kể lại chuyện hồn trương ba da hàng thịt bằng lời đế thích
5. Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?
Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn thông qua cái kết của mình tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh. Ông dường như gửi gắm vào sự lựa chọn của hồn Trương Ba những trăn trở, và cũng có cả những day dứt và cả niềm tin mãnh liệt vào con người. Bằng cái chết của mình, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống.
Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống trong đoạn trích Hồn Trương ba, da hàng thịt:
A. Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
B. Chỉ cần được sống là điều tốt, dù với bất cứ giá nào
C. Sống là chính mình
D. Cần phải sống có ý nghĩa
Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống: Cuộc sống là điều quý giá, phải sống với bất cứ giá nào.
Đáp án cần chọn là: B
Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tí, nhưng Trương Ba không đồng ý:
+ Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất
+ Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn,
+ Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình
- Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn
Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác về cho hàng thịt Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối, vì sao?
Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tý nhưng Trương Ba không đồng ý lý do vì:
– Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
– Không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn, đó là những điều mà Trương Ba đang nghĩ và nó có tác dụng đối với ông cả sau này ông không phải sống trong những ngày dằn vặt.
=> Có nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị nên ông đã dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị còn mình thì chết hẳn.
Mở đầu đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Trương Ba đối thoại với ai?
A. Xác hàng thịt
B. Vợ Trương Ba
C. Chị con dâu
D. Đế Thích
Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả nào?
A. Ma Văn Kháng
B. Nguyễn Khải
C. Nguyễn Huy Tưởng
D. Lưu Quang Vũ
Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc thể loại:
A. Kịch
B. Truyện ngắn
C. Truyện vừa
D. Tiểu thuyết
Cảm nhận về Hồn Trương Ba ,da hàng thịt
Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả. Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng.Có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa,hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác.hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa.
Vở kịch không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc còn người mà còn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bấy giờ
Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, theo anh (chị), cuộc sống của Trương Ba khi đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó.
Giả định Trương Ba được sống tiếp khi được trú ngụ trong xác cu Tí:
- Mẹ cu Tí không chấp nhận sự thật cu Tí duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào
- Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí với thân phận của đứa trẻ
- Trương Ba không vẫn giữ nguyên cách ứng xử của ông trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba
- Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn
- Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn một lần nữa không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể người khác