tìm đa thức f(x)=x^2+ax+b, biết khi chia f(x) cho x+1 dư 6, khi chia cho x-2 dư 3
tìm đa thức f(x) = x^2+ax+b, biết rằng khi chia f(x) cho x+1 thì dư là 6 , còn chia cho x-2 thì dư là 3
Chia f(x) cho x+1 thì dư 6 => \(f\left(x\right)-6⋮x+1\)
hay \(x^2+ax+b-6⋮x+1\)
Làm tính chia đa thức ta được: \(\left(x^2+ax+b-6\right):\left(x+1\right)=x-1+a\)
và dư ra \(b-a-5\)
Mà phép tính trên chia hết \(\Rightarrow b-a-5=0\Leftrightarrow b-a=5\)(1)
Tương tự: \(x^2+ax+b-3⋮x-2\)
Ta có: \(\left(x^2+ax+b-3\right):\left(x-2\right)=x+2+a\)
dư ra \(2a+b+1\). Phép chia chia hết \(\Leftrightarrow2a+b+1=0\Leftrightarrow2a+b=-1\)(2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow2a+b-\left(b-a\right)=-1-5\)
\(\Leftrightarrow2a+b-b+a=-6\)
\(\Leftrightarrow3a=-6\Rightarrow a=-2\)
\(\Rightarrow b=3\)
Thay \(a=-2,b=3\)vào \(f\left(x\right):\)
\(f\left(x\right)=x^2-2x+3\)
Vậy...
biết rằng đa thức f(x) khi chia cho x-2 có số dư 6067, khi chia cho x+3 có số dư -4043. Tìm đa thức dư khi f(x) chia cho x2+x-6
Lời giải:
Gọi đa thức dư khi lấy $f(x)$ chia cho $x^2+x-6$ là $ax+b$ với $a,b\in\mathbb{R}$, $Q(x)$ là đa thức thương.
Theo bài ra ta có:
$f(2)=6067$
$f(-3)=-4043$
$f(x)=(x^2+x-6)Q(x)+ax+b=(x-2)(x+3)Q(x)+ax+b$
Cho $x=2$ thì:
$f(2)=0.Q(2)+2a+b=2a+b$
$\Leftrightarrow 6067=2a+b(1)$
Cho $x=-3$ thì:
$f(-3)=0.Q(-3)-3a+b=-3a+b$
$\Leftrightarrow -4043=-3a+b(2)$
Từ $(1); (2)\Rightarrow a=2022; b=2023$
Vậy đa thức dư là $2022x+2023$
a) Tìm đa thức f(x) = x2 + ax + b , biết khi chia f(x) cho x + 1 thì dư là 6, còn khi chia cho x – 2 thì dư là 3
b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x.(x – 3)
giải chi tiết ra nhé
a)tìm đa thức f(x)=x^2+ax+b, biết khi chia f(x) cho x+1 thì dư là 6 còn khi chia cho x-2 thì dư là 3
b)tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A=x.(x-3)
c) tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A=x.(2x-3)
tìm đa thức f(x) = x^2+ax+b, biết rằng khi chia f(x) cho x+1 thì dư là 6 , còn chia cho x-2 thì dư là 3
Lời giải:
Áp dụng định lý Bê-du về phép chia đa thức ta có:
\(\left\{\begin{matrix} f(-1)=6\\ f(2)=3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 1-a+b=6\\ 4+2a+b=3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=-2\\ b=3\end{matrix}\right.\)
Vậy đa thức $f(x)$ là $x^2-2x+3$
xác định hằng số a, b để đa thức f(x) = 2x^3+ax+b chia cho x+1 dư -6 , khi chia f(x) cho x-2 dư 21
Biết rằng một đa thức f(x) chia hết cho (x-a) khi và chỉ khi f(a)=0. Hãy tìm các giá trị của m, n, k sao cho:
a. Đa thức f(x)=x^3+mx^2+nx+2 chia cho x+1 dư 5, chia cho x+2 dư 8.
b. Đa thức f(x)=x^3+mx+n chia cho x+1 thì dư 7, chia cho x-3 thì dư -5.
c. Đa thức f(x)=mx^3+nx^2+k chia hết cho x+2, chia cho x^2-1 thì dư x+5.
a) Ta có f(x) - 5 \(⋮\)x + 1
=> x3 + mx2 + nx + 2 - 5 \(⋮\)x + 1
=> x3 + mx2 + nx - 3 \(⋮\)x + 1
=> x = - 1 là nghiệm đa thức
Khi đó (-1)3 + m(-1)2 + n(-1) - 3 = 0
<=> m - n = 4 (1)
Tương tự ta được f(x) - 8 \(⋮\)x + 2
=> x3 + mx2 + nx - 6 \(⋮\) x + 2
=> x = -2 là nghiệm đa thức
=> (-2)3 + m(-2)2 + n(-2) - 6 = 0
<=> 2m - n = 7 (2)
Từ (1)(2) => HPT \(\left\{{}\begin{matrix}m-n=4\\2m-n=7\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m=3\\n=-1\end{matrix}\right.\)
Vậy đa thức đó là f(x) = x3 + 3x2 - x + 2
b) f(x) - 7 \(⋮\)x + 1
=> x3 + mx + n - 7 \(⋮\) x + 1
=> x = -1 là nghiệm đa thức
=> (-1)3 + m(-1) + n - 7 = 0
<=> -m + n = 8 (1)
Tương tự ta được : x3 + mx + n + 5 \(⋮\)x - 3
=> x = 3 là nghiệm đa thức
=> 33 + 3m + n + 5 = 0
<=> 3m + n = -32 (2)
Từ (1)(2) => HPT : \(\left\{{}\begin{matrix}3m+n=-32\\-m+n=8\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4m=-40\\-m+n=8\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m=-10\\n=-2\end{matrix}\right.\)
Vậy f(x) = x3 - 10x -2
1,Cho đa thức bậc 4 f(x) biết f(1)=f(2)=f(3)=0, f(4)=6 và f(5)=72. Tìm dư f(2010) khi chia cho 10
2,Cho đa thức bậc 4 f(x) có hệ số bậc cao nhất bằng 1 và f(1)=10,f(2)=20 và f(3)=30. Tính f(10)+f(-6)
3,Tìm đa thức f(x) biết rằng f(x) chia cho x-3 thì dư 2, f(x) chia cho x+4 thì dư 9 còn f(x) chia cho x^2+x-12 thì được thương là x^2+3 và còn dư.
1. Xác định a,b,c sao cho
\(2x^4+ax^2+bx+c\text{⋮}x-2\)
cọn khi chia cho \(x^2-1\) thì dư 2x
2. Tìm đa thức f(x), biết f(x) :x-3 thì dư 2; f(x) :x+4 thì dư 9; còn f(x) :\(x^2+x-12\) được thương \(x^2+3\) và còn dư
Bài 1:
\(2x^4+ax^2+bx+c⋮x-2\\ \Leftrightarrow2x^4+ax^2+bx+c=\left(x-2\right)\cdot a\left(x\right)\)
Thay \(x=2\Leftrightarrow32+4a+2b+c=0\Leftrightarrow4a+2b+c=-32\left(1\right)\)
\(2x^4+ax^2+bx+c:\left(x^2-1\right)R2x\\ \Leftrightarrow2x^4+ax^2+bx+c=\left(x-1\right)\left(x+1\right)\cdot b\left(x\right)+2x\)
Thay \(x=1\Leftrightarrow2+a+b+c=2\Leftrightarrow a+b+c=0\left(2\right)\)
Thay \(x=-1\Leftrightarrow2+a-b+c=-2\Leftrightarrow a-b+c=-4\left(3\right)\)
Từ \(\left(1\right)\left(2\right)\left(3\right)\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4a+2b+c=-32\\a+b+c=0\\a-b+c=-4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-\dfrac{34}{3}\\b=2\\c=\dfrac{28}{3}\end{matrix}\right.\)
Bài 2:
Do \(f\left(x\right):x^2+x-12\) được thương bậc 2 nên dư bậc 1
Gọi đa thức dư là \(ax+b\)
Vì \(f\left(x\right):x^2+x-12\) được thương là \(x^2+3\) và còn dư nên
\(f\left(x\right)=\left(x^2+x-12\right)\left(x^2+3\right)+ax+b\\ \Leftrightarrow f\left(x\right)=\left(x+4\right)\left(x-3\right)\left(x^2+3\right)+ax+b\)
Thay \(x=3\Leftrightarrow f\left(3\right)=3a+b\)
Mà \(f\left(x\right):\left(x-3\right)R2\Leftrightarrow f\left(3\right)=2\Leftrightarrow3a+b=2\left(1\right)\)
Thay \(x=-4\Leftrightarrow f\left(-4\right)=-4a+b\)
Mà \(f\left(x\right):\left(x+4\right)R9\Leftrightarrow f\left(-4\right)=9\Leftrightarrow-4a+b=-9\left(2\right)\)
Từ \(\left(1\right)\left(2\right)\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3a+b=2\\-4a+b=9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-1\\b=5\end{matrix}\right.\)
Do đó \(f\left(x\right)=\left(x^2+x-12\right)\left(x^2+3\right)-x+5\)
\(\Leftrightarrow f\left(x\right)=x^4+3x^2+x^3+3x-12x^2-36-x+5\\ \Leftrightarrow f\left(x\right)=x^4+x^3-9x^2+2x-31\)