vẽ sơ đồ về nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện trong bài hai cây phong
Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống , em hãy tìm và nêu tác dụng của nghệ thuật đảo ngược tình huống trong truyện chiếc lá cuối cùng
Nghệ thuật nổi bật nhất trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” là: *
1 điểm
a. Nhân hóa
b. Kể theo dòng hồi tưởng
c. Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần
d. Tất cả đều sai
c. Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần
viết đoạn văn nêu nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong truyện CLCC
Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyên đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là môt bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.
Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyên đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là môt bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.
Qua hai lần đảo ngược tình huống, truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri xứng đáng là kiệt tác.
Lần đảo ngược tình huống thứ nhất diễn ra với Giôn – xi. Nghèo túng lại ốm nặng, cô luôn luôn khẳng định mình sẽ chết khi cây thường xuân rụng hết lá. Thấy thân cây chỉ còn vài ba lá mong manh, Giôn-xi và Xiu đều nghĩ sang mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành. Vì vậy, Xiu đã kéo mành với tâm trạng chán nản. Cô hoàn toàn bất lực trước thái độ quả quyết của Giôn-xi. Bạn đọc đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng hai lần vào đúng cái lúc ai cũng tin lá thường xuân rụng hết thì một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, Lần thứ nhất, Ơ hen-ri viết: “ Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng… “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió phũ phàng nữa trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Lần thứ hai, cả người trong truyện và ngoài truyên đều sửng sốt, thở phào nhẹ nhõm “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một sinh linh, thức tỉnh khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật của Giôn-xi. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Ngày sau khi hồi sinh, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ". Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Giống như lão Hạc, sau khi cụ Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã từng thất bại trong đường đời. Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định táo bạo. Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Vẽ chiếc lá, cụ không nhằm lưu danh nghệ sĩ. Điều đáng quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi quy luật của tạo hoá, giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha và đức hy sinh. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là môt bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Tác phẩm cuối cùng của người họa sĩ già nằm ngoài dự đoán của công chúng. Nhưng hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Chính vì thế nó thành kiệt tác.
vẽ sơ đồ về nghệ thuật và nội dung bài phong cách hồ chí minh
mik cần gấp
Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài người miền núi ( nếp sinh hoạt, phong tục, thiên nhiên, con người, xây dựng tình huống, cốt truyện, nghệ thuật dẫn truyện...)
- Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề...).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.
Đề bài: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân.
Bài viết tham khảo
“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm độc đáo của Kim Lân khi viết về cuộc sống và con người ở nông thôn. Khi viết về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn”. Có thể nói, đây chính là yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm.
Là cây bút truyện ngắn vững vàng, Kim Lân viết về người nông dân và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của người vốn là “con đẻ” của đồng ruộng. Những ông Hai, bà cụ Tứ, anh cu Tràng... hiện lên trong tác phẩm hồn hậu chân thực, chất phác và chiếm được nhiều thiện cảm trong lòng người đọc. Sáng tác ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công và sau này được viết lại vào khoản sau hòa bình lập lại (1954) truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, là câu chuyện kể về cuộc sống của những người không có “hộ khẩu” chính thức trên mảnh đất mà mình sinh sống. Trên cái nền lịch sử của nạn đói năm 1945, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong một tình huống độc đáo vừa buồn vừa vui, có hạnh phúc nhưng cũng đầy rẫy những lo toan. Nghệ thuật xây dựng tình huống là việc đặt nhân vật vào trong những ngữ cảnh nhất định, làm môi trường cho nhân vật hoạt động qua đó bộc lộ phẩm chất, cá tính. Trong tác phẩm, Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống anh nông dân nghèo tên Tràng, xấu trai, đang có nguy cơ ế vợ bỗng nhiên lại có vợ, mà lại là nhặt được vợ, là theo không chỉ nhờ một câu hát vu vơ và bốn bát bánh đúc. Tình huống ấy kéo theo hàng loạt các tình huống khác không kém phần lí thú. Tình huống này gây nên sự ngạc nhiên cao độ trong xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng và ngay cả bản thân anh cu Tràng nữa bởi hai lý do: Ai có thể ngờ rằng một người nghèo túng, xấu trai, thậm chí có vẻ hơi ngờ nghệch lại là dân ngụ cư như Tràng, xưa nay con gái không ai thèm để ý, vả lại cũng không có tiền cưới vợ mà nay bỗng dưng lấy được vợ, mà là theo khống hẳn hoi. Hơn nữa, trong một bối cảnh như thời điểm ấy, khi cái đói đang hoành hoành, khắp nơi đều vạ vật những người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ (...) Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” thì một người như Tràng đến nuôi thân còn chẳng lo nổi lại còn mẹ già, nói chi đến chuyện đèo bòng. Bằng ấy cái vô lý và không thể nhưng sự kiện chấn động ấy vẫn cứ diễn ra. Khi Tràng dẫn người đàn bà lạ về nhà, cả xóm ngụ cư đều ngơ ngác không hiểu. Chưa thể nào tin được đó là vợ Tràng họ bắt đầu phỏng đoán:
Ai đấy nhỉ?... Hay là người nhà dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.
Hạnh phúc của đồng loại tạm làm người ta quên đi cái đói khổ trong giây lát. “Hình như họ hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm ấy của họ”. Nhưng rồi ngay sau đó lại là nỗi lo lắng. “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.
Từ đây, Kim Lân kéo người đọc về với tình huống trước đó như một lời lý giải cho việc nhặt được vợ của Tràng, một tình huống cũng thú vị không kém. Tràng nhặt được vợ chỉ nhờ vào câu hát vu vơ khi đẩy xe bò cho đỡ mệt nhọc:
“Muốn ăn cơm trắng với giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”
Cái đói khổ làm cho người ta mất hết cả sự xấu hổ và lòng tự trọng. Người đàn bà đã chớp lấy câu nói của Tràng như cái phao cứu sinh cho cuộc đời mình. Lần thứ hai gặp lại thì “xưng xỉa”: “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt”, rồi không ngần ngại ngồi xuống làm một chập hết bốn bát bánh đúc. Thế là nên vợ nên chồng.
Có thể nói đây là một tình huống hết sức oái oăm, không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo? Thứ tâm trạng đan xen ấy hiện lên trong suy nghĩ đầy mâu thuẫn của những người trong cuộc. Tràng “mới đầu cũng chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi hắn cũng tặc lưỡi. Cảm giác ấy cùng với những tình cảm mới lạ đan xen khiến Tràng giống như một đứa trẻ. Khác với Tràng, bà cụ Tứ là một người từng trải, nhìn thấy con trai về cùng với người đàn bà lạ mặt “lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà hiểu cả tình cảnh bất hạnh của người đàn bà, cũng như tình cảnh khó khăn sắp tới của cả gia đình. Nỗi lo lắng cùng với niềm hy vọng đan xen, “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được?”. Bản thân người đàn bà, sau những phút giây chao chát chỏng lỏn để có được miếng ăn, theo không người ta về nhà, chắc chắn giờ đây cũng suy nghĩ mông lung nhiều lắm. Thị trở về với dáng vẻ ngượng ngùng, bẽn lẽn, e thẹn “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”.
Đặt nhân vật vào trong tình huống đặc biệt, éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật những ý nghĩa sâu sắc của truyện. Không cần đến những lời kết tội to tát câu chuyện thông qua tình huống nụ cười và giọt nước mắt đan xen ấy mà lên án gay gắt bọn phát xít thực dân phong kiến và tay sai đã gây ra nạn đói năm 1945, đẩy con người đến cái chết, dẫn đến những tình huống éo le, cùng cực, làm cho giá trị con người bị rẻ rúng: người ta có thể nhặt được vợ chỉ với bốn bát bánh đúc.
Tình huống ấy cũng chính là môi trường cho nhân vật bộc lộ đặc điểm tính cách cũng như đời sống tinh thần của mình. Tràng tỏ ra là một anh thanh niên chất phác, hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có đời sống nội tâm có phần hơi đơn giản. Bà cụ Tứ mang trong mình sự từng trải, nghĩ trước sau chu toàn. Tràng “nhặt” được vợ, bà vừa mừng vừa lo. Bà hiểu cái tao đoạn mà bà và những người xung quanh đang phải trải qua, hiểu vị trí của những người dân ngụ cư trong quan niệm của người khác, hiểu được tình thế oái oăm, đèo bòng của con trai mình. Hơn thế nữa, bà cũng hiểu và cảm thông cho hành động theo không của người đàn bà “Người ta có gặp lúc khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”. Ngày đầu tiên của cuộc sống mới, cũng chính bà là người gợi ra tương lai tươi sáng, gieo vào trong lòng đôi vợ chồng trẻ niềm hy vọng. Còn ở cô “vợ nhặt” thì tính cách có sự thay đổi đến bất ngờ: từ một người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, chị khác hẳn trong tư cách một người vợ, một người quen, dịu dàng, biết thu vén cho cuộc sống gia đình.
Thông qua tình huống truyện đặc sắc Kim Lân cũng muốn thể hiện khát vọng của con người có thể chiến thắng hoàn cảnh để sống và có được hạnh phúc. Người lao động, dù trong tình huống bi thảm đến đâu, ngay cả khi gần kề cái chết vẫn khát khao hướng về ánh sáng, tin tưởng ở sự sống và tương lai. Giá trị nhân văn của tác phẩm là ở đó. Cầu chuyện kết thúc với những ánh sáng báo hiệu điều gì đó tốt đẹp hơn đang đến. Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ...” và anh bắt đầu hi vọng: “Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này “. Người mẹ già cũng “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường”, cái mặt bủng beo u ám “rạng rỡ hẳn lên”. Và tất nhiên, nhiều nhất phải nói tới sự thay đổi của người “vợ nhặt”, giờ đây đã trong vai trò của một người vợ hiền đảm đang. Hình ảnh đám người đi phá kho thóc cứ gieo vào trong lòng Tràng đầy ám ảnh như dự báo một cuộc cách mạng không sớm thì muộn cũng sẽ tất yếu xảy ra.
Xây dựng tình huống đặc sắc trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã một lần nữa chứng minh cái tâm, cái tài của mình với tư cách là một nhà văn một đời đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
“Vợ nhặt” là một truyện ngắn độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tình huống. Chính điều này đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề, tư tưởng cũng như tăng tính hấp dẫn trong tác phẩm.
Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện. Nêu tình huống cơ bản của truyện Lặng lẽ Sa Pa và ý nghĩa của tình huống đó.
– Tình huống cơ bản của truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát của mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.
– Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính (anh thanh niên) một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Từ đó chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ.
trình bày nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần và tác dụng của nó trong truyện chiéc lá cuối cùng
nghệ thuật đảo ngược của hai tình huống là :
- Giôn -xi bị bệnh xưng phổi thiếu nghị lực sống muốn chết nhưng sau đó lại khỏi bệnh và sống với mơ ước của mình là vẽ vịnh Na-plơ
- CỤ Bơ -men là một người khỏe mạnh ,giàu sức sống nhưng sau đó bị bệnh sưng phổi và chết mấy ngày sau đó
Tác dụng : Nghệ thuật đảo ngược là yếu tố giúp tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và gây hứng thú, tạo yếu tố bất ngờ cho độc giả.
Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Làng (tình huống truyện, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ truyện…)
● Tình huống truyện: Truyện xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống thử thách nội tâm nhân vật: Ông Hai nghe tin làng theo Tây, đây là tình huống đặc sắc, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng, phẩm chất nhân vật chân thực. Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông.
● Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh tế: Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt nhà văn đã diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của họ, đặc biệt là người nông dân.
● Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu, mộc mạc lại mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động.
- Đặc điểm nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng là gì?
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
- Trong tình huống ấy, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ cụ thể qua chi tiết nào?
- Nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện nhân vật là gì? Đặc sắc ở chỗ nào?
- Là sự yêu làng, yêu nước của ông.
- Trong tình huống ông Hai hay tin làng mình theo giặc và ở tình huống ông Hai nghe tin đính chính lại làng mình không theo giặc.
- Qua những chi tiết như:
+ Suy nghĩ của ông Hai: "Chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư,..."
+ Không nói năng với vợ, trằn trọc một đêm suy nghĩ về làng.
+ Vui mừng quyết định giết heo ăn mừng.
(Bạn tìm chi tiết hơn trong SGK nhé).
- Nghệ thuật: độc thoại nội tâm.
Đặc sắc ở chỗ: thể hiện rõ, chân thực nhất tâm lý và suy nghĩ của một người dân yêu làng yêu nước.