xét kiểu câu theo mục đích nói .Câu rừng cọ ơi! rừng cọ!
Xét theo mục đích nói thì câu thơ sau thuộc kiểu câu gì .Nêu tác dụng
Đã có ai dạy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi?
Câu 1 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Các em đừng khóc."
A. Câu trần thuật
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định
Câu 2 :
Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!"
A. Câu trần thuật
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định
Câu 3: Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"
A. Câu trần thuật
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán
D. Câu nghi vấn
Câu 4: Câu sau : “Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc kiểu hành động nói gì?
A. Trình bầy
B. Hỏi
C. Điều kiện
D. Hứa hẹn
Câu 5: Câu sau thuộc hành động nói nào? “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”
A. Trình bầy
B. Hỏi
C. Điều kiện
D. Hứa hẹn
Câu 6 : Hành động nói là gì?
A. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
B. Là hành động được thực hiện bằng cử chỉ nhằm mục đích nhất định
C. Là hành động được thực hiện bằng nét mặt nhằm mục đích nhất định
D. Là hành động được thực hiện bằng ngôn từ nhằm mục đích nhất định
1. A
2. C
3. D
4. B
5. D
6. A
Câu văn "Xin chớ bỏ qua " thuộc kiểu câu gì, xét theo mục đích nói? Nêu mục đích nói của câu văn.
- Kiểu câu: câu cầu khiến
- Mục đích hành động nói: trình bày
xét theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào? câu theo mục đích nói gồm có: câu nghi vấn, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thấn và câu trần thuật
Trong bài rừng cọ quê tôi co những kiểu câu kể nào ?
1. Dựa vào ý của câu văn : " Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.", em hãy viết một câu nói về nét đặc trưng của quê hương em.
2. Cho câu sau :
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ.
a) Đọc bài "Rừng cọ quê tôi" tìm và viết lại một câu có thành phần trạng ngữ trong bài.
b) Cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
3. Viết một bài văn ngắn tả về một loài cây hoặc hoa mà em yêu thích, trong đó sử dụng mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
4. Cho câu sau :
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
a) Cho biết, chúng là kiểu câu gì ?
b) Nêu tác dụng của chúng.
Mọi người ơi, giúp mình với. Đang cần gấp.
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên
Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè ?
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che...
Đã ai biết gió ấm
Thổi đến tự khi nào?
Từ khi rừng cọ nở
Hoa vàng như hoa cau.
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi ?
Lá xoè như tia nắng
Giống hệt như mặt trời.
Rừng cọ ơi ! rừng cọ !
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
Cọ : cây cao thân dừa, lá to, hình quạt.
Mặt trời xanh trong bài thơ chỉ điều gì ?
A. Là mặt trời có màu xanh
B. Rừng cọ
C. Những lá cọ
Lời giải:
Mặt trời xanh trong bài thơ chỉ: những lá cọ.
1, Chép lại phần dịch thơ bài "Ngắm trăng".
2, Xét theo mục đích nói, câu thơ đầu tiên thuộc theo kiểu câu gì? Hiệu quả nghệ thuật của nó?
3, Cấu thứ 2 phần phiên âm xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
4, Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bài "Ngắm trăng", có chứa câu cầu khiến.
1.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
2.
Câu trần thuật. BPTT điệp từ không cho thấy sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù
4.
Tham khảo:
Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.