Những câu hỏi liên quan
MN
Xem chi tiết
H24
17 tháng 1 2020 lúc 19:27

Dàn ý Giải thích câu Uống nước nhớ nguồn

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quí giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quí giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quí giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quí trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quí hơn thế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

câu 3 : 

Nội dung : 

+  nghĩa đen : ăn quả cây nào nhớ người trồng cây đó

+ nghĩa bóng : khi được hưởng thành quả phải nhớ đến công người gây dựng lên

Dẫn chứng thể hiện nội dung của các câu ca dao : khuyên con người sống theo đạo lý tốt đẹp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

câu 7 : 

Nội dung : khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình

- cách sống cách đối xử giữa người với người

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KK
Xem chi tiết
NM
5 tháng 5 2016 lúc 19:31

1.

Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả. Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”.  Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng. Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp bể Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh)

Bài viết : http://hoctotnguvan.net/giai-thich-cau-tuc-ngu-co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim-23-1446.html

Tham khảo nhé!

Bình luận (0)
NM
5 tháng 5 2016 lúc 19:32

2.

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Trong cay


Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bạn tham khảo ở trên mạng nhé

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2016 lúc 19:30

Giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ:"có công mài sắt có ngày nên kim"

Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả. Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”.  Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng. Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp bể Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh)

Chứng minh rằng người VN luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn và ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn sống với những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên: lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… Những tình cảm, đạo lí đó đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của nhân dân ta. Một trong những phẩm chất cũng rất đáng tự hào của nhân dân ta chính là lòng biết ơn. Và để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu đời sau học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta đã có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.

          Hai câu tục ngữ là những lời  khuyên nhủ sâu sắc về đạo lí biết ơn. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi “ăn quả”, ta phải nhớ đến công ơn của người đã bỏ công, sức lực để trồng cây, mang đến cho ta những hoa ngọt, trái lành. Cũng như khi uống nước, ta phải nhớ tới “nguồn”, là nơi sản sinh ra dòng nước mát lành cho ta. Nói chung, cả hai câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. “Ăn quả” và “uống nước” là ẩn dụ cho sự hưởng thụ thành quả, còn “kẻ trồng cây” và “nguồn” đều ẩn dụ cho người, nơi tạo ra thành quả. Cả hai câu trên đều nói lên rằng, khi hưởng thụ thành quả, ta phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.

          Có lẽ ai cũng biết, thành quả không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình sức lực của con người, do con người tạo ra. Có bao giờ khi ăn cơm, bạn nhớ tới công ơn của các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo? Khi đi qua những công trình, đường xá, bạn có nhớ đến sự vất vả của cô chú công nhân không? Chúng ta được nuôi dưỡng khôn lớn, có kiến thức là nhờ nghĩa mẹ, ơn thầy. Chúng ta được sinh ra và sống trong một đất nước hòa bình, đó chính là công sức, sự hi sinh xương máu của cha ông… Nói tóm lại, những thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay đều là một phần sức lực do người khác tạo ra và chúng ta phải luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

          Bên cạnh đó, biết ơn còn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Có ai mà không cảm thấy vui khi được người khác biết ơn? Mỗi khi làm được một việc gì đó, được người khác nhớ đến, tôn trọng mình, mỗi chúng ta luôn cảm thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đã cống hiến, mang đến cho người khác. Sẽ chẳng có ai thấy vui khi thấy người ta chỉ dửng dưng, vô tâm trước những việc mình đã làm cho họ. Đó là sự vô ơn, bạc nghĩa, không đúng với đạo lí từ xưa đến nay của nhân dân ta.

          Không những vậy, Từ bao đời nay, sống theo đạo lí biết ơn đã trở thành một điều cần thiết ở mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không thể hiện qua lời nói mà đó là những hành động cụ thể, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta luôn tôn trọng và nhớ về công ơn của cha mẹ, ông bà, những người đã sinh ra chúng ta. Đó là lòng biết ơn. Mỗi người học sinh hay đã từng là học sinh đều nhớ về người thầy người cô, những người cho ta tri thức vào đời. Đó cũng là lòng biết ơn. Trong các gia đình luôn có những bàn thờ tổ tiên, những ngày giỗ thờ cúng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và gần gũi hơn, mỗi người dân sống trên đất Việt đều hướng về những ngày giỗ tổ, những lễ kỉ niệm để thể hiện lòng biết ơn của mình.

          Biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp, làm cho con người trở nên sống đẹp hơn, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Nếu mọi người luôn biết ơn đến những người đã mang điều tốt đẹp đến cho mình thì xã hội này sẽ luôn tươi đẹp, đáng sống biết bao.

          Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình? Đó không phải là những việc làm khó ngoài khả năng mà đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Sống trong cuộc sống này, hãy luôn nhìn lại và biết ơn những người đã có ơn với chúng ta, gần gũi với chúng ta. Từ đó, ta sẽ có những hành động, những việc làm tốt, xứng đáng với công ơn đó. Để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, mỗi học sinh chúng ta nên học cách ngoan ngoãn, vâng lời, luôn chăm ngoan học giỏi để họ vui lòng.

          Biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Ông cha ta luôn muốn nhắn nhủ với con cháu đời sau phải học tập và phát huy truyền thống đó. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã giúp em nhìn lại mình và thấy được rằng, mỗi chúng ta nên sống có trước có sau, phải nhớ và tôn trọng những người đã mang đến những điều tốt lành cho ta.

Bình luận (0)
AB
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
H24

1. Thương người như thể thương thân

2.  Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước  phải thương nhau cùng.

3.   Thấy ai đói rách  thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

4. Nhường cơm sẻ áo 

Bình luận (0)
H24
2 tháng 12 2021 lúc 17:25

Hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ về lòng nhân ái.1. Thương người như thể ..thân.

 

2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong .một nước..  phải thương nhau cùng.

 

3. Thấy ai ... thì thương,Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

4. Nhường cơm ...sẻ áo

Bình luận (1)
I3
5 tháng 1 2022 lúc 20:42

1. Thương người như thể thương thân

2.  Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước  phải thương nhau cùng.

3.   Thấy ai đói rách  thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.

4. Nhường cơm sẻ áo 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TD
11 tháng 10 2021 lúc 15:53

Bạn tham khảo ạ (Sai đề báo mình ạ):

Tưởng tượng và kể tiếp diễn biến của câu chuyện sau:

                                                           Kim Giờ, Kim Phút, Kim Giây

  Ba anh chàng Kim giờ, Kim Phút, Kim Giây sống chung với nhau trong ngôi nhà Đồng Hồ. Bình thường, việc của ai người nấy làm. Nền nếp này đã được duy trì từ bao lâu nay, thế mà bỗng dưng sinh chuyện. Vào ngày nọ, chúng nói chuyện với nhau, Kim Giây thì cho rằng mình vất vả nhất, chạy nhiều nhất, còn Kim Phút thì nhởn nhơ. Kim Phút cũng không chịu thua liền nói Kim Giờ là kẻ lười biếng, chúng cãi nhau miết, đòi đổi chỗ cho nhau.

  Sau khi tranh luận, Kim Giây vào thay thế chỗ của Kim Giờ , Kim Giờ thì vào chỗ của Kim Phút, còn Kim Phút thì vào chỗ của Kim Giây. Chúng hoạt động mà cảm thấy vất quá, quả là không phù hợp với bản thân mình. Kim Giây thường ngày nhanh nhảu lắm mà giờ ì ạch chạy chậm trong thân xác của Kim  Giờ, Kim Giờ cũng đã quen với bản thân của mình trước đây, nó cảm thấy thật khó chịu, còn Kim Phút cũng vậy, nó thấy mệt mỏi vì phải hoạt động liên tục. Cả ba đều hối lỗi vì tới xin lỗi nhau, chúng đều hiểu ra rằng: "Phải biết trân trọng bản thân mình, không than phiền hay lạnh tị, ghét bỏ nhau" , chúng đã xin về vị trí cũ. Từ đó chúng hoạt động chăm chỉ hơn bao giờ hết vì chúng đều nhận thấy: "Bản thân mình có ích cho xã hội, cho con người" .

* Mình viết không hay lắm, bạn thông cảm *

Cre: Hoang (me)

#Nocopy

Học tốt ạ;-;

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
11 tháng 10 2021 lúc 16:00

#Nguyễn Huy Hoàng Thanks

# Cỏ

@ Forever

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
11 tháng 10 2021 lúc 16:11

Sai sai

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DH
Xem chi tiết
LT

Cho biết nội dung  ý nghĩa của câu tục ngữ sau

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

lúc đang mưa mà thấy quạ tắm là trời sắp tạnh, khi nắng ráo mà thấy sáo tắm thì trời sắp trở mưa [một kinh nghiệm thời tiết

Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần  lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện.  sự kiên trì thì dù là việc gì cũng  thể đạt được thành công như mong muốn.

Được mùa cau , đau mùa lúa

Kinh nghiệm trồng trọt của bà con nông dân: Năm nào được mùa cau thì lúa sẽ mất mùa.

Mưa tháng ba hoa đất,mưa tháng tư hư đất

Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười). Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.

Ăn phải nhai nói phải nghĩ

Ăn phải nhai để thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn ngấm dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

noi phải nghĩ là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có dộ chính xác cao

Ruộng không phân như thân không của

làm ruộng phải có bón phân thì mùa màng mới tốt

 

o l m . v n

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KL
Xem chi tiết
C2
Xem chi tiết
KS
13 tháng 3 2018 lúc 14:00

Câu ca dao trên có ý chỉ con cái khi bố mẹ về già đã không phụng dưỡng chu đáo,khi bố mẹ mất ,làm đám tang thật to để khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.

Bình luận (0)
BN
13 tháng 3 2018 lúc 13:57

Phải có hiếu vs cha mẹ

Bình luận (0)
H24
13 tháng 3 2018 lúc 14:08

phải có hiếu vs cha mẹ

Bình luận (0)
PD
Xem chi tiết
TL
28 tháng 1 2021 lúc 21:47

“Thương nhau cho ăn tiết. Giết nhau cho ăn gan” là bởi gan là cơ quan xử lý “độc” của cơ thể động vật, là nơi tập trung, xử lý những độc tố nội sinh, ngoại sinh.

Do đó, ăn gan nhiều sẽ không tốt, có nguy cơ mắc các bệnh lý:

 

- Bệnh lý về nhiễm vi sinh (sán, vi khuẩn gây bệnh) nếu “gan” bị bệnh, chế biến không bảo đảm.

 

- Chứa nhiều mỡ động vật và dễ gây rối loạn chuyển hóa (thừa mỡ trong máu, trong cơ quan nội tạng và tổ chức dưới da).

 

- Bệnh lý do nhiễm độc như độc chì, cardimi...

 

Ngoài gan, tim động vật cũng dễ gây cholesterol (tỷ lệ mỡ cao), tỷ lệ protít cao dễ gây rối loạn chuyển hóa mỡ, bệnh sơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa protít (Gouté).

Bình luận (1)
ND
28 tháng 1 2021 lúc 21:49

Theo kinh nghiệm dân gian thì tiết là một thứ rất nhiều dinh dưỡng, khi nấu chín sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể và rất bổ. Còn gan, nơi xảy ra nhiều phản ứng, sẽ có nhiều chất độc nên người ta quan niệm ăn gan rất độc và không nên ăn, Nhưng đây là quan niệm sai lầm của người xưa vì thật ra ở gan cũng rất nhiều chất dinh dưỡng mà cần thiết cho cơ thể.

Bình luận (0)
KD
28 tháng 1 2021 lúc 21:52

Trong tiết có chứa nhiều sắt, là thành phần cấu tạo hemoglobin giúp bổ máu. ( thương nên cho ăn những món bổ dưỡng)

Trong gan chỉ còn chất độc và cặn bã được tích tụ lại ( họ quan niệm gan là chất độc nên mới nói là "giết thì cho ăn gan" một phần đúng bởi gan sống k tốt nhưng khi đc nấu chín lại là một món ăn đầy chất dinh dưỡng)

Bình luận (0)