mở đoạn: giới thiệu đối tượng biểu cảm
* Thân đoạn: Tình cảm cụ thể với đối tượng biểu cảm:
- Thiên nhiên, thời tiết: nắng, mưa
- Loài hoa theo mùa:
- lễ hội trong mùa:
* Kết đoạn: Cảm nghĩ chung về đối tượng biểu cảm
Tham khảo:
Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộc lá dong được chau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm ấp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.
Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.
Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.
Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.
Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.
viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 100 chữ(nêu cảm nhận về một đối tượng cụ thể như cây cối lớp 7
Lưu ý khong chép mạng nhaaaa
Mình cần gấp plzzz
tham khảo
Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay. Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp
Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.
Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hòa, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.
Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền. hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.
Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.
Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất. Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa?
Nếu như ai nói “Cây cối không có tình cảm!!!” thì em dám chắc người đó đã quá vô tâm và có đời sống nội tâm quá là nghèo nàn. Với riêng em thì đối với mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng và nó đã cũng đã gợi trong lòng người những cảm xúc rất riêng. Ví như cây phượng vị của trường em chẳng hạn, em không hiểu sao em luôn tìm thấy sự bình yên trong nội tâm mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò đó. Không biết cây phượng đã có từ khi nào, em chỉ biết ngày đầu tiên em bước vào trường đã thấy nó đứng sừng sững ngay giữa sân trường. Nó như là một người bạn lâu năm và đã gắn bó dưới mái trường để chứng minh cho bề dày lịch sử của ngôi trường. Nhìn từ xa, cây phượng tỏa ra những tán lá xum xêu, trông giống như một chiếc dù khổng lồ. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng không thơm nhưng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai mà lại vừa bền bỉ. Những ngày đông, phượng tránh rét để ngày xuân vươn trồi thức dậy, chuẩn bị cho một mùa lúa mới. Vào những giờ giải lao, phượng vui vẻ cười đùa, cây phượng cũng chính là nơi cất giữ những kỉ niệm học trò. Vào giờ học, phượng lại lặng lẽ xòe bóng mát và kẽ hát theo những tiếng giảng bài của cô giáo. Hàng phượng lúc thì trầm tư như một người lớn, lúc thì lại đáng yêu như một đứa trẻ. Vào những ngày hè nóng nực, khi tiếng ve đã kêu báo hiệu hè đã đến thì hoa phượng nở đỏ thắm trông như những ánh lửa thắp sáng cả một vùng trời. Đến hè, trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng, nhưng thi thoảng vẫn mệt nhọc, phượng lim dim. Gió thổi qua, phượng giật mình, tỉnh giấc làm rơi những cánh hoa xuống nền đất làm cho cả mặt đất một màu đỏ tươi. Hàng phượng vĩ đó cũng đã gắn bó với nhiều thế hệ trẻ học sinh ở dưới mái trường này. Người cũ đi, người mới lại vào nhưng ai cũng nhớ đến ngôi trường thân thương với hàng phượng vĩ già.
viết một đoạn văn biểu cam tầm 150 chữ(nêu cảm nhận về một đối tượng cụ thể: cây phượng lớp 7
Lưu ý khong chép mạng nhaaaa
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng một câu cảm thán) để làm sáng tỏ những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính đã được diễn tả rất cụ thể, sinh động trong khổ 2 của bài thơ?
Câu 35. Tư liệu sản xuất được tạo thành từ những yếu tố nào?
A. Đối tượng lao động và công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
C. Đối tượng lao động và tư liệu sản xuất.
D. Công cụ lao động và đối tượng lao động
Câu 35. Tư liệu sản xuất được tạo thành từ những yếu tố nào?
A. Đối tượng lao động và công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
C. Đối tượng lao động và tư liệu sản xuất.
D. Công cụ lao động và đối tượng lao động.