Những câu hỏi liên quan
TM
Xem chi tiết
DN
8 tháng 11 2016 lúc 18:44

Cụm danh từ là một nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ và có chức năng đồng cách. Cụm danh từ này thường đi ngay trước hoặc ngay sau danh từ nó biểu đạt.

 

Cấu tạo:

+ Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng (cả,...) và chỉ đơn vị chính xác (ba, chín,...).+ Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,...) và xác định vị trí của sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,...)- Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ:+ T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát.+ T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.

 

 

Bình luận (0)
DN
8 tháng 11 2016 lúc 18:45
Viết 1 đoạn văn khoảng 3-4 câu có sử dụng cụm danh từ.

Trong cuộc đời mỗi con người, ắt hẳn chúng ta đều đã một lần chứng kiến một nghĩa cử cao đẹp giữa những con người với nhau, tôi cũng thế. Hôm ấy là một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời tôi. Hôm đó là một ngày thu se lạnh, tôi ngồi trong quán cóc ven đường uống nước thì bỗng thấy một bà cụ già ăn xin chìa đôi bàn tay ra đón lấy những đồng tiền lẻ của những tấm lòng hảo tâm. Đột nhiên, có một chị gái ngồi gần chỗ tôi bước đến bên bà cụ, chị khẽ khàng cởi chiếc áo khoác của mình choàng người cụ già xấu số. Và bạn biết không, cụ đã ứa nước mắt. Đó là một kỉ niệm không quên được trong cuộc đời tôi.

=>Cụm danh từ: một ngày thu, hôm đó, một nghĩa cử, những con người, áo khoác của mình, quán cóc ven đường

Bình luận (0)
TM
8 tháng 11 2016 lúc 16:57

giúp mk với!

Bình luận (0)
SY
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2016 lúc 9:34

từ là đc tạo bởi các tiếng và có nghĩa

2 kiểu đó là từ đơn và từ phức

phức tạo bởi từ ghép và từ láy

từ đơn :ăn, học,vui,....

từ phức :nhiều lắm

lỗi lặp từ

...

Bình luận (0)
HT
20 tháng 11 2016 lúc 19:59

Mình biết nhưng mình lười viết quá nên bạn tự làm nha! Mà đằng nào thì chả phải chép lại vào vở. ^.^

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
NP
13 tháng 5 2020 lúc 16:34

ủa đố gì dầy trời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HD
13 tháng 5 2020 lúc 16:49

Trả lời :

Bn Nguyễn Linh Phương đây là tiếng việt lớp 5, bn ko đc biết thì đừng bình luận linh tinh.

- Hok tốt !!

^_^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LL
13 tháng 5 2020 lúc 20:46

ơ bạn ơi mình làm r đó, làm đầu tiên luôn, bạn k phiền nếu t i c k cho mình chứ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PL
Xem chi tiết
LL
13 tháng 5 2020 lúc 20:26

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V   trở lên, không bao chứa nhau

Mỗi cụm C-V của câu ghép có deajng một câu đơn và đc gọi chung là một vế của câu ghép

VD: trời mưa to, nước sông dâng cao.

Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…

- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị :  Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

+ Danh từ cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

+ Danh từ trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

      + DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…


 
      + DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,… 

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....

VD: xinh xắn, khỏe , to, cao, thấp, bé,...

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

VD:vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm,....

Từ trái nghĩa  những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý

Ví dụ: Thường thì những câu ca dao,tục ngữ, văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.

“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.

“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD:Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2:  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .


Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
      +  chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      +  chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==>  dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==>  dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế 

Học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
TB
6 tháng 2 2018 lúc 20:23

1) Em đi học 

    Hôm qua có người " đi " 

2) 

a) Cái cân nhà em rất đẹp

    Mk chịu 

    Mk cũng chịu luôn 

b) Mùa xuân hoa nở thắm 

     Xuân ơi xuân đi qua bao mùa

     Mk chịu luôn 

Mk hok lớp 6 rùi mà ko làm dc bài lớp 5 . Sang năm mới chúc các bn t i c k mk học tốt , nghe lời ba mẹ và mừng tuổi mình nữa nha. Đùa thôi ! Nhớ kb vs mk nha . Thánh dìu vé rì mắc ( thank you very much ) cảm ơn nha

Bình luận (0)
FS
6 tháng 2 2018 lúc 20:25

1.Một câu nghĩa gốc có từ đi : Bạn ấy đi rất nhanh.

Một câu nghĩa chuyển có từ đi : Tàu đi chậm rì rì.

Một câu nghĩa gốc có từ ngọt : Đường này ngọt lắm đấy!

Một câu nghĩa chuyển có từ ngọt: Ăn vào cho ngọt giọng!

2.Với mỗi từ dưới đây, em hãy đặt câu  có từ :

a,Cân ( là danh từ) : Bạn ấy rất nặng cân.

  Cân ( là động từ) : Bác cân cho tôi miếng thịt này.

  Cân ( là tính từ) : Mình rất cân đối.

b, Xuân ( là danh từ) : Mùa xuân thật đẹp.

   Xuân ( là động từ ) :  Mùa xuân, mùa trăm hoa đua nở

    Xuân ( là  tính từ ) : Bạn ấy vẫn còn xuân.

Bình luận (0)
PN
6 tháng 2 2018 lúc 20:29

bạn em đi rất nhanh 

quả xoài này rất ngọt

phần còn lại mình nghĩ ra nhưng mà nhát,sợ sai

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
DN
20 tháng 12 2016 lúc 12:05

Bài văn như chính bản thân tôi vậy. Nó có tâm hồn nhưng đây là một tâm hồn cô độc. Nó hướng về Chúa, cầu mong Chúa giúp bạn. Tôi biết tôi không xấu xa hay cô độc nhưng chỉ là tôi không mở rộng tâm hồn mà thôi. Tôi đã từng nghĩ không ai quan tâm tôi, không thấy được sự hiện diện của bạn .Thật ra tôi quá mờ nhạt mà thôi, tôi không có đủ sự tự tin để tỏa sáng. Vậy nên, tôi muốn mở rộng tấm lòng ra và tự tin lên. và đây cũng chính là lời nhắn nhủ của tôi gửi đến những người giống như tôi.

Bạn tự tìm nhá

mk k có đủ time để tìm

xl bn nhé

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (2)
LT
10 tháng 7 2017 lúc 14:36

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.
cụm danh từ: Là một thành viên trong đoàn trường, một con người tốt.
cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ
cụm tính từ: chăm chỉ nhất, chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy​

Bình luận (3)
HR
10 tháng 7 2017 lúc 15:52

Những giọt nắng óng ánh tí...tách tí...tách hoài rơi mãi mang theo cái màu vàng của bông lúa trĩu nặng hạt, của ông mặt trời lên phía đằng đông, của tiếng hót giòn tan trong hạt nắng. Và cái màu vàng chói chang của một buổi trưa hè yên bình trên quê tôi. Khi cái nòng đỏ trứng vàng vừa đứng trên đỉnh đầu, bỗng chốc nhuộm xuống trần gian một màu vàng óng ả khiến nóng như càng gay gắt hơn bao giờ hết. Đúng giây phút đó, bản nhạc râm ran của những nghệ sĩ ve sầu được cất lên đung đưa theo tiếng nắng gọi mời. Thỉnh thoảng, chị gió ghé qua, nhón chân nhẹ nhàng đùa vui qua từng cành cây, kẽ lá. Dưới bóng râm của ông đa già, đàn trâu đang say sưa giấc nồng, lặng yên để rồi tạo nên một khung cảnh yên bình đến lạ kì. Tôi nhìn màu vàng của nắng. Cái màu vàng ấy như đang khẽ nói với tôi điều chi chăng ? Tôi nhận ra nắng chỉ hoài tí...tách như muốn nói với tôi rằng nó là mãi là người bạn thời thơ ấu của tôi. Cả khung cảnh là một bức tranh thơ mộng biết bao là màu vàng. Tôi yêu màu nắng, yêu cảnh vật mỗi khi hạ về, yêu sự yên bình mà mùa hè ban tặng, yêu cả mùa hè đáng yêu. Mãi nhớ - mùa hè tuổi thơ !

- Danh từ: bông lúa,...

- Cụm danh từ: đàn trâu đang,...

- Động từ: hoài rơi,...

- Cụm động từ: đang say sưa,...

- Tính từ: óng ả,...

- Cụm tính từ: bản nhạc râm ran của,...

(mỗi loại mk chỉ tìm 1 cái chứ còn nhìu lắm pạn tự kiếm nhé!vuihiuhiu)

Bình luận (3)
PN
Xem chi tiết
LY
Xem chi tiết
MN
28 tháng 5 2021 lúc 9:42

Câu 1. Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 2. Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 3. Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Câu 4. “Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Câu 5. Các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác như mét, ki-lo-met, tạ, yến, tấn, héc ta, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Bình luận (0)

Câu 1. Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 2. Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 3. Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Câu 4. “Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Câu 5. Các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác như mét, ki-lo-met, tạ, yến, tấn, héc ta, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Bình luận (1)
H24
28 tháng 5 2021 lúc 9:44

Câu 1. Thế nào là danh từ?

A. Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm

B. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật

C. Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ

D. Danh từ là những hư từ

Câu 2. Danh từ được phân loại thành:

A. 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị

B. 3 loại: danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật, danh từ chung và riêng

C. 4 loại: danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

D. Không phân chia được

Câu 3. Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

A. Danh từ chung và danh từ riêng

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường

C. Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật

D. Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

Câu 4. “Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…” có thể nêu ra một số danh từ chỉ sự vật như?

A. Sách, báo, nhà cửa

B. Đã, sẽ, đang

C. Rất, quá, lắm

D. Đi, chạy, nhảy

Câu 5. Các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác như mét, ki-lo-met, tạ, yến, tấn, héc ta, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Bình luận (0)