Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 8 2023 lúc 23:01

Tham khảo

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

- Vai trò đối với sinh hoạt:

+ Là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân.

+ Nước khoáng có giá trị đối với sức khỏe con người.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 10 2023 lúc 11:10

Theo Atlat địa lý Việt Nam, sản xuất và phân bố công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tập trung chủ yếu ở các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng là khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất của Việt Nam, với các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, và Hòa Bình. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, lúa mì, ngô, đậu, đường, bánh mì, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, và Hậu Giang. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. Miền Trung cũng là một khu vực sản xuất lương thực và thực phẩm quan trọng của Việt Nam, với các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Các sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm chủ yếu ở khu vực này bao gồm gạo, đường, bánh kẹo, nước giải khát, và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản. 

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
24 tháng 3 2019 lúc 9:58

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
12 tháng 8 2017 lúc 10:51

Dân số sụt giảm, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm.

Thiếu lực lượng lao động (kể cả nguồn lao động bổ sung).

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
1 tháng 1 2018 lúc 2:45

Đáp án: C

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
2 tháng 5 2018 lúc 13:55

- Cây công nghiệp hàng năm:

      + Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

      + Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

      + Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

      + Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

      + Dâu tằm: Tây Nguyên.

      + Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

- Cây công nghiệp lâu năm:

      + Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

      + Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

      + Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

      + Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

      + Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

      + Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.

- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
8 tháng 3 2021 lúc 20:45

Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

- Lúa mì: phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì.

- Ngô: phía Bắc đồng bằng Trung Tâm (Hoa Kì), trên sơn nguyên Mê – hi – cô và ven biển vịnh Mê – hi – cô.

- Các cây công nghiệp nhiệt đới (dừa, lạc , bông vải , mía) và cây ăn quả (cam, chuối): ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nho: phía tây nam Hoa Kì.

- Đậu tương: Phía nam vùng đồng bằng Trung Tâm của Hoa Kì

- Cà phê: sơn nguyên Mê – hi – cô.

- Lợn: vùng đồng bằng Trung Tâm của Hoa Kì.

- Bò: vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì, sơn nguyên Mê – hi - cô.

Bình luận (0)
DH
8 tháng 3 2021 lúc 20:42

Tham khảo cái này nha: Dựa vào hình 38.2, trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ. - Địa lí 7 - Tech12h

Bắc Mĩ là ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung. Cụ thể là:

 Lúa mì trồng nhiều ở phía Nam Ca-na-đa và phía Bắc Hoa KìNgô, bò sữa, lợn: phía nam Hoa Kì.Cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,...), cây ăn quả: ven vịnh Mê-hi-cô
Bình luận (0)
NT
8 tháng 3 2021 lúc 20:47

- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ:

- Ở vùng đồng bằng trung tâm:

      + Lúa mì trồng nhiều ở phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì.

      + Xuống phía nam là vùng trồng xen lúa mì, ngô, đậu tương và chăn nuôi lợn, bò sữa.

      + Ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trông cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía) và cây ăn quả.

- Ở vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì có khí hậu khô hạn, chăn thả gia súc.

- Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả: nho, cam, chanh.

- Trên sơn nguyên Mexico, chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
24 tháng 11 2018 lúc 6:41

Gợi ý làm bài

a) Hiện trạng sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007

* Tình hình sản xuất

Ghi chú: trang Atlat 15, dân sô nước ta năm 2000: 77,63 triệu người, năm 2005: 83,11 triệu người, năm 2007: 85,11 triệu người.

Nhận xét:

Diện tích gieo trồng lúa giảm liên tục, từ 7666 nghìn ha (năm 2000) xuống còn 7207 nghìn ha (năm 2007), giảm 459 nghìn ha.

- Năng suất lúa tăng liên lục, từ 42,4 tạ/ha (năm 2000) lên 49,9 tạ/ha (năm 2007), tăng gấp 1,17 lần. Nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp thâm canh.

- Sản lượng lúa tăng liên lục, từ 32530 nghìn tấn (năm 2000) lên 35942 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,1 lần, chủ yếu là do tăng năng suất.

- Tuy dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng lương thực bình quân đầu người vẫn tăng trong giai đoạn 2000 - 2005, từ 419 kg/người (năm 2000) lên 431 kg/người (năm 2005), sau đó giảm xuống còn 422 kg/người (năm 2007) do diện tích gieo trồng lúa giảm.

* Phân bố cây lúa

- Cây lúa được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước (tỉnh nào cũng có trồng lúa gạo) do dây là cây lương thực của nước ta, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa. Vì vậy, lúa gạo được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.

- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương có sự khác nhau.

+ Những tỉnh có diện lích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90%: bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định). Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đông dân,... thuận lợi cho việc trồng lúa.

+ Các tỉnh có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và phần lớn các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yen Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn), một số tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước,... không thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đó, tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một số địa phương.

+ Các tỉnh trọng điểm lúa (diện tích và sản lượng lúa lớn): Phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b) Nguyên nhân

- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển sản xuât nông nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khoán 10 và luật ruộng đất mới.

- Đầu tư: cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thuỷ lợi, phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước).

c) Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên: thiên tai (như bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh,...) có ảnh hưởng xấu tới sản xuất, làm cho sản lượng lúa không ổn định.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

+ Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.

+ Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hoá, mơ rộng diện tích xây dựng các cơ sơ vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng,...

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
HC
12 tháng 2 2017 lúc 13:50

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

- Chống xói mò, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

 

- Nguyên liệu xuất khẩu.

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

- Cung cấp nguyên liệu lâm sản cho gia đình.

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

- Phục vụ nghiên cứu.Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

- Phục vụ du lịch, giải trí.

Bình luận (0)
MK
Xem chi tiết
LP
18 tháng 12 2016 lúc 19:29

Câu 3:

Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
- Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà

Câu 2:

Phân bón được chia làm 3 loại.

tăng năng suất, phẩm chất nông sản; ổn định và tăng độ phì của đất; tăng thu nhập cho người sản xuất bảo vệ môi trường...
 

 

Bình luận (2)
MK
18 tháng 12 2016 lúc 8:24

giúp mk vs!!!

Bình luận (0)