tham khảo
. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
a) Hoàn cảnh
- Sau CTTG I, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Véc xai - Oasinhtơn.
- Chiến tranh đã để lại hậu quả nghiêm trọng, nước Pháp bị thiệt hại năng nề nhất với 1,4 triệu người chết, thiệt hai vật chất gần 200 tỉ Phrăng.
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời
=> Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.
b) Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp
- Ở Đông Dương, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai từ sau CTTG I (1914 - 1918) đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
- Đặc điểm: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. (giảm tải)
a) Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp:
- Về chính trị:
+ Thực hiện các chính sách "chia để trị"; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Tăng cường bộ máy quâ sự, cảnh sát, nhà tù, mật thám,...
+ Thực hiện một số cải cách chính trị - hành chính.
- Về văn hóa: thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội,…
- Về giáo dục: hạn chế mở trường học; xuất bản các sách báo để tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
b) Hậu quả từ những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp:
- Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.
- Trói buộc, kìm hãm nhân dân Việt Nam trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi.
- Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây vào Việt Nam dẫn tới tình trạng lai căng về văn hóa, lối sống....
Hình ảnh người Việt Nam xưa hút thuốc phiện
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
a) Chuyển biến về kinh tế:
- Xuất hiện yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi các ngành kinh tế.
- Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phục thuộc chặt chẽ vào Pháp.
Thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX
b) Chuyển biến về xã hội
- Giai cấp cũ:
+ Địa chủ: phân hóa thành 2 bộ phận: đại địa chủ: trở thành đối tượng của cách mạng; địa chủ vừa và nhỏ: có thể trở thành lực lượng cách mạng
+ Nông dân: Bị bần cùng hóa. Đây là lực lượng đông đảo của cách mạng, có mâu thuẫn gay gắt với địa chủ và đế quốc.
- Giai cấp mới:
+ Tư sản: 2 bộ phận: tư sản mại bản: gắn chặt quyền lợi với Pháp => trở thành đối tượng cách mạng; tư sản dân tộc: có tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng
+ Tiểu tư sản tri thức: trở thành lực lượng cho cách mạng
+ Công nhân: phát triển nhanh về số lượng, gắn bó với nông dân, có kỷ luật lao động cao. Trở thành lực lượng tiên phong cho cách mạng.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm phân hóa xã hội Việt Nam sâu sắc. Xã hội hình thành hai mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn giai cấp: địa chủ >< nông dân, Tư sản >< Công nhân.
- Mâu thuẫn dân tộc (cơ bản nhất): toàn thể nhân dân Việt Nam >< thực dân Pháp
=> Nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.