Em hãy sưu tầm tư liệu về một khu công nghệ trên thế giới hoặc ở nước ta.
Em hãy sưu tầm các tư liệu về phát triển nông nghiệp xanh ở một quốc gia trên thế giới hoặc ở Việt Nam.
Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam:
- Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC) để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Thời gian qua, đã có nhiều mô hình canh tác tiên tiến được thực hiện, ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ, quy trình nuôi trồng quy chuẩn, thân thiện với môi trường và cho năng suất, chất lượng môi trường cao. Chẳng hạn như: Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa; Hay tại tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình trồng nấm sạch với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn cho sản lượng 25.000 tấn/năm.
Em hãy sưu tầm trên sách báo hoặc xem trên ti vi một tin về hoạt động của Liên hợp quốc (ở nước ta hoặc trên thế giới) và ghi lại vào vở.
- Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Nhiều lần, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công (xem Các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ nhân đạo).
- Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.
- Hàng năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.
Hãy sưu tầm tư liệu về một di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận ở khu vực Mỹ Latinh.
Em hãy sưu tầm tư liệu về vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:
- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.
- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.
- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…
Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:
- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.
- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.
- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…
Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về một nước ở châu Phi hoặc Mĩ Latinh (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai) mà em quan tâm.
- Người da đỏ đã sống ởCu Ba. Đến năm 1492, Cô-lông (1451-1506) đã tới hòn đảo này và tổ chức khai khẩn đất đai cho tây Ban Nha. Trước thế kỷ VIII, khi nô lệ da đen chưa được đưa tới để canh tá các đồn điền mía, sự phát triển diễn ra chậm. Cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên (1868-1878) đã không thành công. Mỹ can thiệp vào cuộc khởi nghĩa thứ hai (1895-1898) do Hô-xê Mác-ti và Ma-xi-ô lãnh đạo buộc Tây Ban Nha phải từ bỏ hòn đảo này và công nhận nền độc lập của Cu Ba (1902). Tuy nhiên, nền độc lập vẫn chưa được khẳng định sau hai giai đoạn thống trị của Mỹ (1899-1901 và 1906-1909). Năm 1933, Xan Mác-tin làm đảo chính, thành lập chính phủ cấp tiến. Năm 1934, Mỹ và Ba-ti-xta buộc Xan Mác - tin từ chức. Năm 1952 Ba - ti- xta làm đảo chính và xây dựng một Chính phủ độc tài thân Mỹ.
Trong thời kỳ kế tiếp nhau của các Chính phủ tham nhũng, đa số người Cu Ba chịu sự đói nghèo thảm hại. Năm 1959, nền độc tài của Phun-gen-xi-ô Ba-ti-xta đã bị lực lượng cách mạng dân tộc, đứng đầu là lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô của Đảng cộng sản Cu Ba hướng vào cuộc đổ bộ của các phần tử lưu vong Cu ba, do Mỹ ủng hộ, vào vịnh Con Lợn của Cu Ba đã bị thất bại. Năm 1962, quan hệ giữa Cu Ba và Mỹ trở nên căng thẳng khi Liên Xô đặt các tên lửa ở Cu Ba, vì Mỹ cho rằng việc đặt tên lửa này đe doạ nền an ninh của nước Mỹ. Cu Ba ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ ở khắp châu Mỹ-la-tinh và thế giới.
Hòn đảo tự do Cu Ba chỉ cách nước Mỹ chưa đầy một năm hải lý, luôn luôn là cái gai trước mặt những nhà cầm quyền Hoa Kỳ và bọn phản động người Cu Ba lưu vong trên đất Mỹ. Vì vậy, ngoài việc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận gần bốn chục năm qua, Hoa Kỳ đích thân hoặc khuyến khích bọn phản động người Cu Ba tìm mọi cách phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân Cu Ba, mưu toan ám sát lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô (không dưới ba ngàn lần). Hiện nay, Mỹ vẫn còn chiếm trái phép hòn đảo Goan-tê-na-mô của Cu Ba.
Mặc dù khó khăn, nhưng nhân dân Cu Ba vẫn vững vàng đi theo con đường đã chọn, nêu tấm gương cho ý chí độc lập, tự do, tự lập, tự cường cho các dân tộc trên thế giới.Hình ảnh về đất nước Cu Ba
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu hoặc một danh nhân văn hoá có nhiều đóng góp trong các thế kỉ XVIII - XIX.
Tham khảo
Charles Robert Darwin (1809 – 1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.
Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về một trong những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Giới thiệu những hình ảnh, tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô
- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.
- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.
- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:
+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.
+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.
+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.
+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
Em hãy sưu tầm tài liệu về khu công nghiệp, khu chế xuất hay trung tâm công nghiệp ở Việt Nam
Chúng tôi đang tiến hành biên soạn, sẽ ra mắt các bạn trong thời gian sớm nhất
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào “chiếm lấy phố Uôn” và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan sang các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới.
“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Phong trào đã lan sang nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm… Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…
Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.