những chuyển biến Kinh Tế Xã Hội ở Việt Nam
Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và xã hội đó như thế nào?
* Chuyển biến về kinh tế
- Chuyển biến tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.
+ Cùng với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
+ Hình thành các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ lớn,...), các trung tâm công nghiệp mới (Nam Định, Bến Thủy, Hòn Gai...),...
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn.
+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên, nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân Pháp.
+ Thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác thuộc địa, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm, phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.
* Chuyển biến về xã hội
- Các giai cấp cũ trong xã hội (địa chủ phong kiến và nông dân) có sự phân hóa sâu sắc:
+ Một bộ phận địa chủ cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước, chống Pháp khi có điều kiện.
+ Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn.
- Trong xã hội xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới:
+ Sự phát triển của nền công, thương nghiệp thuộc địa, dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Công nhân và gia đình họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh. Ở đầu thế kỉ XX, lực lượng công nhân Việt Nam còn ít (khoảng 10 vạn người); mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế (tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc,...); ngoài ra họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
+ Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và ngày càng phát triển về số lượng. Cuộc sống của tiểu tư sản tuy có phần dễ chịu hơn công nhân, nông dân và dân nghèo thành thị, song vẫn bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, lại sớm được tiếp thu với những tư tưởng tiến bộ (nhất là bộ phận giáo viên, học sinh, sinh viên,...), nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Tầng lớp tư sản ra đời. Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động yêu nước.
- Các sĩ phu yêu nước cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ bắt đầu tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở đầu thế kỉ XX.
* Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội:
- Chuyển biến về kinh tế là tiền đề của chuyển biến xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc.
- Dưới nền kinh tế phong kiến lạc hậu mới du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phát triển một cách ì ạch, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành trong xã hội Việt Nam chưa thể lớn mạnh, đủ sức đứng ra cầm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã
A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp đã
A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
Trình bày sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt nam đầu thế kỉ XX. Nhật xét về sự chuyển biến đó. Tính chất xã hội Việt Nam thời kì này là gì? Hãy chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong thời kì này.
Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Đầu thế kỉ XX, Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt nam có những chuyển biến về kinh tế và xã hội:
- Kinh tế:
+ Khai thác tài nguyên, lập đồn điền, khai thác mỏ...
+ Xây dựng hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thủy, hải cảng...
+ Xây dựng nhà máy, cơ sở công nghiệp,...
Chính sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu thay đổi, kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc.
- Xã hội:
+ Cơ cấu xã hội biến đổi: xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản...
+ Sĩ phu Nho học có chuyển biến về tư tưởng chính trị.
+ Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thông tin về tình hình chính trị thế giới xâm nhập vào Việt Nam:
Phong trào cải cách ở Trung Quốc
Tư tưởng của Cách mạng Pháp.
Ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị.
* Nhận xét về sự chuyển biến:
- Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp dẫn đến sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt nam.
- Ảnh hưởng của sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam của trào lưu tư tưởng, tư sản từ bên ngoài làm xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
* Tính chất của xã hội Việt Nam thời kì này là thuộc địa nửa phong kiến.
* Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thời kì này:
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt nam với thực dân Pháp và bọn tay sai.
Những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam dưới tác động chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ?
- Những chuyển biến mới về kinh tế :
Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư kỹ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Kinh tế Đông Dương vẫn lệ thuộc kinh tế Pháp và là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
- Sự chuyển biến giai cấp ở Việt Nam và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của từng giai cấp:
Giai cấp địa chủ phong kiến, tiếp tục phân hóa thành hai bộ phận là đại địa chủ và địa chủ vừa và nhỏ. Một bộ phận không nhỏ địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, phá sản không lối thoát,họ mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc phong kiến tay sai, là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tư sản Việt Nam, số lượng ít, bị tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu, dần dần phân hoá thành hai bộ phận : Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc và là thế lực phản cách mạng. Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc dân chủ.
Giai cấp tiểu tư sản, phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Giai cấp công nhân, ngày càng phát triển, bị thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ bóc lột. Có quan hệ tự nhiên và gắn bó với nông dân, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản... nhanh chóng trở thành lực lượng mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn xã hội diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt.
Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam
Đáp án cần chọn là: D
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có mối quan hệ như thế nào?
A. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến về xã hội tích cực.
B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
C. Chuyển biến về kinh tế dẫn tới những tác động xấu về mặt xã hội.
D. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế.
Đáp án B
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thé nào?
A. Chuyển biến về kinh tế dẫn theo những tác động xấu về mặt xã hội
B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực
C. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế
D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội
Phương pháp: sgk 11 trang 138.
Cách giải:
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Chọn đáp án: D
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có mối quan hệ như thế nào?
A. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến về xã hội tích cực
B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
C. Chuyển biến về kinh tế dẫn tới những tác động xấu về mặt xã hội.
D. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế.
Đáp án B
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.