Những câu hỏi liên quan
2L
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
12 tháng 8 2023 lúc 12:16

Qua bài thơ trên ta thấy một thứ tưởng như vô dụng như cọng rơm lại góp phần xây dựng cuộc sống. Từ hạt gạo dẻo thơm đến làm tổ cho gà, nuôi bếp lửa thắp sáng sự sống cho gia đình đều có bóng dáng của cọng rơm gầy gò ấy. Qua hình ảnh cọng rơm, tác giả cũng muốn đưa ra bài học đầy ẩn ý con người chúng ta dù là ai, mang hình hài như thế nào cũng luôn sở hữu một vai trò và nghĩa vụ đặc biệt. Vì vậy cứ tự tin tiến bước, chúng ta luôn có thể đóng góp cho xã hội một phần công sức nhỏ bé của chính mình

Bình luận (0)
H24
31 tháng 1 2024 lúc 21:24

Qua bài thơ trên ta thấy một thứ tưởng như vô dụng như cọng rơm lại góp phần xây dựng cuộc sống. Từ hạt gạo dẻo thơm đến làm tổ cho gà, nuôi bếp lửa thắp sáng sự sống cho gia đình đều có bóng dáng của cọng rơm gầy gò ấy. Qua hình ảnh cọng rơm, tác giả cũng muốn đưa ra bài học đầy ẩn ý con người chúng ta dù là ai, mang hình hài như thế nào cũng luôn sở hữu một vai trò và nghĩa vụ đặc biệt. Vì vậy cứ tự tin tiến bước, chúng ta luôn có thể đóng góp cho xã hội một phần công sức nhỏ bé của chính mình

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
H24
14 tháng 1 2022 lúc 10:13

Tham Khảo 
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
DH
22 tháng 9 2023 lúc 20:39

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
LL
29 tháng 11 2021 lúc 21:41

bạn tham khảo

Cây dừa là hình ảnh quen thuộc xuất hiện rất nhiều ở các vùng thôn quê của Việt Nam. Bởi thế, nó vô cùng thân thiết với lũ trẻ chăn trâu khi mà chiều chiều có thể leo trèo lên đó. Ai cũng nhìn thấy, cũng chơi đấy nhưng không phải ai cũng có tài quan sát, rồi miêu tả cây dừa đặc sắc như Trần Đăng Khoa:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Câu thơ đầu, tác giả tả thực hình ảnh, màu sắc của cây dừ đó là “xanh tỏa nhiều tàu”. Để rồi đến câu thứ hai, tác giả đã nhìn cây dừa trong một dáng vẻ thật khác. Không phải là đu đưa đón gió mà là “dang tay đón gió”. Không phải đứng dưới bóng trăng mà là “gật đầu gọi trăng”. Tới đây, cây dừa trong tâm trí cậu bé đã trở thành một vật thể có linh hồn như con người. Có tay và có đầu. Thật là một sự nhân hóa vô cùng sinh động và độc đáo. Tiếp đến, nhà thơ miêu tả thân cây. Không phải là thân cây to khỏe sần sùi mà là một hình ảnh rất người khác “thân dừa bạc phếch tháng năm”. Dù ở đây không nói rõ các động tác như những câu trên nhưng cụm từ “bạc phếch tháng năm” cũng đủ để độc giả hiểu cây dừa ấy giống như một con người đã trải qua nhiều sương gió, vượt qua nhiều bão giông nên nhuốm màu bạc. Cuối cùng, tác giả miêu tả những quả dừa. Không phải là như những quả bóng tròn mà lại là như “đàn lợn con nằm trên cao”. Thật là một lối ví von hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu, đúng và rất trúng tâm lý của trẻ con. Có lẽ chỉ có trẻ con mới có trí tưởng tượng phong phú để có thể so sánh quả dừa với những điều không tưởng đó.

Bình luận (0)
SV
29 tháng 11 2021 lúc 21:41

Tham khảo : Qua ngòi bút đầy tinh tế của Trần Đăng Khoa, bức tranh làng quê yên bình được tái hiện qua hình ảnh cây dừa hiện lên trong mắt ta :

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Hình ảnh đó thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.

Bình luận (0)
GV
Xem chi tiết
DL
29 tháng 3 2022 lúc 22:31

cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không

bài thơ này này:

Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh

Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà

Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!

đúng khôg e

Bình luận (0)
NQ
10 tháng 12 2024 lúc 20:36

Bài thơ Ru em của Nguyễn Lam Thắng mang một cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, như lời thì thầm của tình yêu thương và sự chở che. Từng câu thơ là những lời ru dịu dàng, vỗ về tâm hồn, đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ, nơi vòng tay mẹ ấm áp và những lời ru ngọt ngào vang vọng. Hình ảnh trong thơ vừa mộc mạc, gần gũi, vừa đong đầy ý nghĩa, như chiếc nôi nhỏ đong đưa dưới ánh trăng hiền hòa. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự an ủi và bình yên, như thể mọi gánh nặng trong cuộc sống tạm thời tan biến, chỉ còn lại giây phút yên tĩnh giữa đất trời. Nguyễn Lam Thắng đã khéo léo truyền tải tình cảm qua từng chữ, khiến bài thơ không chỉ là lời ru, mà còn là một bản nhạc của yêu thương và gắn kết.

 

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
NP
19 tháng 7 2021 lúc 23:39

Tham khảo:

Bài 1:

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Bài 2:

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó - Cao Bằng và cho ra bài thơ " Tức cảnh Pắc Pó". Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác ."Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng"Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!( Nghi vấn) Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói" Cuộc đời CM thật là sang" Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
NL
13 tháng 3 2023 lúc 22:17

ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.

Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.

Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".

Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.

Bình luận (0)
NL
14 tháng 3 2023 lúc 9:16

ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.

Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.

Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".

Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.

Bình luận (0)
TV
14 tháng 12 2023 lúc 19:50

ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.

Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.

Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".

Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.

ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.

Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.

Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".

Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
H24
16 tháng 3 2018 lúc 16:26

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-cua-minh-hue-c33a13307.html#ixzz59tzULEqq

Bình luận (0)
H24
16 tháng 3 2018 lúc 16:26

"Bác để tình thương cho chúng con" (Bác ơi - Tố Hữu). Tình thương ở Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc về một nhân cách lớn. Là nét chân dung không hẳn là phổ biến với các bậc vĩ nhân, nó trở nên độc đáo, độc đáo trong sự hồn nhiên như bản chất Người sinh ra là vậy. Chính vì thế, dù lớn lao, Bác không xa lạ với đồng bào. Tình thương ấy đã gắn lãnh tụ với nhân dân thành một khối, trở nên một sức mạnh vô song. Chân lí ấy đã được chứng minh trong hai cuộc chiến tranh giữ nước: chống Pháp và chống Mĩ, "hai tên đế quốc to", mở ra thời đại vẻ vang của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lớn lao đó là tinh thần của một bài tho nhỏ. Bài thơ khiêm nhường như một ghi chép đơn sơ nhưng cảm động về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa "anh đội viên" với lãnh tụ của mình trong một đêm khuya nơi rừng lạnh, giữa những năm gian khổ khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách ghi không khoa trương mà chân thực như lối kể vè, hát dặm của chính quê Người. Bài thơ đã đi vào lòng dân với tư cách một tác phẩm văn chương đích thực từđó

:3

Bình luận (0)
H24
16 tháng 3 2018 lúc 16:26

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

~Chúc bn hok giỏi ~

Bình luận (0)