Những câu hỏi liên quan
NB
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
ND
4 tháng 4 2016 lúc 15:09

a. Vai trò chỉ đạo của Lê nin trong và sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt. Lê nin thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành đấu tranh cách mạng, nêu lên khẩu hiệu "biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ và thành công, chế độ Nga hoàng bị lật đổ song cục diện 2 chính quyền song song tồn tại hình thành... Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của những giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Do đó, Lê nin và Đảng Bôn sê vich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời.

- Tháng 4-1917, Lê nin đã đưa ra Luận cương tháng Tư, vạch ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa...

- Khi điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Lê nin bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa... Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.

- Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của quần chúng nhân dân, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân...

- Tháng 3-1918, Lê nin kí hòa ước Bret- Li tốp rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc để có thời gian hòa bình, hòa hoãn xây dựng củng cố và phát triển lực lượng.

- Năm 1919, Lê nin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa sức người sức của để chống thù trong giặc ngoài. Nhờ thực hiện chính sách này, nước Nga huy động được toàn bộ nhân lực vật lực đánh tan hoàn toàn các cuộc tấn công của các nước đế quốc và bọn phản động trong nước, bảo vệ và giữ vững nhà nước Xô viết.

- Tháng 3-1921, trong hoàn cảnh nước Nga xô viết gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị, Lê nin đã đề ra chính sách Kinh tế mới. Thực hiện chính sách kinh tế mới nước Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị xã hội dần ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

- tháng 12-1922, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê nin, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

b. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam

- Phải xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản lãnh đạo, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

- Phải xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách mạng.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.

- Bài học về giành và giữ chính quyền.

Bình luận (3)
NH
Xem chi tiết
PH
9 tháng 3 2017 lúc 13:35

Đáp án D

Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945 bao gồm:

– Về chỉ đạo chiến lược: Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt diễn biến tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương cho phù hợp; giải quyết đúng mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu (đáp án D)

– Về xây dựng lực lượng: Tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ đế quốc và tay sai để đánh đổ chúng (đáp án A)

– Về phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng (đáp án B)

– Về xây dựng Đảng: Luôn kết hợp giữa tổ chức và đấu tranh, làm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ năng lực và uy tín lãnh đạo cách mạng thành công (đáp án C).

=> Đáp án D: là bài học về chỉ đạo chiến lược cách mạng

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
28 tháng 2 2017 lúc 9:14

Đáp án B

- Trong Cách mạng tháng Mười năm 1917, thực hiện đường lối của Luận cương tháng Tư, tổ chức đảng ở các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, nhằm tạo nên một đội quân chính trị vững mạnh, lật đổ giai cấp tư sản, cô lập và đánh bại các đảng thỏa hiệp; đồng thời, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chính trị và tiến hành bạo lực vũ trang giành chính quyền.

- Từ diễn tiến của cách mạng tháng Mười đã để lại bài học về khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền cho Việt Nam. Việt Nam trong cách mạng tháng Tám cũng đã vận động, tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, xây dựng lưc lượng vũ trang hỗ trợ cho lực lượng chính trị. Đồng thời sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền. Thông qua đó, giành chính quyền trong cả nước, lật đổ ách thông trị của thực dân Pháp và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
4 tháng 8 2018 lúc 16:21

Chọn đáp án B.

- Trong Cách mạng tháng Mười năm 1917, thực hiện đường lối của Luận cương tháng Tư, tổ chức đảng ở các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, nhằm tạo nên một đội quân chính trị vững mạnh, lật đổ giai cấp tư sản, cô lập và đánh bại các đảng thỏa hiệp; đồng thời, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chính trị và tiến hành bạo lực vũ trang giành chính quyền.

- Từ diễn tiến của cách mạng tháng Mười đã để lại bài học về khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền cho Việt Nam. Việt Nam trong cách mạng tháng Tám cũng đã vận động, tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, xây dựng lưc lượng vũ trang hỗ trợ cho lực lượng chính trị. Đồng thời sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền. Thông qua đó, giành chính quyền trong cả nước, lật đổ ách thông trị của thực dân Pháp và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
31 tháng 1 2017 lúc 11:54

Đáp án A

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
2 tháng 11 2019 lúc 12:02

Đáp án A

Từ thực tiễn phong trào cách mạng 1930 -1931 có thể thấy kẻ thù không bao giờ chịu thỏa hiệp để chính quyền rơi vào tay người dân thuộc địa, bạo lực luôn là phương thức để đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Do đó cần phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
26 tháng 10 2019 lúc 6:33

Đáp án A

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 để lại bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng. Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
30 tháng 11 2017 lúc 14:53

Đáp án A

Từ thực tiễn phong trào cách mạng 1930 -1931 có thể thấy kẻ thù không bao giờ chịu thỏa hiệp để chính quyền rơi vào tay người dân thuộc địa, bạo lực luôn là phương thức để đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Do đó cần phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.

Bình luận (0)