Nêu phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Khái niệm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện .Cho ví dụ.So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
a.Khái niệm:
-Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập (là loại phản xạ lập tức xảy ra ngay sau khi có kích thích mà không cần có thêm một điều kiện nào khác).
-Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện( là loại phản xạ để xảy ra được khi kèm theo có kích thích phải có một điều kiện nào đó).
b.Ví dụ so sánh t/c của PXCĐK và PXKCĐK:
-PXCĐK: vd: mọi em bé khi sinh ra đều có phản xạ mút môi khi có vật chạm vào môi.
-PXKCĐK: vd: cùng một công cụ luyện tập nhưng các con chó được tập luyện theo các mục đích khác nhau và về sau sẽ có phản xạ khác nhau.
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Mỗi lọa nêu một ví dụ
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Ví dụ: khóc, cười, …
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, …
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
Ví dụ: khóc, cười, …
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, …
- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Tham khảo 1 số VD:
STT | Ví dụ | Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
1 | Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại. | x | |
2 | Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra. | x | |
3 | Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ. | x | |
4 | Trời rét, môi tím ngắt, người run cầm cập và sởn gai ốc. | x | |
5 | Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học. | x | |
6 | Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa. | x |
Dựa vào bảng 13.2, nêu đặc điểm của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Đặc điểm của phản xạ không điều kiện:
+ Bẩm sinh, di truyền
+ Mang tính đặc trưng cho loài
+ Rất bền vững
+ Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng
+ Số lượng có giới hạn
- Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
+ Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể
+ Có tính chất cá thể
+ Không bền vững
+ Được hình thành với tác nhân bất kì
+ Số lượng không giới hạn
Thế nào là phản xạ không điều kiện ? Cho ví dụ ? Nêu điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện ?
Thế nào là phản xạ không điều kiện ?
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có,không cần học tập
Cho ví dụ ?
- Ví dụ phản xạ không điều kiện: Tay chạm phải vật nóng thì rụt tay lại
Nêu điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện ?
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Trong đó kích thích có điều kiện xảy ra trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn
- Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần
- Khái niệm: là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Ví dụ: Khóc khi bị đau do ngã.
- Điều kiện hình thành:
+ Chịu các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện đến từ môi trường.
+ Phản xạ được hình thành sẵn ngay từ khi sinh ra hoặc do di truyền.
Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Cả 5 phát biểu đúng. ¦ Đáp án A.
(1) đúng.
(2) đúng. Vì phản xạ có điều kiện thường trả lời lại nhiều kích thích đồng thời nên cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin, phối hợp các cơ quan để cùng trả lời.
(3) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập và rèn luyện nên số lượng tùy thuộc vào khả năng học tập.
(4) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập vè rèn luyện, cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin. Động vật bậc thấp có hệ thần kinh kém phát triển, tuổi thọ thấp không có nhiều thời gian để học tập.
(5) đúng. Vì phản xạ không điều kiện có tính di truyền, bẩm sinh nên rất bền vững còn phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập nên dễ mất đi nếu không rèn luyện.
so sánh tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Mỗi tính chất nêu một ví dụ
Tính chất của phản xạ không điều kiện | Tính chất của phản xạ có điều kiện |
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 2. Bẩm sinh. 3. Bền vững 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 5. Số lượng hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản 7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống | 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện đã được kết hợp với kích thích không điều kiện mật số lần) 2. Hình thành trong đời sống (do học tập) 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất cá thể, không di truyền 5. Số lượng không hạn định 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não. |
Ví dụ:
PXCDK: nhìn thấy đèn đỏ thì dừng lại
PXKDK: trời nóng thì đổ mồ hôi
Nêu quan hệ giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? vì sao có hiện tượng ức chế tắt dần?
Mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện ѵà phản xạ có điều kiện: Kết hợp giữa kích thích có điều kiện ѵà không điều kiện lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành nên phản xạ có điều kiện.
Nêu điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa của ức phản xạ có điều kiện?
Tham khảo
-Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện
+Khi có ánh sáng, ở con chó thí nghiệm sẽ tiết nước bọt mà không cần phải có thức ăn (I.P. Paplop). Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn.
-Ức chế phản xạ có điều kiện
+Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi. - Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện: Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. Hình thành các thói quen tập tính tốt.
So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Nêu mối quan hệ giữa chúng. Giúp vs ạ
Tham khảo:
* Giống nhau : Đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường
* Khác nhau:
Tính chất | Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
Tính chất bẩm sinh | Có tính chất bẩm sinh: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở | Được xây dựng trong quá trình sống: con chó từ nhỏ được nuôi bằng sữa sẽ không có phản ứng gì với thịt. Phản xạ này không di truyền |
Tính chất loài | Có tính chất loài: khi gặp nguy hiểm con mèo gù lưng, nhím cuộn mình chĩa lông ra. | Có tính chất cá thể: con vịt không có phản ứng gì với tiếng kẻng, nhưng khi vịt nuôi và cho ăn có giờ giấc theo tiếng kẻng thì đến giờ nghe tiếng kẻng là chạy tập trung về ăn |
Trung tâm phản xạ | - Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh: trung tâm của phản xạ gót chân, phản xạ đùi bìu là ở tuỷ sống lưng - Có những điểm đại diện trên vỏ não | Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não. Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện. |
Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích | - Tuỳ thuộc tính chất của tácnhân kích thích và bộ phận cảm thụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng gì | - Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây chảy nước bọt... |
- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).