Những câu hỏi liên quan
VH
Xem chi tiết
VD
30 tháng 4 2020 lúc 9:19

Nghỉ học ở nhà tránh Covid-19 là một thách thức nhưng đây cũng là cơ hội tốt nếu chúng ta biết thông qua học trực tuyến để rèn luyện kỹ năng tự học. 

Hiện nay cả xã hội đang tập trung chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các trường tạm thời đóng cửa, học sinh phải nghỉ học ở nhà, có nhiều trường tận dụng cơ hội này để dạy học trực tuyến. Nhiều phụ huynh và thầy cô giáo lo lắng không biết làm thế nào để giúp trẻ em không lãng phí thời gian và tranh thủ học tập ở nhà để vừa không quên kiến thức vừa không bị sa đà vào những chuyện vui chơi khác.

Học trực tuyến có nhiều cái lợi

Mọi người đang nói nhiều về chuyện học trực tuyến trong. Đây đúng là vấn đề có tinh chất thời sự và phụ huynh cũng như thầy cô giáo đều rất quan tâm. Đây cũng chính là thách thức và cơ hội đối với nhà trường và các bậc làm cha mẹ không chỉ trong thời gian chống dịch hiện nay mà còn về lâu dài. Ở nước ta, học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ đối với số đông học sinh, kể cả học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Học trên lớp, nghe thầy giáo giảng, đọc chép vẫn là hình thức học phổ biến, là thói quen học tập hằng ngày. Bây giờ không lên lớp nữa, phải học ở nhà, đó rõ ràng là một thách thức không chỉ với bản thân học sinh mà với cả thầy cô giáo, bởi vì điều này đòi hỏi nhiều điều kiện phải đáp ứng như máy móc, phương tiện, tài liệu... Nhưng thách thức này cũng chính là cơ hội để học sinh và nhà trường làm quen với một loại hình học tập mới, hiện đại.

Học sinh tham gia một buổi học trực tuyến

NGỌC DƯƠNG

Học trực tuyến là hình thức học trên mạng, các bài giảng và các câu hỏi, vấn đề đều được đưa lên mạng, nhiều trường hợp nếu cần có thể làm bài tập, bài thi và được chấm điểm thông qua mạng. Tương tác giữa người học và người dạy có thể diễn ra gián tiếp thông qua bài giảng được tải lên mạng hoặc trực tiếp thông qua trao đổi giữa học sinh và giáo viên trên online. Hình thức học này có nhiều cái lợi. Nó giúp người học không phải đến lớp, tiết kiệm thời gian đi lại, tương tác với thầy giáo nhanh hơn, đăc biệt giúp người học mở rộng tầm hiểu biết của mình nhờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu, nhiều bài giảng có cùng một đề tài. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp các bài giảng đưa lên mạng được trình bày hấp dẫn với nhiều hình ảnh minh họa sinh động hơn.

Dĩ nhiên để thực hiện được việc học qua mạng phải có những điều kiện nhất định. Nhà trường phải có một ngân hàng các bài giảng online, các thầy giáo cũng phải sẵn sàng với cách dạy trực tuyến với các bài giảng được chuẩn bị đầy đủ và học sinh cũng cần được hướng dẫn và khuyến khích để có thể tham gia loại hình học tập này. Kinh nghiệm cho thấy để học trực tuyến đạt kêt quả tốt, ngoài những yếu tố khác, biết ngoại ngữ giỏi là rất quan trọng, nhất là với sinh viên đại học.

Cơ hội cho tự học 

Một cơ hội khác đối với học sinh trong thời kỳ chống dịch là vấn đề tự học. Nghỉ học ở nhà là một thách thức, nhưng nếu chúng ta biến thời gian không đến trường thành thời gian tự học ở nhà thì đó chính là cơ hội tốt để rèn luyện một kỹ năng hết sức cần thiết cho việc học là kỹ năng tự học.

Ai cũng biết học về cơ bản là tự học.Thế nhưng đây lại là khâu yếu đối với học sinh và sinh viên ở ta lâu nay. Các em có thói quen chỉ nghe giảng trên lớp, về nhà xem lại bài ghi và làm bài tập nếu có, ngoài ra rất ít khi làm thêm bài tập khác hoặc tìm thêm tài liệu để hiểu biết rộng hơn, sâu hơn. Kết quả là kiến thức thu lượm được ở trường rất hời hợt. không đọng lại bao nhiêu. Bởi vậy có thể xem thời gian tạm thời không đến trường trong mùa dịch này như cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen tự học, hình thành những kỹ năng cần thiết của việc tự học.

Giáo viên dạy học trực tuyến

ĐĂNG NGUYÊN

Muốn làm được điều này không chỉ học sinh mà cả thầy giáo và phụ huynh đều phải chung tay giúp sức. Đối với lứa tuổi tiểu học việc kèm cặp và hướng dẫn của phụ huynh là hết sức cần thiết. Đối với học sinh ở các cấp lớn hơn, vai trò của thầy cô giáo rất quan trọng. Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, cách học tập ở nhà sao cho kết quả nhất.

Tóm lại có thể nói tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang gây không ít khó khăn cho toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên nếu biết chủ động nắm bắt tình hình, biến thách thức thành cơ hội chúng ta có thể vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và rèn luyện thói quen tự học là những ví dụ cụ thể, những việc có thể làm trong tầm tay.

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
IL
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
H24
17 tháng 5 2021 lúc 15:30

Ngày nay,xã hội của chúng ta đang nhằm hướng tới các nền tảng kiến thức mới.Mà muốn hướng tới các nền tảng ấy thì phải phải biết học tập.Học tập ko chỉ giúp ta có thêm kiến thức mà còn giúp ta mở mang tầm nhận biết về thế giới xung quanh.Ko những vậy,nó còn giúp ta trở thành một con người có ích cho cộng đồng và xã hội,đặc biệt là có thể góp phần xây dựng và phát triển đất nước.Học tập có rất nhiều điều bổ ích.Nó ko chỉ giúp ta tiếp thu kiến thức bằng sự đam mê hay hứng thú.Còn giúp ta tạo ra thói quen tốt như : tự giác và chủ động trong mọi việc,luôn luôn ghi nhớ thêm các kiến thức mới,...Học tập có vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy nhưng vẫn còn một số người có những thái độ học tập ko tốt như : ko làm bài tập về nhà,trốn học,ko học hay học chống đối.Qua đây em cũng rút ra cho bản thân bài học rằng phải có tinh thần ham học hỏi,sự say mê tìm tòi,biết khát vọng và kiên trì trên con đường trinh phục tri thức của mình.Có như vậy thì ta mới có thể tiếp thu được các kiến thức một cách đầy đủ và vươn tới những ước mơ của mình.

Tham khảo nhé học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LP
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PT
28 tháng 10 2021 lúc 20:54

Covid-19 có lẽ là một từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua       , nó là nỗi ám ảnh của không chỉ các nước trên thế giới, mà còn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và từng cá nhân trong xã hội. Xuất hiện từ năm 2019, cho đến nay, dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tất cả các nước trên thế giới đang chung tay để đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Có được những kết quả đó là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của chính phủ, sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng, sự vất vả mà không có gì có thể kể hết của những y bác sĩ, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Tôi tự hào vì trong số những người ấy có mẹ tôi-người bác sĩ quân y.

Tôi còn nhớ như in, đó là vào một buổi chiều tháng 9 năm ngoái. Trời mưa tầm tã. Lúc đó khoảng hơn 4 giờ chiều, tôi thấy mẹ đi làm về. Khác hẳn mọi hôm, nay mẹ tôi rất vội vã. Tôi thấy lạ, nhưng không dám hỏi mẹ điều gì cả. Sau khi nấu ăn, mẹ lên phòng lấy chiếc ba lô, nhanh chóng sắp xếp quân tư trang cá nhân và đồ dùng sinh hoạt. Tôi cảm nhận như mẹ sắp có chuyến đi đâu dài ngày.

Sau khi sắp xong quần áo, cũng là lúc bố tôi về, rồi mẹ nói với bố tôi về việc phải vào đơn vị thực hiện nhiệm vụ đón công dân từ nước ngoài về cách ly, thời gian đi cũng chưa biết bao giờ về. Rồi mẹ dặn dò chị em chúng tôi ở nhà phải chăm học, nghe lời bố, ăn uống đầy đủ... Lúc ấy chị em chúng tôi cũng buồn lắm, vì từ ngày lớn lên đến giờ tôi chưa phải xa mẹ lấy 01 ngày.

Mẹ ôm hôn chúng tôi vào lòng rồi mẹ vào đơn vị, nhìn mẹ đội mưa đi trong buổi chiều tối tôi rất thương mẹ. Lúc ấy tôi ước, giá như không có dịch bệnh thì mẹ tôi và những người đồng đội không phải vất vả như thế.

Là một học sinh của Trường Trung học cơ sở Sơn Tây, tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ tôi đều là bộ đội. Bố tôi là sĩ quan chính trị, còn mẹ tôi là bác sĩ quân y. Bố và mẹ tôi cùng công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. từ khi dịch Covid-19 hoành hành, những bác sĩ quân y như mẹ, và cả những chú bộ đội đều phải căng mình để tham gia chống dịch, họ quên ăn, quên ngủ để ngăn sự phát triển của dịch bệnh. Lúc ấy tôi cũng chưa hiểu nhiều lắm. Nhưng kể từ ngày mẹ tôi đi, tôi mới hiểu được sự vất vả của mẹ cũng như những người đồng đội trên tuyến đầu chống dịch. Mỗi tối, khi rảnh, mẹ đều gọi điện về hỏi thăm bố con tôi, nhìn mẹ trong bộ đồ bảo hộ, với lớp khẩu trang đến ngột ngạt và kín mít thì tôi hiểu sự vất vả và nguy hiểm đến mức nào, nhưng ánh mắt của mẹ vẫn sáng ngời và vững vàng niềm tin. Qua câu chuyện mẹ tôi kể, có rất nhiều đồng đội của mẹ vì quá sức mà ngất lên ngất xuống, vì chạy đua với việc chống dịch mà quên ăn quên ngủ.

Hằng ngày bố con chúng tôi quen có bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi nhớ những món ăn ngon do mẹ nấu, nhớ sự ân cần của mẹ chỉ bảo tôi học bài mỗi tối, nhớ tiếng mẹ mỗi sáng gọi chúng tôi dậy để chuẩn bị cho một ngày mới... nhưng nay mẹ đi làm nhiệm vụ, những công việc nhà lại do bàn tay của bố tôi quán xuyến tất cả. Thương bố, tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn.

Sau 1 tháng mẹ tôi vẫn chưa được về. Mỗi ngày tôi đều hỏi bố và theo dõi ti vi xem dịch bệnh đã giảm chưa, nhưng khi thấy tình hình vẫn phức tạp và bao đơn vị phải làm trại ngủ ngoài rừng để nhường chỗ cho bệnh nhân cách ly, bao chiến sĩ phải cắm chốt nơi giáp biên...tôi cũng lại thấy thương mẹ nhiều hơn, thấu hiểu và tự hào nhiều hơn. Cũng có lúc tôi hỏi mẹ: sao mẹ không xin về với chị em con, mẹ tôi cười và bảo: ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết phần ai? tôi lại thấy việc làm của mẹ và những đồng đội thật ý nghĩa và cao cả.

Hai tháng trôi qua cũng là lúc mẹ tôi được về. Ngày mẹ về chúng tôi như vỡ òa trong hạnh phúc, những nhọc nhằn và vất vả của mẹ như chợt tan biến khi mẹ ôm hai chị em chúng tôi vào lòng. Những giọt nước mắt của mẹ đã rơi trên gò má. Mẹ khóc vì nhiệm vụ đơn vị giao đã hoàn thành, mẹ khóc vì được về bên chúng tôi yên bình, mẹ khóc vì thương những người đồng đội của mẹ ở nhiều nơi còn đang oằn mình vất vả chống dịch. Mẹ khóc chúng tôi cũng khóc theo, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Nhưng tôi hiểu nếu còn dịch bệnh phức tạp thì việc mẹ tôi lại đi, những đồng đội của mẹ tôi còn nhiều vất vả, đó cũng là lẽ thường tình.

Kính thưa thầy cô, thưa các bạn!

Đây có lẽ là kỉ niệm tôi nhớ nhất và tự hào nhất về mẹ của tôi kể từ khi tôi lớn lên. Tôi luôn mong rằng, cả xã hội chung tay, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để mỗi gia đình được hạnh phúc bên nhau, để chúng ta-những học sinh lại được tung tăng cắp sách đến trường, để lại được nghe những bài cô giáo giảng, để lớn lên mỗi chúng ta luôn biết cảm ơn, trân trọng những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch hôm nay đã hy sinh cho cuộc sống thanh bình của ngày mai.

Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết
TL
7 tháng 5 2020 lúc 15:14

Các bạn làm cho mình đi mình cần gấp ai làm hay mình k cho

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KL
7 tháng 5 2020 lúc 15:43

Khi con nghỉ học tránh dịch Covid-19  nếu biết tận dụng thì chính thời gian này, cha mẹ và con cái có những kỷ niệm khó phai, con làm thêm được việc mới,  có ý nghĩa dù nhỏ.

Con trai tôi lớp 7 đã biết nấu ăn từ lâu, nhóc nhỏ lớp 3 thì chưa nhưng thỉnh thoảng được cha mẹ hướng dẫn. Việc nấu cơm chua bao giờ tự làm, thế nhưng những ngày nghỉ vừa qua, con đã nấu hai bữa cơm. Hai bữa cơm không hoàn hảo, một bữa nhão, một bữa khô nhưng tôi lại động viên con cứ làm, từ từ rồi sẽ quen. Những ngày qua, nhóc em đã nấu cơm “sành” hơn, đó cũng là niềm vui khi “con lớn hơn từng ngày trong mùa ... dịch”.

Trong khi đó, một giảng viên ở khu vực Tậy Nguyên kể: “Con gái tôi năm nay đang học lớp 4. Con có “tâm hồn ăn uống” nên đã biết làm được vài món đơn giản nhưng trong năm học do con học ngày 2 buổi nên ít khi có thời gian để tự vào bếp. Tranh thủ dịp nghỉ dài ngày hiếm hoi này, tôi cho con tự làm những món mà con thích. Vậy là con hào hứng làm món trứng ốp la ăn với bánh mì vào buổi sáng. Con không chỉ làm cho mình mà còn làm cả cho em và mẹ. Khi mấy đứa nhỏ trong xóm đến chơi, con lại khoe mình đã biết làm trứng ốp la cho cả nhà. Nhìn vẻ mặt con lúc ấy, tôi thấy vui vì mình đã để con có cơ hội trổ tài. Ôn bài kiểu này, con chẳng kêu chán chút nào!”.

Nghỉ học tránh dịch Covid-19, con đã biết nấu cơm ! - ảnh 1

Các "cầu thủ" nhí đeo khẩu trang chuẩn bị đá bóng

THÁI HOÀNG

Có nhiều thời gian cho sách, hoạt động thể lực

Con thích đi đọc sách ở thư viện nên cứ hè đến là lại đòi mẹ chở đi 3, 4 lần/tuần. Vì hạn chế đến nơi đông người nên thay vì đến phòng đọc thiếu nhi, tôi mượn sách về nhà cho con đọc. Thay vì mượn truyện, tôi chọn cho con mấy cuốn sách kỹ năng sống để xem thái độ con thế nào. Con tỏ ra rất thích thú và đọc ngấu nghiến chỉ trong 1 ngày là xong 1 cuốn. Đọc xong con đọc lại lần 2. Con còn hý hoáy viết lại một vài chỉ dẫn mà con thích rồi đố mẹ.

Nghĩ lại thì kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19 này giống như kỳ nghỉ hè sớm của con. Con được chơi với em, xem hoạt hình với em, được đọc nhiều sách, làm món ăn con thích, ngủ muộn hơn, dậy muộn hơn và nhiều điều thú vị khác nữa.

Ôn bài trong sách giáo khoa chỉ là một phần nhỏ trong những ngày nghỉ tránh dịch Covid-19 của con. Nhờ đó con được làm những điều con yêu thích. Nhờ bị đứt tay khi cắt rau, bị dầu bắn khi làm món trứng ốp la, con hiểu hơn giá trị của món ăn mà bố mẹ đã vất vả dành cho con.

Những ngày nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, những đứa trẻ trong khu phố tôi ở vẫn thường tập trung trước sân nhà tôi đá bóng, ném bóng và những trò chơi trẻ con khác. Những ngày này, đường thông thoáng là dịp để trẻ con vận động nhiều hơn, vừa rèn luyện sức khỏe vừa chống virus khi thỏa thích hoạt động giữa cái nắng, cái gió.

Ấn tượng nhất là sự xuất hiện những  đứa trẻ vừa mang khẩu trang vừa đá bóng. Để phòng chống virus corona, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường nhắc nhở con ra đường đeo khẩu trang nên  "cầu thủ" nhí  đeo khẩu trang đá bóng trở thành điều ấn tượng khó phai trong những ngày trẻ  nghỉ học phòng dịch Covid-19 ở khu phố tôi.

Tạo sân chơi cho các con trong dịp nghỉ để phòng tránh  dịch, cũng là dịp dạy những đứa trẻ ít nhiều về việc phòng tránh virus và vệ sinh cá nhân hằng ngày.

 Kỳ nghỉ  học tránh dịch Covid-19 bất đắc dĩ này hóa ra cũng đem lại khá nhiều lợi ích mà mẹ chưa từng nghĩ đến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
7 tháng 5 2020 lúc 16:12

Cô ơi cháu là học sinh ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa