Hòa tan 4,05 gam Al vào dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành
Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m – 0,8) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
A. m + 14,2
B. m +28,4
C. m + 42,6
D. m + 71
Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m - 2) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
A. m + 34,5
B. m + 35,5
C. m + 69
D. m + 71
Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi ngừng thoát khí thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành.
A. 71,2 gam.
B. 80,1 gam.
C. 16,2 gam.
D. 14,4 gam.
Chọn đáp án B
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑. Bảo toàn khối lượng:
mAl + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng + mH2.
⇒ mtăng = mdung dịch sau – mdung dịch HCl = mAl – mH2 = 14,4(g).
Mặt khác, nH2 = 1,5.nAl ||⇒ giải hệ có: nAl = 0,6 mol; nH2 = 0,9 mol.
► mmuối = 0,6 × 133,5 = 80,1(g) ⇒ chọn B.
dễ thế , đi copy trang khác xong vô paste lại là xong bạn nhỉ?
Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi ngừng thoát khí thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành.
A. 71,2 gam.
B. 80,1 gam.
C. 16,2 gam.
D. 14,4 gam.
Chọn đáp án B
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑. Bảo toàn khối lượng:
mAl + mdung dịch HCl = mdung dịch sau phản ứng + mH2.
⇒ mtăng = mdung dịch sau – mdung dịch HCl = mAl – mH2 = 14,4(g).
Mặt khác, nH2 = 1,5.nAl ||⇒ giải hệ có: nAl = 0,6 mol; nH2 = 0,9 mol.
► mmuối = 0,6 × 133,5 = 80,1(g) ⇒ chọn B.
dễ thế , đi copy trang khác xong vô paste lại là xong bạn nhỉ?
Thả 11,2 gam sắt vào dung dịch HCl 7,3%.
a. Tính khối lượng dung dịch axit tối thiểu cần dùng để hòa tan hết lượng sắt trên
b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng nếu lượng axit tham gia phản ứng vừa đủ.
d. Cho 11,2 gam sắt vào 300 gam dung dịch HCl 7,3%. Hỏi sau phản ứng, dung dịch có những chất gì? Nồng độ phần trăm của mỗi chất là bao nhiêu?
Thả 11,2 gam sắt vào dung dịch HCl 7,3%.
a. Tính khối lượng dung dịch axit tối thiểu cần dùng để hòa tan hết lượng sắt trên
b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng nếu lượng axit tham gia phản ứng vừa đủ.
d. Cho 11,2 gam sắt vào 300 gam dung dịch HCl 7,3%. Hỏi sau phản ứng, dung dịch có những chất gì? Nồng độ phần trăm của mỗi chất là bao nhiêu?
Số mol của sắt
nFe = \(\dfrac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\dfrac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)
Pt : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2\(|\)
1 2 1 1
0,2 0,4 0,2 0,2
a) Số mol của axit clohidric
nHCl = \(\dfrac{0,2.2}{1}=0,4\left(mol\right)\)
Khối lượng của axit clohidric
mHCl= nHCl . MHCl
= 0,4 . 36,5
= 14,6 (g)
Khối lượng của dung dịch axit clohidric cần dùng
C0/0HCl = \(\dfrac{m_{ct}.100}{m_{dd}}\Rightarrow m_{dd}=\dfrac{m_{ct}.100}{C}=\dfrac{14,6.100}{7,3}=200\left(g\right)\)
b) Số mol của muối sắt (II) clorua
nFeCl2 = \(\dfrac{0,4.1}{2}=0,2\left(mol\right)\)
Khối lượng của sắt (II) clorua
mFeCl2= nFeCl2 . MFeCl2
= 0,2 . 127
= 25,4 (g)
Khối lượng của dung dịch sau phản ứng
mdung dịch sau phản ứng = mFe + mHCl - mH2
= 11,2 + 200 - ( 0,2 .2)
= 210,8 (g)
c) Nồng độ phần trăm của muối sắt (II) clorua
C0/0FeCl2 = \(\dfrac{m_{ct}.100}{m_{dd}}=\dfrac{25,4.100}{210,8}=12,05\)0/0
d) Số mol của sắt
nFe = \(\dfrac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\dfrac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)
Khối lượng của axit clohidric
C0/0HCl = \(\dfrac{m_{ct}.100}{m_{dd}}\Rightarrow m_{ct}=\dfrac{C.m_{dd}}{100}=\dfrac{7,3.300}{100}=21,9\left(g\right)\)
Số mol của axit clohidric
nHCl = \(\dfrac{m_{HCl}}{M_{HCl}}=\dfrac{21,9}{36,5}=0,6\left(mol\right)\)
Pt : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2\(|\)
1 2 1 1
0,2 0,6 0,3 0,3
Lập tỉ số so sánh : \(\dfrac{0,2}{1}< \dfrac{0,6}{2}\)
⇒ Fe phản ứng hết , HCl dư
⇒ Tính toán dựa vào số mol của Fe
Sau phản ứng thu được muối FeCl2 và dung dịch HCl còn dư
Số mol của sắt (II) clorua
nFeCl2 = \(\dfrac{0,6.1}{2}=0,3\left(mol\right)\)
Khối lượng của sắt (II) clorua
mFeCl2 = nFeCl2 . MFeCl2
= 0,3 . 127
= 38,1 (g)
Số mol dư của dung dịch axit clohidric
ndư = nban đầu - nmol
= 0,6 - (0,2 . 2)
= 0,2 (mol)
Khối lượng dư của dung dịch axit clohidric
mdư = ndư. MHCl
= 0,2 . 36,5
= 7,3 (g)
Khối lượng của dung dịch sau phản ứng
mdung dịch sau phản ứng = mFe + mHCl - mH2
= 11,2 + 300 - (0,3 . 2)
= 310,6 (g)
Nồng độ phần trăm của sắt (II) clorua
C0/0FeCl2 = \(\dfrac{m_{ct}.100}{m_{dd}}=\dfrac{38,1.100}{310,6}=12,27\)0/0
Nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohdric
C0/0HCl = \(\dfrac{m_{ct}.100}{m_{dd}}=\dfrac{7,3.100}{310,6}=2,35\)0/0
Chúc bạn học tốt
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng tăng lên so với ban đầu (m – 2) gam. Khối lượng (gam) muối clorua tạo thành trong dung dịch là
A. m +71.
B. m + 36,5.
C. m + 35,5.
D. m + 73.
a, Hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng 10,5 gam hòa tan X vào nước x tan hết tạo thành dung dịch A Cho từ từ HCl vào dung dịch A lúc đầu cho kết tủa thì khi thể tích HCl 1M vào là 100 ml thìa bắt đầu kết tủa Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong x. b, Một hỗn hợp y gồm K Al trộn 10,5 gam X với 9,3 gam y được hỗn hợp Z cho Z tan hết trong nước được dung dịch B. Thêm 1 giọt dd HCl vào B thì đã xuất hiện kết tủa Tính khối lượng KL trong y.
a) Đặt nK = a và nAl = b ta có:
39a + 27b = 10,5 (1)
\(K+H_2O\rightarrow KOH+\dfrac{1}{2}H_2\)
a............................a
\(Al+KOH+H_2O\rightarrow KAlO_2+\dfrac{3}{2}H_2\)
b...........b...............................b
Thêm từ từ HCl vào dd A lúc đầu không có kết tủa do HCl trung hòa KOH dư:
\(HCl+KOH\rightarrow KCl+H_2O\)
(a-b)<-----(a-b)
Khi HCl trung hòa hết KOH dư thì xuất hiện kết tủa:
KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + KCl
Để trung hòa hết KOH cần: 0,1. 1 = 0,1 mol HCl
a – b = nHCl = 0,1 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: a = 0,2 và b = 0,1
=> \(\%m_K=\dfrac{0,2.39}{10,5}=74,29\%\); \(\%m_{Al}=25,71\%\)
Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Zn và Al vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được 9,52 lít H2 (đktc).
a/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 13 gam + 4,05 gam
b/ Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng. 0,4M + 0,3M + 0,3M
c/ Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng, biết dung dịch HCl ban đầu có khối lượng riêng là 1,05 g/ml. 5,03
a, PT: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
Gọi: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Zn}=x\left(mol\right)\\n_{Al}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) ⇒ 65x + 27y = 17,05 (1)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{9,52}{22,4}=0,425\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{H_2}=n_{Zn}+\dfrac{3}{2}n_{Al}=x+\dfrac{3}{2}y=0,425\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Zn}=0,2\left(mol\right)\\n_{Al}=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Zn}=0,2.65=13\left(g\right)\\m_{Al}=0,15.27=4,05\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
b, Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{ZnCl_2}=n_{Zn}=0,2\left(mol\right)\\n_{AlCl_3}=n_{Al}=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}C_{M_{ZnCl_2}}=\dfrac{0,2}{0,5}=0,4\left(M\right)\\C_{M_{AlCl_3}}=\dfrac{0,15}{0,5}=0,3\left(M\right)\end{matrix}\right.\)
c, Ta có: m dd HCl = 1,05.500 = 525 (g)
m dd sau pư = mhh + m dd HCl - mH2 = 541,2 (g)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}C\%_{ZnCl_2}=\dfrac{0,2.136}{541,2}.100\%\approx5,03\%\\C\%_{AlCl_3}=\dfrac{0,15.133,5}{541,2}.100\%\approx3,7\%\end{matrix}\right.\)