3+4+12 làm thế nào thì ra 100 ( câu hỏi sáng tạo)
1. Có thể làm thí nghiệm kiểm chứng dc ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím khong? Nếu dc thì cần những dụng cụ nào, tiến hành thú nghiệm như thế nào?
- Có thể làm thí nghiệm kiểm chứng dc ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Dụng cụ thí nghiệm :
+ Các đèn phát ra ánh sáng trắng và các đèn phát ra ánh sáng màu đơn sắc.
+ Các tấm lọc màu có thể tấm kính màu, mảnh giấy bóng kính có màu, tấm nhựa trong có màu, lớp nước màu...
- Tiến hành thí nghiệm :
+ Chiếu chùm ánh sáng qua tấm lọc màu đỏ.
+ Chiếu chùm ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu đỏ.
+ Chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh.
2, Có, cần đèn phát ra ánh sáng màu trắng và các tấm lọc màu có màu khác nhau
tiến hành: chiếu chùm ánh sáng vào các tấm lọc màu
3, Có, cầnđèn phát ra ánh sáng màu và các tấm lọc màu có màu khác nhau
tiến hành: chiếu chùm ánh sáng vào các tấm lọc màu (chúng phải có màu giống nhau)
đây là ý kiến của mk nếu sai bạn sửa cho mk nhé!
Câu 1:Kể tên 5 dụng cụ dễ vỡ,dễ cháy nổ?
Câu 2:Quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm?
Câu 3:Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 4:Khi nào xảy ra nhật thực,nguyệt thực?
Câu 5:Thế nào là ánh sáng trắng?
Câu 6:Nêu nguồn phát ánh sáng trắng.
Câu 7:Tại sao khi nhìn vào viên kim cương thì thấy vô số tia sáng?
Câu 1:
- 5 vật dụng dễ vỡ, dễ nổ là: cốc thủy tinh, bình gas, hóa chất, dầu, cồn
Câu 2 :
- Quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm là :
+, Đọc kỹ lý thuyết kĩ và suy nghĩ trước khi thực hành.
+, Khi thực hành cần có thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ.
+, Trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ.
Câu 3:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 4:
- Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất thì xảy ra hiện tương nhật thực.
- Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng thì xảy ra hiện tương nguyệt thực.
Câu 5:
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 6:
- Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng là: bóng đèn pha của xe ô tô, bóng đèn pin, các bóng đèn tròn,ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày.
Các câu hỏi:
1.núi nào bị chặt ra từng khúc?
2.con gì đập thì sống,k đập thì chết?
3.sở thú bị cháy con gì chạy ra đầu tiên?
4.lolaij nước nào chứa sắt và caxi?
5.cá gì có 4 màu?
6.vua gọi hoàng hậu bằng j?
7.người da trắng tắm biển đen thì bị j?
8.bạn làm việc j đầu tiên vào mỗi buổi sáng?
9.làm thế nào để có gà chín cựa?
10.hoa gì biết ăn,biết nói,biết hát?
1. Núi Thái Sơn.
2. Con tim
3. Con người .
4. Cafe
5. Cá ngựa
6.Miệng
7. Ướt.
8. Mở mắt
9. Bỏ con gà vào nồi
10. Hoa hậu
1.NÚI THÁI SƠN
2.CON TIM
3 CON NGƯỜI
4
6.ÁI PHI
7 BỊ ƯỚT
8.MỞ MẮT
9 LẮP THÊM CỰA
10.HOA HẬU
TL :
1. Núi Thái Sơn
2. Con tim
3. Con người
4. Cafe ( ca là canxi còn fe là sắt )
5. Cá ngựa ( đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá )
6. Bằng miệng
7. Bị ướt
8. Mở mắt
9. Nấu lên thì chín thôi
10. Hoa hậu
Chúc bn hok tốt ~
Hoài Thanh cho rằng: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống...”
a) Từ “hình dung” được hiểu trong câu văn trên như thế nào?
b) Tìm 4 dẫn chứng làm rõ ý kiến trên.
Hoài Thanh cho rằng: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống...”
a) Từ “hình dung” được hiểu trong câu văn trên như thế nào?
- Từ "hình dung " đc hiểu như là hình thức bề ngoài của VC.
b) Tìm 4 dẫn chứng làm rõ ý kiến trên.
Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.
học tốt
Hoài Thanh cho rằng: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống... "
a) Từ "hình dung" trong câu văn trên được hiểu như thế nào?
b) Hãy tìm 4 dẫn chứng để làm rõ ý kiến trên.
a) "hình dung" phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng.
b) + Phản ánh công cuộc dựng và dữ nước
+ Phản ánh tình yêu quê hương đất nước
+ Phản ánh tình cảm gia đình
+ Phản ánh số phận con người
Chúc bạn học tốt!
cảm ơn bạn nhìu nha!!!!!!!!!!!!!!!!!
3. Xác định CN - VN trong mỗi câu sau và xác định xem câu đó thuộc kiểu câu nào : Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì?
1. Đó là một buổi sáng đầu xuân. 2.Trời đẹp. 3. Gió nhẹ và hơi lạnh. 4.ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.
Câu 1 kiểu câu:.......................................................................................................................
Câu 2 kiểu câu:.......................................................................................................................
Câu 3 kiểu câu:.......................................................................................................................
Câu 4 kiểu câu:.......................................................................................................................
Tham khảo!
1.ĐÓ / LÀ MỘT BUỔI SÁNG ĐẦU XUÂN
CN VN
2. TRỜI / ĐẸP
CN VN
3. GIÓ / NHẸ VÀ HƠI LẠNH
CN VN
4. ÁNH NẮNG BAN MAI / NHẠT LOÃNG RẢI TRÊN
CN VN
VÙNG ĐẤT ĐỎ CÔNG TRƯỜNG TẠO NÊN MỘT HÒA SẮC ÊM DỊU.
CÂU 1 KIỂU CÂU : AI LÀ GÌ ?
CÂU 2 KIỂU CÂU : AI THẾ NÀO ?
CÂU 3 KIỂU CÂU : AI THẾ NÀO ?
CÂU 4 KIỂU CÂU : Ai LÀM GÌ ?
Câu 1: Hôn trong mơ là gì?
Câu 2: Làm thế nào để con kiến cõng con bò qua cầu được?
Câu 3: Cái gì buổi sáng mất đầu, buổi tối có lại?
Câu 4: Di chuyển que diêm nào để tạo thành 4 hình tam giác?
Câu 5: Con gì có đầu, có lông mà không có chân?
Trả lời chính xác và đúng mình sẽ cho 3 tick ( 2 tick kia ở những câu hỏi khác mà bạn đã trả lời )
1 . Hôn ước
2 . Con kiến cõng con , bò qua cầu
3 . Cái gối
4. Như ảnh
5 . Con mắt
hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ ý kiến của hoài thanh : văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng . chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống .
đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động ( gạch chân , chú thích )
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Hoài Thanh cho rằng: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống... "
a) Từ "hình dung" trong câu văn trên được hiểu như thế nào?
b) Hãy tìm 4 dẫn chứng để làm rõ ý kiến trên.
a) Từ ''hình dung'' trong ''Văn chương là hình dung của sự sống '' là : Phản ánh sự sống phong phú, đa dạng
b) - Văn chương là hình dung của sự sống(Phản ánh sự sống phong phú, đa dạng) :
+ Phản ánh công cuộc giữ nước : Dẫn chứng : Bài '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta''
+ Phản ánh tình yêu quê hương đất nước : Bài '' Qua Đèo Ngang'' ; '' Tinh thần yêu nước của ND ta''/
+ Phản ánh tình cảm gia đình : Những câu hát về tình cảm gia đình (sgk Ngữ Văn 7)
+ Phản ánh số phận con người : Những câu hát tha thân ( sgk ngữ Văn 7)
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: + Dế Mèn phiêu lưu kí ( Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động )
+ Năm 1969, Neil Amstrong đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng
+ Năm 1980, Phạm Tuân bay vào vũ trụ
* Ngoài ra: Tiểu thuyết''Hai vạn dặm dưới biển''được coi là đi trước thời đại, bởi trong tác phẩm nhà văn đã miêu tả chi tiết, chân thực từng bộ phận của chiếc tàu ngầm sau này mà thời kì đó, tàu ngầm vẫn đang còn rất sơ khai...