nêu tác dụng nghệ thuật 2 câu đầu
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên ( từ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ... cháo hoa )
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công trong đoạn trích là: " so sánh " - Đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh gây ấn tượng, tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật, tăng sức thuyết phục,...
+ Biện pháp so sánh nhấn mạnh vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao qua cách ăn mặc của Người.
+ Biện pháp so sánh đã thể hiện rõ tình cảm, thái độ kính yêu, tự hào, cảm phục đối với phong cách Hồ Chí Minh.
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê - Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
+ Nhấn mạnh sự giản dị, đảm bạc, qua từng bữa ăn, tư trang, trang phục của Bác, đó là sự kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Em hãy phân tích câu ca dao sau:
"Thân em như tấm lụa đào
Sa vô nhà nớ, ngẩng đầu sao nên."
(Mn chỉ ra đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của nghệ thuật đó trong câu ca dao là được nha)
iw mn
moaz moaz
Liệt kê những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản theo sơ đồ sau và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản theo sơ đồ sau và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó trong việc biểu đạt tình ̣cảm của con người với mùa xuân
Biện pháp nghệ thuật
Từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp
Hình ảnh liên tưởng sóng đôi
Điệp ngư
Thái Thùy Linh:Bạn vào link này nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/137244.html
1.tác giả dùng nghệ thuật gì trong câu thơ 2,3,4,5,6,7 tác dụng của nó ?
2.câu thơ cuối có chi tiết nào đáng chú ý ?
3.câu thơ cuối khẳng định điề gì về tình bạn ?
4.nêu đặc sắc và nội dung nghệ thuật của bài thơ ?
câu3
Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
2)Chi tiết:
Bác đến chơi đây ta với ta
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng trong câu: " Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi"
Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :
+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
* Tác dụng :
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả
Ngoài biện pháp liệt kê, văn bản "Sống chết mặc bay" còn có biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Tham Khảo !
Phép tương phản, tăng cấp:
Tác dụng: Nghệ thuật tương phản, tăng cấp nhằm tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu thế của thế đê và thế nước; nó còn có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ phê phán tên quan phủ "lòng lang dạ thú", "vô trách nhiệm đến phi nhân tính" và bày tỏ niềm cảm thông, thương xót
Tham khảo
- Biện pháp liệt kê:
+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.
--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.
+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,
... --> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân
+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn -
-> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.
- Biện pháp so sánh:
+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê
--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê +
như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh
--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân
Tham khảo:
Biện pháp so sánh:
+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê. Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê
+ như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh. Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân
Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?
So sánh tiếng suối với tiếng hát
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”:
- Tái hiện khung cảnh tự do, hào hùng của dân tộc khi giành thắng lợi.
- Thể hiện tinh thần phấn khởi, sung sướng của nhà thơ tràn ngập trên mọi nẻo đường của đất nước.
- Làm tăng sức biểu cảm cho bài thơ.
Gọi tên, chỉ ra , tác dụng của nghệ thuật trong các câu in đậm.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
có biện pháp đảo ngữ ở tiều vài chú và chợ mấy nhà
- Nghệ thuật đảo ngữ.
- Sử dụng từ láy tượng hình: lom khom, lác đác.
BPNT:
+Sử dụng từ láy gợi hình:Lác đác,lom khom
->Gợi cảnh vật,con ngừi thưa thớt,tiêu điều
+Đảo trật tự cú pháp:
Thanh điệu:Lom khom dưới núi ,tiều vài chú(B-B-T-T-B-B-T)
Lác đác bên sông chợ mấy nhà(T-T-B-B-T-T-B)
Vị trí Chủ-Vị bị đảo
+Phép đối chuẩn: Lác đác><Lom khom và Dưới núi><Bên sông