Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
MN
1 tháng 10 2021 lúc 14:36

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh chính là câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của ông đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình trong trẻo mà sinh động về ngày đầu tiên đi học. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” được truyền tải theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; lại cảm thấy ngơ ngác khi nghe ông đốc gọi đến tên mình và cuối cùng là cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Đó là một chút lạ lẫm nhưng cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Thật xúc động! Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người và cũng chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay. 

Câu đặc biệt: In đậm nghiêng

Bình luận (1)
QH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
11 tháng 9 2021 lúc 8:32

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
Bình luận (1)
AT
Xem chi tiết
PT
9 tháng 9 2021 lúc 17:50

Tham khảo

Trong tác phẩm Tôi đi học, Thanh Tịnh đã xuất sắc khi cho người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Tác phẩm kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật, trình tự thời gian của buổi tựu trường, với ba phân đoạn chính: trên đường đến trường, ở sân trường và trong lớp học và đặc biệt là khi cậu đã ngồi trong lớp. Khi đó, cảm giác của nhân vật tôi vẫn là sự ngỡ ngàng, nhìn cái gì cũng thấy mới lạ và hay hay. Cảm giác “lạm nhận” chỗ ngồi là “vật riêng của mình”, nhìn người bạn mới mà thấy có cảm giác quen thân là sự thay đổi tâm lí rất rõ rệt. Bởi dường như cậu bé đã ý thức được rằng, đó là thứ sẽ gắn bó với cậu suốt trong những tháng ngày cắp sách đến trường sắp tới. Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” gợi nhớ trong đầu nhân vật tôi những kỉ niệm của ngày đi bẫy chim giữa cánh đồng. Đó cũng là tâm lí rất đỗi con trẻ và ngây thơ. Ranh giới giữa một cậu bé chỉ biết nô nghịch, vui đùa và một cậu bé lần đầu tiên đi học, ý thức về một môi trường mới vẫn nhập nhằng khiến kỉ niệm bất giác tràn về xen lẫn tiếng phấn viết bảng của thầy trong lớp. Và tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật tôi trở lại với không khí của lớp học : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ : “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ. 

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
13 tháng 9 2023 lúc 13:40

Trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O. Henry, diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xy được sáng tỏ qua các sự kiện trong câu chuyện. Ban đầu, Giôn-xy bị bệnh và rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô sẽ chết. Tuy nhiên, sau khi chiếc lá cuối cùng không rụng trong đêm bão, Giôn-xy bắt đầu thay đổi suy nghĩ và hy vọng vào cuộc sống. Điều này cho thấy sự thay đổi tâm trạng từ bi quan sang lạc quan của nhân vật. Trong quá trình này, nhân vật cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xy, nhưng cuối cùng anh đã chết vì bệnh sưng phổi. Sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng làm sáng tỏ tâm trạng của Giôn-xy, khi cô nhận ra giá trị của cuộc sống và tình yêu thương.

Bình luận (0)