Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 1
Điểm SP 2

Người theo dõi (1)

QC

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a. Vai trò chỉ đạo của Lê nin trong và sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng mọi mặt. Lê nin thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành đấu tranh cách mạng, nêu lên khẩu hiệu "biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ và thành công, chế độ Nga hoàng bị lật đổ song cục diện 2 chính quyền song song tồn tại hình thành... Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của những giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Do đó, Lê nin và Đảng Bôn sê vich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời.

- Tháng 4-1917, Lê nin đã đưa ra Luận cương tháng Tư, vạch ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa...

- Khi điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, Lê nin bí mật về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa... Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất.

- Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê nin đứng đầu đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của quần chúng nhân dân, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân...

- Tháng 3-1918, Lê nin kí hòa ước Bret- Li tốp rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc để có thời gian hòa bình, hòa hoãn xây dựng củng cố và phát triển lực lượng.

- Năm 1919, Lê nin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa sức người sức của để chống thù trong giặc ngoài. Nhờ thực hiện chính sách này, nước Nga huy động được toàn bộ nhân lực vật lực đánh tan hoàn toàn các cuộc tấn công của các nước đế quốc và bọn phản động trong nước, bảo vệ và giữ vững nhà nước Xô viết.

- Tháng 3-1921, trong hoàn cảnh nước Nga xô viết gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị, Lê nin đã đề ra chính sách Kinh tế mới. Thực hiện chính sách kinh tế mới nước Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp được phục hồi và phát triển. Tình hình chính trị xã hội dần ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

- tháng 12-1922, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê nin, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

b. Bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam

- Phải xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản lãnh đạo, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

- Phải xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các lực lượng cách mạng.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh với nhau. Sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.

- Bài học về giành và giữ chính quyền.

Câu trả lời:

a. Cơ cấu tổ chức của Vương triều Nguyễn

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn.

- Vua Gia Long thiết lập một hệ thướng chính quyền cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn. Gia Long xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, vua là người đứng đầu và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có sáu bộ, đứng đầu là Thương thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

- Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ còn có các việc và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

- Kinh đô thời Nguyễn là Phú Xuân (Huế). Thời Gia Long, ông chia nước làm ba vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành do Tổng trấn thay mặt vua quyết định mọi việc và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản. Các trấn, dinh vẫn như cũ.

- Năm 1831-1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành , cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

- Nhà Nguyễn coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành.

- Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn, chia làm 4 binh chủng.

b. Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng.

- Sự phân chia đơn vị hành chính thành các tỉnh của vua Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán từng địa phương phù hợp với phạm vi một tỉnh.

- Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính ngày nay. Vì vậy, cải cách của vua Minh Mạng được đánh giá cao, rất có ý nghĩa.