Những câu hỏi liên quan
NV
Xem chi tiết
DH
2 tháng 5 2022 lúc 12:49
Tổ chức các phân hệ của bộ máy nhà nước :Quốc hội  ----> Chủ tịch nước ---->Chính phủ ---> Các cơ quan xét xử ---> Các cơ quan kiểm sát ----> Chính quyền địa phương . Chức năng :+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước . Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước còn được gọi là nguyên thủ quốc gia .+ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tối cao của nhà nước.+ Các cơ quan xét xử là tòa án nhân dân tối cao và tòa án khác .+ Các cơ quan kiểm sát có chức năng và quyền hạn thực hiện công tố .+ Chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.
Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
AD
11 tháng 5 2022 lúc 21:18

c1: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan? - Các cơ quan trong bộ máy nhà  nước

c2: chx lm dc

 

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HN
13 tháng 5 2022 lúc 15:41

Tham khảo

Câu 1. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan?

Xét về mục đích, nếu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thì ngược lại người hoạt động mê tín dị đoan lợi dụng vào tôn giáotín ngưỡng và các đối tượng  muội, mất niềm tin vào chính họ  cuộc sống của họ để nhằm mục đích kiếm tiền, đem lại thu ...

Câu 2. Thê nào là bộ máy Nhà nước?

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

*Bộ máy Nhà nước gồm những cơ quan nào?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quanCơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộcơ quan ngang Bộcơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

*Các cấp trong bộ máy Nhà nước?

Sơ đồ bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
YH
20 tháng 5 2021 lúc 17:49

Theo Nghị định, Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.

Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.

Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.

Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ

Việc tổ chức và hoạt động của Bộ thực hiện theo nguyên tắc phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ; tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ

Được quy định trong toàn bộ Chương II với 11 Điều về: Pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hợp tác quốc tế; cải cách hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác; hội, tổ chức phi Chính phủ; tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; về cán bộ, công chức, viên chức; kiểm tra, thanh tra; quản lý tài chính, tài sản.

Cụ thể, Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng  Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ còn có nhiệm vụ trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; công bố (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

Về cải cách hành chính, Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ; cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ; thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công sở và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.

Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, Bộ trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý; trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý…

Bộ cũng có nhiệm vụ trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các chương trình, chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo quy định của pháp luật và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.

Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ được phân công quản lý; trình Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là tổng cục), vụ, cục và tương đương thuộc Bộ. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuộc Bộ. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn việc phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ, cục, thanh tra, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục; vụ, cục, văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục theo quy định của pháp luật...

Về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ. Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật…

Cơ cấu tổ chức của Bộ

Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ; Văn phòng; Thanh tra; Cục (nếu có); Tổng cục (nếu có); đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm: Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin; Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.

Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

Nghị định nêu rõ, Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ; Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

Nghị định cũng quy định, không tổ chức phòng trong vụ. Riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn, Bộ trình Chính phủ quyết định số lượng phòng trong vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.

Ngoài ra, Nghị định dành Chương IV quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, như: nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương; trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân và trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016.

Nghị định này thay thế Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

 

Bình luận (2)
BO
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết

Ý nào không nói đúng về tên cơ quan trong bộ máy nhà nước: *

4 điểm

Cơ quan kiểm soát

Cơ quan hành chính

Cơ quan xét xử

Cơ quan quyền lực

Chính phủ thuộc cơ quan nào trong bộ máy nhà nước: *

4 điểm

Cơ quan quyền lực

Cơ quan hành chính

Cơ quan xét xử

Cơ quan kiểm sát

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử ở cấp nào ? *

4 điểm

Cấp xã, phường, thị trấn

Cấp huyện, quận, thị xã

Cấp tỉnh, thành phố

Cấp trung ương

UBND tỉnh Hưng Yên thuộc cơ quan nào trong bộ máy nhà nước: *

4 điểm

Cơ quan xét xử

Cơ quan hành chính

Cơ quan kiểm sát

Cơ quan quyền lực

Ý nào không nói về nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? *

4 điểm

Do tham lam

Có kiến thức về phòng ngừa tai nạn

Do tò mò, thiếu hiểu biết

Do chủ quan, bất cẩn

Biểu hiện nào thể hiện thái độ chưa tích cực trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ? *

4 điểm

Hào hứng tham gia

Nhiệt tình tham gia

Tự nguyện tham gia

Miễn cưỡng tham gia

Ý nào không phải là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ? *

4 điểm

Hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội

Anh T. đã tung tin sai lệch về đại dịch covid -19 ở Việt Nam

Biểu hiện nào thể hiện sự tích cực trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ? *

4 điểm

Khôn khéo trốn tránh nhiệm vụ chung

Đùn đẩy cho công việc bạn khác

Chủ động tham gia công việc chung bổ ích

Thờ ơ với công việc chung

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Hưng của em hiện nay là ai ? *

4 điểm

Ông Đỗ Quyết Tới

Bà Cao Thị Chung Thủy

Ông Nguyễn Đức Hồng

Bà Nguyễn Thị Ngà

Biểu hiện nào là vi phạm pháp luật trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ? *

4 điểm

Tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo

Hành nghề bói toán để trục lợi

Chăm lễ chùa vào mỗi ngày đầu tháng âm lịch

Không đưa lời bình luận không hay về Công giáo

Ý nào không thể hiện tên các chất độc hại ? *

4 điểm

Thuốc trừ sâu

Ma túy

Bột năng

A xít

Cơ quan xét xử không có ở cấp nào ? *

4 điểm

Cấp trung ương

Cấp xã, phường, thị trấn

Cấp tỉnh, thành phố

Cấp huyện, quận, thị xã

Ý nào không thể hiện tên các loại vũ khí ? *

4 điểm

Súng săn

Bom

Hàn the

Mã tấu

Ý nào không thể hiện học tập sáng tạo, hiệu quả ? *

4 điểm

Học một, biết mười

Ăn có nhai, nói có nghĩ

Học, học nữa, học mãi

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Ý nào sau đây nói đúng về bộ máy nhà nước? *

4 điểm

Là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

Là toàn thể cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

Là tập hợp cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

Là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

HĐND huyện Văn Giang thuộc cơ quan nào trong bộ máy nhà nước: *

4 điểm

Cơ quan xét xử

Cơ quan quyền lực

Cơ quan hành chính

Cơ quan kiểm sát

Biểu hiện nào là đúng trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ? *

4 điểm

Nói xấu các tôn giáo khác

Hành nghề bói toán để trục lợi

Tự ý viết, vẽ lên bề mặt hiện vật ở nơi thờ tự của các tôn giáo

Không có lời bình không hay về Phật giáo

Ý nào không thể hiện tên các vật liệu dễ gây cháy nổ ? *

4 điểm

Bột

Xăng

Ga

Cồn

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Hưng của em hiện nay là ai ? *

4 điểm

Ông Đỗ Quyết Tới

Ông Man Minh Hưng

Bà Nguyễn Thị Ngà

Ông Nguyễn Đức Hồng

Quốc hội thuộc cơ quan nào trong bộ máy nhà nước: *

4 điểm

Cơ quan quyền lực

Cơ quan hành chính

Cơ quan kiểm sát

Cơ quan xét xử

Ý nào không thể hiện học tập, làm việc sáng tạo, hiệu quả ? *

4 điểm

Luôn sẵn sàng tham gia hiệu quả vào các hoạt động chung của nhóm học tập.

Lớp trưởng đưa ra một cách giúp đỡ bạn Hùng và Hùng đã tiến bộ rõ rệt trong học tập

T. luôn nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.

B. không suy nghĩ để làm bài tập, chỉ tìm cách chép bài của bạn.

Ý nào nói về nơi thờ tự của một tôn giáo? *

4 điểm

Phật giáo

Nhà thờ

Đạo Tin Lành

Thiên Chúa giáo

Hành vi nào không bị xem là sai trái ? *

4 điểm

Cưa bom đạn cũ lấy thuốc nổ để bán

Dùng súng để truy bắt tội phạm

Dùng mìn để đánh bắt thủy, hải sản

Sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi

Mê tín dị đoan gây ra hậu quả gì cho con người? *

4 điểm

Không biết chữ

Tiền mất, tật mang

Không có kỹ năng sống

Không biết giao tiếp

Ý nào không nói về nơi thờ tự của một tôn giáo? *

4 điểm

Ngôi chùa

Đạo Cao Đài

Nhà thờ

Ngôi đền

Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết
DX
20 tháng 6 2021 lúc 11:05

Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

 Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

 Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện.

 Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã.

 Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương

Bình luận (0)
H24
20 tháng 6 2021 lúc 11:17

  Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

Bình luận (0)
H24
20 tháng 6 2021 lúc 14:47

cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
H24
13 tháng 5 2022 lúc 19:44

Tham khảo

+Các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp , hội đồng nhân dân các cấp.

-Nhiệm vụ ѵà quyền hạn

+Quản lý nhà nước ở địa phương.Chấp hành nghị quyết c̠ủa̠ hội đồng nhân dân.

+Tuyên truyền giáo dục pháp luật.Giữ gìn ѵà đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước ѵà công dân.

Bình luận (0)

Refer:

+Các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp , hội đồng nhân dân các cấp.

-Nhiệm vụ ѵà quyền hạn

+Quản lý nhà nước ở địa phương.Chấp hành nghị quyết c̠ủa̠ hội đồng nhân dân.

+Tuyên truyền giáo dục pháp luật.Giữ gìn ѵà đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước ѵà công dân.

Bình luận (0)
TL
13 tháng 5 2022 lúc 20:49

+Các cơ quan nhà nước gồm: Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp , hội đồng nhân dân các cấp.

 Nhiệm vụ của một trong các cơ quan là:

+ Quản lí nhà cửa nơi sinh sống, chấp hành nghị quyết của hội đồng ND.

+ Tuyên truyền GD pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự an toàn XH.

+ Phòng tránh thiên tai, bảo vệ tài sản CD, NC

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
KS
27 tháng 4 2022 lúc 21:42

có 4 cơ quan trong bộ máy nhà nước đó là : ( chép trong sách nhá)

 Các cơ quan quyền lực nhà nước: bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín;

 Các cơ quan hành chính nhà nước: còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương

 Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự;

 Các cơ quan kiểm sát: bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự. Ngoài bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước

Bình luận (0)
HN
27 tháng 4 2022 lúc 21:43

bạn tham khảo nha

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (0)
KT
27 tháng 4 2022 lúc 21:46

Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương). Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…). Cơ quan tư pháp: Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…). Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước ( Chức năng và nhiệm vụ của từng loại cơ quan bạn xem ở trang 57 SGK )

 

Bình luận (0)